Một thói quen xấu khi ăn mà rất nhiều người mắc phải nhưng lại không biết đến các tác hại đằng sau đó
Cứ vừa ăn vừa làm việc này chỉ khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là ở hệ tiêu hóa.
Khi xã hội ngày càng phát triển thì người ta bắt đầu lạm dụng nhiều hơn đến các món đồ công nghệ. Ở hầu hết các gia đình hay bất kỳ cá nhân nào cũng ít nhiều từng mắc phải thói quen vừa ăn vừa sử dụng đồ công nghệ như tivi, điện thoại, laptop, ipad… Điều này không chỉ khiến bữa ăn trở nên kém ngon miệng mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe về sau.
Dưới đây là một số tác hại điển hình của thói quen này mà bạn cần sửa ngay từ bây giờ!
Gây đau dạ dày
Việc vừa ăn vừa động đến những món đồ công nghệ dễ khiến quá trình máu lưu thông lên não của bạn bị cản trở và không thể hỗ trợ dạ dày tiêu hóa tốt thức ăn. Ngay lúc này, thức ăn sẽ tồn đọng trong cơ thể của bạn và tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn sinh sôi, gây hại cho dạ dày.
Bên cạnh đó, nếu dạ dày phải làm việc liên tục thì nó cũng sẽ dễ bị suy yếu và nhanh sinh bệnh hơn. Vì vậy, khi đang ăn thì bạn nên tập trung tới các món ăn và tránh động đến những thiết bị điện tử để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày…
Khi đang ăn, nếu bạn dồn sự chú ý vào tivi hay điện thoại thì nó sẽ khiến bữa ăn của bạn mất ngon. Thậm chí, việc tiết axit dạ dày và enzyme tiêu hóa sẽ không theo phản xạ có điều kiện, từ đó khiến thức ăn của bạn bị tồn đọng lại và tạo áp lực lớn lên hệ tiêu hóa. Về lâu dài, bạn có thể gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng.
Tăng cân mất kiểm soát
Trong quá trình ăn, nếu bạn tập trung vào mạng xã hội hay mải mê xem một bộ phim nào đó thì cơ thể sẽ không nhận thức được cảm giác no và lúc nào nên dừng ăn. Điều này vô tình khiến bạn nạp nhiều hơn lượng thức ăn cần tiêu thụ cho một ngày và hậu quả là tình trạng tăng cân sẽ xảy ra.
Do vậy, nếu đang trong quá trình giảm cân thì bạn nên hạn chế việc vừa ăn vừa sử dụng thiết bị điện tử để đảm bảo kiểm soát tốt mức cân nặng của mình.
Làm lây lan vi khuẩn vào cơ thể
Video đang HOT
Thông thường, các thiết bị công nghệ sẽ phát ra một luồng nhiệt nóng nhất định, từ đó tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. Trong khi ăn, nếu bạn sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop… thì chúng sẽ làm tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Vì thế, bạn nên tránh sử dụng các thiết bị điện tử trong lúc ăn để bảo vệ cơ thể mình không bị vi khuẩn tấn công.
Để sửa bỏ thói quen vừa ăn vừa sử dụng các thiết bị công nghệ, bạn nên tránh việc ngồi ăn một mình và bật nhạc thư giãn để tập trung hơn vào các món ăn.
Theo Helino
Mất bao lâu để tiêu hóa hết thực phẩm nạp vào cơ thể?
Chúng tôi chuẩn bị bài viết này nhằm giúp bạn có thêm kiến thức về thực phẩm và bố trí thời gian ăn hợp lý để có một chế độ ăn uống cân bằng.
Tác động của việc tiêu hóa lên vấn đề giảm cân khá đáng kể. Chúng ta đã từng nghe qua nhiều lần câu nói "Chúng ta là những gì mà chúng ta ăn". Tất nhiên, thời gian tiêu hóa chính xác còn phụ thuộc ở nhiểu yếu tố như sức khỏe, thể chất, sự trao đổi chất, tuổi tác và thậm chí cả giới tính. Nhưng nói chung, thức ăn sau khi đưa vào trong cơ thể được chia thành hai loại: một loại tiêu hóa rất nhanh, loại còn lại mất nhiều thời gian hơn để hệ thống tiêu hóa xử lý.
Nếu chúng ta đơn giản hóa thuật ngữ, thời gian tiêu hóa là một quy trình bắt đầu khi thức ăn mà bạn đưa vào cơ thể phân hủy thành các hạt nhỏ, rồi chuyển qua hệ thống đường ruột của bạn và đi vào trong máu. Điều quan trọng là bạn phải hiểu và nắm được thời gian tiêu hóa của một số loại thực phẩm tiểu biểu để phục vụ cho việc giảm cân hoặc tránh việc bị rối loạn hệ tiêu hóa.
Thức ăn tiêu hóa nhanh
Nếu bạn ăn quá nhiều thức ăn tiêu hóa nhanh trong cùng một lúc, bạn sẽ ăn nhiều hơn thường xuyên, bởi chúng là thức ăn tiêu hóa nhanh nên sau khi ăn khoảng một tiếng, thức ăn sẽ tiêu đi hết và tạo cảm giác đói. Loại thức ăn này có khả năng cung cấp năng lượng nhanh chóng - nói cách khác, chúng tạo một "bước nhảy" mức glucose. Khả năng tăng cường và hồi phục năng lượng nhanh chóng của loại thức ăn tiêu hóa nhanh được đánh giá cao, nhưng vấn đề nằm ở chỗ, nếu cơ thể có quá nhiều glucose và không thể tiêu hủy ngay được, chúng sẽ biến thành chất béo.
Thức ăn tiêu hóa chậm
Ngược lại với thức ăn tiêu hóa nhanh, thức ăn tiêu hóa chậm là làm chậm quá trình lượng đường tăng trong máu, cho năng lượng ổn định và cân bằng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ ăn loại thức ăn này thì hệ thống tiêu hóa của bạn sẽ hoạt động tối đa mọi lúc và điều này sẽ tạo cảm giác khó chịu trong cơ thể bạn.
Các chuyên gia đề nghị người tiêu dùng không pha trộn hai loại thực phẩm tiêu hóa nhanh và chậm lại với nhau trong một bữa ăn và tránh việc ăn thức ăn nhanh ngay sau khi ăn thức ăn chậm, bởi quá trình tiêu hóa vẫn chưa kết thúc và nếu làm thế dạ dày sẽ bị quá tải.
Thời gian tốt nhất để xử lý thực phẩm chứa thành phần với thời gian tiêu hóa khác nhau là vào buổi trưa khi hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động tích cực nhất. Bữa ăn sáng và tối nên đơn giản hóa và tốt hơn nên ăn các thực phẩm tiêu hóa nhanh, để bạn được cung cấp năng lượng tức thì ngay sau bữa sáng và dạ dày có thể nghỉ ngơi vào ban đêm.
Nước: Ngay lập được đi vào ruột
Trái cây hoặc nước ép rau củ: 15 - 20 phút
Rau củ sống: 30 - 40 phút
Rau củ được nấu chín: 40 phút
Cá: 45 - 60 phút
Salad với dầu: 1 tiếng
Rau củ làm từ tinh bột: 1.5 - 2 tiếng
Ngũ cốc (gạo, kiều mạch, diễm mạch): 2 tiếng
Thực phẩm làm từ sữa: 2 tiếng
Các loại hạt: 3 tiếng
Thịt gà: 1.5 - 2 tiếng
Thịt bò: 3 tiếng
Thịt cừu non: 4 tiếng
Thịt lợn: 5 tiếng
Hồ Tiên
Theo Dân trí
Những bộ phận có độc của rau củ quả: Ăn phải có thể nguy hiểm tính mạng Nếu ăn phải những bộ phận này của một số loại rau củ, cơ thể bạn sẽ phải đối mặt với những nguy hiểm khó lường. 1. Cành và mầm khoai tây Theo các chuyên gia, trong khoai tây có chứa một loại độc tố là solanin. Khác với các loại cây họ Cà, solanin trong khoai tây chủ yếu tập trung ở...