Một thời đi hiến máu bị hiểu nhầm là bán máu
Lần đầu tiên nghe con hiến máu, 25 năm trước, bố mẹ ông Thuận ở quê hoảng hốt khuyên con thiếu tiền cũng đừng đi bán máu.
Ông Nguyễn Đức Thuận khi ấy là sinh viên trường Đại học Y Hà Nội.
“Ngày ấy đi hiến máu, mọi người đều tưởng bán máu lấy tiền”, ông nhớ lại.
Những năm đầu thập niên 90, khái niệm hiến máu tình nguyện hay hiến máu nhân đạo còn xa lạ, thậm chí nhiều người có cái nhìn kỳ thị. Thời điểm đó, căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS đang hoành hành, vấn đề về nguy cơ an toàn truyền máu vô cùng căng thẳng. Không mấy người đi hiến máu. Cả năm lượng máu hiến nhận được chỉ hơn 100.000 đơn vị.
Là sinh viên y khoa nhưng thực tế ông Thuận và những người bạn lúc mới nghe đến hiến máu cũng có chút ngại ngần. Ông Thuận nhớ lần đầu tiên tham gia hiến máu, bố mẹ ông ở quê nghe tin đã lo sợ, hoảng hốt “thiếu tiền sinh hoạt bố mẹ gửi, con đừng đi bán máu”.
Trải qua những ngày trực ở bệnh viện, những sinh viên trường y như ông Thuận chứng kiến nhiều bệnh nhân tử vong vì không có máu để truyền. Mặc cho bị cộng đồng kỳ thị là “bán máu”, là “coi chừng bị bệnh sida”, ông Thuận cùng 13 sinh viên trường y thành lập Hội Vận động Hiến máu.
Ngày 24/1/1994, ngày Hiến máu nhân đạo đầu tiên ra đời.
Video đang HOT
Tình nguyện viên tham gia hiến máu ngày 12/1. Ảnh: Lê Nga.
Cũng là một trong những người tham gia vận động hiến máu từ những ngày đầu tiên, tiến sĩ Trần Ngọc Quế, Phó Giám đốc Trung tâm máu Quốc gia, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương chia sẻ, những năm 90 nhiều người cho rằng hiến máu gây hại cho sức khỏe.
“Khi ấy tên câu lạc bộ chúng tôi cũng không dám đặt là ‘vận động hiến máu’ mà là ’sinh viên hoạt động nhân đạo’”, tiến sĩ Quế nhớ lại.
Thời gian đầu đi vận động hiến máu, ông Quế cùng nhóm bạn gặp không ít gian nan, thậm chí nguy hiểm. “Một lần đi vận động hiến máu xong, cả nhóm đã bị phụ huynh của một bạn mắng, cầm roi đuổi đánh vì không đồng ý cho con hiến máu”, ông Quế kể.
Thế nên khi vận động được người đồng ý hiến máu, lập tức các thành viên trong hội vận động đạp xe chở họ đến thẳng Viện Huyết học Truyền máu (khi đó ở Bệnh viện Bạch Mai) để hiến ngay.
Ông Quế cho biết để hoạt động hiến máu tình nguyện mở rộng và được cộng đồng ủng hộ như ngày nay là sự nỗ lực rất lớn của toàn ngành. Từ 400 người hiến máu năm 1994, đến nay người dân thấy hiến máu là bình thường, sẵn sàng hưởng ứng lời kêu gọi hiến máu khi các bệnh viện thiếu máu.
Các chương trình hiến máu nhân đạo lan rộng như Lễ hội xuân hồng, Hành trình đỏ, Chủ nhật đỏ, Giọt hồng tri ân… Lượng máu thu được từ các chương trình này đã cứu sống biết bao mạng người.
Chia sẻ tại Kỷ niệm 25 năm phát động phong trào hiến máu trong thanh niên, sinh viên, thành lập Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội ngày 12/1, tiến sĩ Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Huyết học – Truyền máu Trung ương, cho biết năm 1994 thu được 138.000 đơn vị máu hiến, đến năm 2018 cả nước tiếp nhận 1,4 triệu đơn vị máu. 98% do người hiến máu tình nguyện, đáp ứng hơn 70% nhu cầu máu cho điều trị.
Một phần tư thế kỷ trôi qua, Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội đã phát triển mạnh mẽ. Hội đã vận động và tiếp nhận được gần 500.000 đơn vị máu. Hầu hết các chiến dịch vận động hiến máu đều tổ chức vào các thời điểm bệnh viện khan hiếm nguồn máu.
Với những nỗ lực đóng góp này, Hội Thanh niên Vận động hiến máu Hà Nội đã được Chủ tịch Nước tặng Huân chương Lao động hạng 3.
Lê Nga
Theo VNE
Đi hiến máu tình nguyện được tặng gói xét nghiệm sức khỏe
Ngày 9/1, Viện huyết học và truyền máu trung ương phối hợp với trường Đại học Mở Hà Nội triển khai gói quà tặng xét nghiệm cho người hiến máu.
Ảnh minh họa
Tiến sĩ Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết gói quà tặng xét nghiệm giúp người hiến máu biết được nhiều thông tin về sức khỏe của mình như lượng đường, lượng mỡ, chức năng gan, thận. Người hiến máu còn được chẩn đoán sớm và kiểm soát nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, tầm soát ung thư hay sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) chỉ sau một lần hiến.
Lãnh đạo viện khẳng định, y học chưa nghiên cứu ra thành phần thay thế được cho máu và chế phẩm máu để điều trị bệnh. Do đó, tinh thần tình nguyện hiến máu không chỉ góp phần cứu sống tính mạng người bệnh mà còn là cơ hội để mọi người được kiểm tra sức khỏe của mình.
Gói xét nghiệm quà tặng cho người hiến máu được Viện mở rộng từ tháng 12/2018. Đại học Mở Hà Nội là trường đại học đầu tiên thực hiện. Đến nay, có gần 4.300 người hiến máu đăng ký nhận gói quà tặng xét nghiệm thay vì nhận hiện vật 100.000-180.000 đồng tùy lượng máu hiến, như trước đây.
Tiến sĩ Ngô Mạnh Quân - Trưởng khoa Vận động và Tổ chức hiến máu, Viện Huyết học cho biết việc triển khai xét nghiệm thêm trong khi đi hiến máu đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Gói quà tặng nhằm tạo điều kiện và cơ hội cho mọi người được kiểm tra sức khỏe mà không cần mất nhiều lần đi lại. Nhiều người được cứu sống nhờ phát hiện bệnh kịp thời sau khi đi hiến máu.
Thùy An
Theo VNE
Hoa hậu Trần Tiểu Vy, cầu thủ Đình Trọng, Văn Quyết kêu gọi hiến máu tình nguyện Sáng 6/1, tham dự Chủ nhật Đỏ kêu gọi hiến máu giúp người bệnh cần máu trong dịp Tết nguyên đán sắp tới, Hoa hậu Việt Nam Trần Tiểu Vy cũng đã tham gia hiến máu tình nguyện. Sáng 6/1, tại Đại học Bách Khoa Hà Nội và Học viện Hậu cần đồng loạt diễn ra ngày hội chính của chuỗi ngày hội...