Một thoáng Đa Mi
Hút mắt theo bạt ngàn xanh, chiếc xe khách cứ chầm chậm vòng vèo qua từng làng, từng đèo, vách núi, đưa chúng tôi về với Đa Mi ( Tánh Linh), về với sự kỳ vĩ của núi rừng Bình Thuận…
Suối Đa Mi nằm sát bên đường xuống hồ thủy điện Đa Mi. Suối chảy róc rách giữa hai triền núi, trong veo trong lòng đá gập ghềnh. Suối đổ thẳng xuống hồ chứa để hòa vào dòng La Ngà. Suối Đa Mi cũng chính là ranh giới giữa hai huyện Tánh Linh và Hàm Thuận Bắc. Nơi đây được nhiều du khách chọn làm điểm dừng chân dã ngoại. Không quán sá, không ai phục vụ cho ai, khách về đây, mỗi nhóm, mỗi đoàn tự tìm một phiến đá ngay bên bờ suối để sinh hoạt vui chơi, tất nhiên mấy món ăn quen thuộc với núi rừng nơi đây như cá tầm, cá lóc nướng là không thể thiếu. Hôm nhóm văn nghệ chúng tôi đến, bên bờ suối đã có mấy chục khách du xuân đang say sưa đàn hát. Lát sau đoàn khách Nga cũng dắt nhau xuống suối.
Hồ Đa Mi |
Rời suối Đa Mi, nhóm chúng tôi được thầy giáo Tám và một cán bộ mặt trận thôn hướng dẫn thăm hồ thủy điện Đa Mi thuộc địa phận Tánh Linh. Đây là công trình thủy điện bậc dưới của sơ đồ 2 bậc thang thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi. Nhà máy thủy diện Đa Mi có công suất 175 MW gồm 2 tổ máy. Công trình do JICA – Nhật Bản tài trợ, khởi công năm 1997, đưa vào vận hành năm 2001.
Không chọn đường đi dọc theo mặt đê của hồ, chúng tôi vòng lên phía trên đỉnh núi nhỏ, nơi có sân bay trực thăng phục vụ cho việc thi công hồ thủy điện từ những năm 1997. Theo thầy giáo Tám, đứng trên độ cao này mình mới quan sát hết cảnh quan hồ thủy điện.
Nơi chúng tôi dừng chân để quan sát có độ cao so với mặt hồ ước trên 100 m. Hồ thủy điện biêng biếc một màu xanh trải rộng dưới tầng tầng núi non hùng vĩ. Từ hồ này nguồn nước sẽ nhập vào sông La Ngà phục vụ cho nguồn nước tưới tiêu của đại công trình thủy lợi Tà Pao.
Dưới lòng hồ có rất nhiều bè nuôi cá tầm của bà con nông dân Đa Mi. Cá tầm mới được du nhập vào Việt Nam cách đây không lâu, đây là loài cá sống ở nước lạnh. Cá có giá trị kinh tế cao, một ký cá tầm mua tại Đa Mi có giá 260.000 đồng. Riêng trứng cá tầm thì có giá rất đắt, trên thị trường thế giới. Lý do khiến trứng cá tầm đắt vì thời gian để cá đẻ trứng của chúng rất lâu, bình quân một con cá tầm trắng phải có thời gian 20 năm tuổi mới bắt đầu có trứng.
Vùng hồ Đa Mi có nhiệt độ dưới 28oC, rất thích hợp cho việc phát triển nghề nuôi cá tầm và đặc biệt với nhiệt độ không quá lạnh này thời gian cho trứng của cá tầm sẽ rút ngắn đáng kể.
Một thoáng Đa Mi chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa”, nhưng khi xa rồi sẽ vô vàn nỗi nhớ.
Lạ lẫm suối Đôi
Từ trung tâm thành phố Phan Thiết tới Đa Mi (Hàm Thuận Bắc), men theo con đường đèo dốc quốc lộ 55 thuộc xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc khoảng 60km, nhìn bên phía tay trái đường quốc lộ là hồ Đa Mi rồi tới hồ Hàm Thuận.
Thuyền chúng tôi cập bờ trái của hồ Hàm Thuận, lần theo đến suối đôi. Nước ở đây rất trong và mát. Không cao như thácchín tầng, không sâu thẳm như hồ thủy điện Đa Mi, con suối nhỏ song đôi yên ả, lại cạn nên có thể vừa lội nước vừa ngắm phong cảnh hữu tình với đồi núi chập chùng hai bên bờ.
Phóng tầm mắt ra xa có thể nhìn thấy thượng nguồn của dòng suối đôi với thác sương mù tung bọt trắng xóa, những vệt đá đen là tàn tích còn sót lại của những người đi rừng ghé qua, đốt lửa trại hoặc nướng cá, thưởng thức thành phẩm mà mình đã kiên trì có được từ việc giăng câu.
Đến suối Đôi vào buổi sớm, làn sương từ mặt nước nhẹ tan trong không trung, mặt nước sóng sánh dưới nắng vàng ấm áp. Khi chiều về, hoàng hôn đỏ tía lại bao trùm cả không gian, rồi rải đều từ những ngọn cây xanh thẫm xuống mặt nước tĩnh lặng, khiến quang cảnh ở đây như một bức tranh tuyệt mỹ đầy chất thơ.
Về Lai Châu ngắm "Vịnh Hạ Long" trên núi Pha Mu Vịnh Pá Khôm được hình thành từ khi có lòng hồ Thủy điện Bản Chát, với làn nước trong xanh, bốn bề vách núi. Phía trên ẩn hiện trong những lùm cây xanh là những mái nhà sàn của của đồng bào Mông, Thái, một vẻ đẹp "sơn thủy hữu tình" hiếm có nơi đại ngàn Tây Bắc. Pha Mu giáp với xã...