Một thợ giết mổ nguy kịch vì nhiễm liên cầu khuẩn lợn
Được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng nguy kịch vì suy đa cơ quan, rối loạn đông máu, xuất huyết dưới da, kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân T. dương tính với liên cầu khuẩn lợn.
Khoa Hồi sức Cấp cứu tích cực và Chống độc bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, TPHCM cho biết, tại đây đang điều trị cho bệnh nhân T.V.T. (37 tuổi, ngụ tại Bình Dương) bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Ngày 8/7 bệnh nhân được chuyển đến từ bệnh viện tỉnh Bình Dương trong tình trạng rất nguy kịch do bị suy hô hấp, suy gan, suy thận, rối loạn đông máu…
Theo BS Huỳnh Thị Loan, Phó khoa: “Qua thăm khám lâm sàng cho thấy, trên cơ thể bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết dưới da, kết hợp với những triệu chứng khác chúng tôi nghi ngờ người bệnh bị nhiễm liên cầu khuẩn nên tiến hành cấy máu kiểm tra. Kết quả cho thấy bệnh nhân đã dương tính với loại bệnh nguy hiểm này.”
Video đang HOT
Thợ giết mổ lợn nguy kịch vì gặp “tai nạn nghề nghiệp”
Ngay sau đó, bệnh nhân được mở khí quản hỗ trợ hô hấp sử dụng thuốc vận mạch, kháng sinh liều cao và tiến hành lọc máu liên tục. Sau 4 ngày được điều trị tích cực, tình trạng bệnh nhân bước đầu được cải thiện, tuy nhiên tiên lượng của bác sĩ về trường hợp này còn rất dè dặt.
Chị N.T.O. vợ bệnh nhân cho biết, hai vợ chồng chị quê ở Sóc Trăng cuộc sống khó khăn nên phải lên Bình Dương làm mướn. Vốn là thợ mổ heo ở quê nên khi đi xin việc anh được nhận vào một lò mổ, sau nhiều năm hành nghề bình an vô sự thì tai nạn nghề nghiệp xảy đến.
Ngày 5/7, anh có biểu hiện sốt liên miên, cơ thể mệt mỏi đã uống thuốc tây nhưng không đỡ nên đến bệnh viện địa phương điều trị. Sau hai ngày theo dõi, tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm nên anh T. được chuyển lên bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới. Chị T.O. cho biết, trước đó gia đình chị không ăn tiết canh còn chồng chị sử dụng món ăn này tại lò mổ heo hay không thì chị không rõ.
Kiểm tra cơ thể bệnh nhân, bác sĩ ghi nhân trên tay anh T. có một vết thương còn chưa lành. BS Loạn nhận định nhiều khả năng khuẩn liên cầu lợn đã thâm nhập vào cơ thể nạn nhân qua vết thương này. Cũng theo BS Loan liên cầu khuẩn lợn là bệnh nguy hiểm thường đi kèm với viêm màng não mủ bệnh nhân nhiễm loại bệnh này có nguy cơ tử vong cao.
Thống kê của bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới cho thấy, từ đầu năm 2012 đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận 23 trường hợp nhiễm liên cầu lợn, nhờ được điều trị kịp thời nên chưa xảy ra ca tử vong nào. Liên cầu khuẩn là loại vi khuẩn thường trú trong cơ thể lợn. Người có vết thương hở tiếp xúc hoặc người ăn thịt lợn nhiễm bệnh chưa được nấu chín, vi khuẩn gây bệnh sẽ xâm nhập sang cơ thể con người.
Qua trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không ăn tiết canh lợn, thịt phải được nấu chín trước khi ăn. Những người buôn bán giết mổ lợn cần phải mang găng tay để tránh bị nhiễm loại bệnh nguy hiểm này.
Theo dantri
Thanh tra vụ sản phụ tử vong tại BV Phụ sản Hà Nội
Bộ Y tế vừa có công văn số 4235 yêu cầu Sở Y tế Hà Nội khẩn trương thành lập đoàn thanh tra làm rõ vụ sản phụ Trần Thị Minh Phượng tử vong sau khi mổ lấy thai đôi tại bệnh viện phụ sản Hà Nội.
Như Dân trí đã đưa tin trong bài "Một sản phụ tử vong sau sinh đôi tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội", sản phụ Trần Thị Minh Phượng, 32 tuổi, mang song thai, đủ tháng. Trong quá trình mang thai, sản phụ được khám thai định kỳ tại BV Phụ sản Hà Nội với chẩn đoán thai đôi, sức khỏe mẹ và thai không có diễn biến đặc biệt.
Sáng ngày 11/6/2012, sản phụ Phượng vào nhập viện, sinh con tại BV Phụ sản Hà Nội và được mổ lấy thai sinh đôi 02 bé gái lúc 7h30. Sau mổ, tình trạng sức khỏe sản phụ bình thường. Đến 11h ngày 11/6, sản phụ diễn biến xấu, vì chảy máu nhiều và rơi vào hôn mê. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã mời BV Bạch Mai để hội chẩn, hỗ trợ điều trị.
Tới 14h ngày 11/6, sản phụ Phượng được mổ lần hai cắt cổ tử cung để cầm máu. Sau đó BV Phụ sản Hà Nội chuyển sản phụ sang BV Bạch Mai cấp cứu vì tình trạng hôn mê, mất máu nhiều. Tại BV Bạch Mai, sản phụ Phượng được thông báo bị mất máu nhiều do xuất huyết đường tiêu hóa, có hiện tượng rối loạn đông máu và đã tử vong tại BV Bạch Mai lúc 02h ngày 20/6/2012 đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân.
Trước sự việc trên, Bộ Y tế đã yêu cầu Sở Y tế Hà Nội khẩn trương thành lập đoàn thanh tra, họp hội đồng chuyên môn làm rõ sự việc mà Dân trí nêu đồng thời báo cáo kết quả giải quyết về Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em thuộc Bộ Y tế. Ngoài ra, Sở Y tế có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và chỉ đạo các cơ sở chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Y tế tại công văn số 4062/BYT-BMTE ngày 25/06/2012 về việc thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân triển khai các nội dung hạn chế tai biến sản khoa, giảm tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Theo dantri
Cần xử lý nghiêm những "biến thịt lợn tai xanh thành thực phẩm" Mấy ngày qua dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng trước thông tin lực lượng chức năng Hà Nội vừa triệt phá đường dây tiêu thụ lợn bị bệnh tai xanh tại thôn Thanh Trì, xã Đông Sơn, Chương Mỹ. Tại sao việc tồn tại lò mổ này, cũng như việc hơn 10 ngày nay chủ hộ Nguyễn Bá Trọng thu gom lợn...