Một tháng thực hiện thỏa thuận Minsk2: Súng sắp nổ trở lại
Tổng thống Ukraine Poroshenko nói sai nhiều điều, nhưng nói đúng một điều: thỏa thuận Minsk 2 chỉ khiến cuộc chiến ở nước này tạm dừng…
Ukraine nghỉ giữa hiệp
0h ngày 15/2/2015, thỏa thuận Minsk 2 chính thức có hiệu lực. Theo thỏa thuận này, các bên phải chấm dứt ngay lập tức các hành động giao tranh, rút vũ khí hạng nặng theo giới tuyến được quy định, Kiev trao quyền tự trị cho Donbass, chấm dứt khủng hoảng, tái thiết đất nước.
Một tháng sau khi thỏa thuận này được thực hiện, người ta nhìn thấy điều gì? Theo báo cáo của OSCE, các hành động giao tranh đã giảm một cách tích cực, và không có thêm tử vong nhiều ngày nay, đây có thể được cho là tín hiệu đáng mừng.
Nó cho thấy rằng dù chậm chạp, Minsk 2 vẫn đang được thực hiện. Tuy nhiên, đây chưa phải một tín hiệu tích cực nếu nhìn sâu vào cách mà các bên đối đầu: Mỹ và phương Tây với Nga đang làm với các quân cờ của mình ở Ukraine.
Ngày 15/3, Ukraine nhận được khoản vay đầu tiên từ Quỹ tiền tệ quốc tế IMF trị giá 5 tỷ USD. Số tiền này là khoản giải ngân đầu tiên mang tính khẩn cấp trong gói vay tổng cộng 17,5 tỷ USD của IMF.
Thủ tướng Yatsenyuk, vốn nổi danh là hiếu chiến và cực đoan trong các vấn đề miền Đông đã hồ hởi phát biểu với báo giới nước này rằng khoản tiền đó đã đến rất đúng lúc, tạo ra cơ hội để Ukraine có thể giải quyết được các vấn đề cấp bách nhất hiện nay.
Tổng thống Ukraine: “11 nước EU sẽ viện trợ vũ khí”
Còn với Tổng thống Poroshenko, ông này cũng báo tin vui với cả thế giới rằng họ sắp có thêm rất nhiều vũ khí: “Ukraine đã hoàn thành hợp đồng với hàng loạt các nước EU về việc cung cấp vũ khí sát thương. Quy định của EU về cấm vận vũ khí cho Ukraine đã chính thức được gỡ bỏ”.
Theo ông Poroshenko, có tất cả 11 quốc gia EU thỏa thuận hỗ trợ trang thiết bị quân sự cho Ukraine, trong đó có cả những vũ khí sát thương, dù không nói rõ đây là những quốc gia nào.
Thậm chí, Tổng thống này còn tự tin khẳng định: “Mỹ và EU sẽ có mặt lập tức, viện trợ những loại vũ khí hạng nặng, và lệnh trừng phạt sẽ lập tức áp đặt lên kẻ thù của Ukraine nếu có những sự đột biến chống lại chúng tôi. Ukraine đang làm nhiều điều tích cực, nhưng không vì thế mà làm mất đi khả năng và sự chủ động quân sự của mình.”
Như vậy, nếu tiếp tục theo đuổi chiến tranh với miền Đông, Kiev đã có được vũ khí, và tiền để nuôi dưỡng chiến phí. Thực tế thì Kiev đã cạn tiền để theo đuổi chiến tranh với miền Đông, nhưng vào thời điểm này, có lẽ họ đang hồ hởi và hung hăng hơn bao giờ hết khi có đầy đủ cả tiền và súng.
Trong khi đó, nếu nói Minsk đang tích cực, thì bước tiếp theo, quyền tự trị cho người ly khai đang nằm ở đâu? Hôm 14/3, Tổng thống Poroshenko đệ trình lên Quốc hội một bản dự thảo nhằm trao cơ chế đặc biệt cho Donbass và Lugansk. Thế nhưng Quốc hội nước này chưa cho hồi âm, và bản thân quy chế đó như thế nào cũng không được tiết lộ. Và nếu nó không làm hài lòng Donetsk hay Lugansk, chắc chắn cuộc khủng hoảng sẽ không thể kết thúc.
Và cần nói thêm rằng, bản dự thảo này được đưa ra trong bối cảnh đại diện của Donetsk đã phải trực tiếp liên hệ với Pháp, Đức, Nga để họ tạo thêm sức ép thúc đẩy tiến trình từ phía Kiev.
Phe ly khai ở Donbass vẫn tiếp tục tuyển quân hằng ngày
Video đang HOT
Đó là với chính quyền Kiev, còn với quân ly khai, họ đang làm gì? Một tháng thỏa thuận Minsk được thực thi, phe ly khai chiếm được toàn bộ “nồi hơi Debaltsevo”, nối liền một dải Lugansk, Donetsk. Những người ly khai mở rộng thêm vùng kiểm soát hàng trăm km2.
Ly khai di chuyển vũ khí hạng nặng, phân bổ lại lực lượng tác chiến của mình. Họ nói rằng đang thực thi thỏa thuận Minsk, nhưng Kiev cho rằng họ đang chuyển quân chiến lược để phục vụ cho các chiến dịch sắp tới.
Bản thân Donetsk vẫn đang tuyển quân, họ cũng tự thừa nhận rằng có 200 tân binh gia nhập mỗi ngày, và trong lực lượng của họ có rất nhiều người tình nguyện đến từ EU.
Đồng thời Lugansk áp dụng chính sách thanh toán đa tiền tệ với khu vực kiểm soát của mình. Nó cho thấy họ đa tìm cách thoát khỏi sự kiểm soát của chính quyền Kiev về kinh tế, và cũng tự cứu mình khỏi đồng tiền đang mất giá từng ngày của Ukraine. Bản thân Donetsk cũng đã lên tiếng rằng họ không thể chung sống với một chính quyền nợ đầm đìa, ngân khố trống rỗng, và thực tế đã phá sản.
Có thể thấy rằng, trong một tháng tạm ngừng chiến tranh, Kiev đã chuẩn bị đầy đủ cho mình chiến phí và vũ khí để tái khởi động các chiến dịch quy mô lớn. Còn phe ly khai cũng đã kiện toàn những hành động để tách khỏi Ukraine, tăng cường sức mạnh cho thế lực của mình.
Những điều ấy cho thấy Minsk đang bị lợi dụng như một nút tạm dừng, như thời gian nghỉ giải lao giữa hai hiệp đấu, và mọi thứ đang sẵn sàng quay trở lại, với một cường độ mạnh mẽ hơn, khốc liệt hơn.
Trên sàn đấu của Nga – Mỹ
Đó là những gì đang diễn ra bên trong Ukraine, nhưng nhìn rộng hơn, cả châu Âu cũng đang sục sôi trong đêm trước của cuộc chiến ở Ukraine.
Trước tiên, trong tuyên bố mới nhất của NATO ngày 14/3 vừa qua, liên minh quân sự này khẳng định họ sẽ không tham chiến ở miền Đông Ukraine hay có hành động quân sự chủ động tấn công Nga. Và ngược lại, Moscow cũng khẳng định họ không lên kế hoạch tấn công các quốc gia thuộc NATO hay EU sát biên giới với mình.
Quân đội Nga tập trận đề phòng NATO
Như vậy, bản chất của cuộc chiến của Ukraine sắp tới cũng không có gì thay đổi: hai bên Nga – phương Tây mà cụ thể là Nga – Mỹ sẽ đối đầu với nhau, tử chiến với nhau, nhưng chỉ có người Ukraine là mất mạng, đất nước Ukraine bị tàn phá, chia cắt.
Còn trong bối cảnh cả khu vực, Mỹ đang làm gì tại đây? Trong thời gian ngắn, họ điều đến châu Âu khoảng 5.000 lính cả bộ binh, hải quân, thủy quân lục chiến. Mang đến gần 20 chiến đấu cơ, 120 xe tăng hạng nặng, hàng chục xe bọc thép, tăng cường tàu chiến cho các căn cứ gần Biển Đen.
Mỹ tiếp tục đưa tên lửa Patriot – lá chắn phòng thủ tên lửa đến sát nước Nga. Tập trận cách biên giới Nga chỉ 300m, tổ chức nhiều cuộc diễu binh, tập trận. Quan chức quân đội Mỹ cũng có một loạt động thái thăm nom, bàn thảo với những người đồng minh nhỏ bé đang là láng giềng với Nga.
Những hành động này của Mỹ cho thấy ba vấn đề: thứ nhất, Mỹ củng cố tuyến phòng thủ cho đồng minh NATO ở châu Âu. Thứ hai, Mỹ lợi dụng tình hình khủng hoảng ở Ukraine, sự leo thang đối đầu với Nga để mang vũ khí đặt sát cửa nhà nước Nga. Có thể quân đội Mỹ sẽ rút về, nhưng chắc chắn các hệ thống radar cảnh báo sớm, tên lửa phòng thủ của họ sẽ ở lại đây mai mãi.
Thứ ba, Mỹ úy lạo tinh thần đồng minh, và vòng vây cô lập, phong tỏa nước Nga cũng vì thế mà ngày càng siết chặt. Cuộc khủng hoảng Ukraine chỉ là cái cớ để Washington có thể tự do điều chuyển quân đội, đi những nước cờ có chiều sâu mà không lo vướng phải sự chỉ trích từ cộng đồng quốc tế.
Quân đội NATO tập trận địa hình băng giá nhằm vào Nga
Bản thân sự leo thang cẳng thẳng giữa Nga và phương Tây cũng khiến khả năng thuyết phục các quốc gia sở tại cho gia tăng đồn trú quân lính hay triển khai các thiết bị, khí tài phòng thủ từ xa cũng thuận lợi, dễ dàng hơn.
Trong khi đó, EU bất ngờ tuyên bố gia tăng trừng phạt Nga thêm 6 tháng và sẽ xem xét tiếp tục nếu kết thúc thời hạn này mà cuộc khủng hoảng Ukraine chưa có biến chuyển.
Tương tự như Ukraine có súng và tiền, Mỹ cũng đối đầu với Nga bằng súng họ đặt ở NATO, và tiền cũng là một mặt trận mà Mỹ sẽ chơi quyết liệt với Nga đến cùng.
Còn ngược lại, Nga cũng không phải không có sự chuẩn bị cho mình. Quân đội Nga ở Crimea ngày càng hiện đại, hùng mạnh. Vũ khí hạt nhân được triển khai đến đây. Còn hạm đội Biển Đen đóng ở bán đảo này được gia tăng trang bị mạnh lên từng ngày.
Cả hai bên đều đã có những sự chuẩn bị cho mình một cách kỹ lưỡng. Nhưng chỉ có điều, NATO đang đặt quân áp sát nước Nga, còn Moscow cũng sẵn sàng cho các hành động chiến tranh.
Nếu cuộc chiến ở Ukraine ngày càng khốc liệt và có thêm bất kỳ động thái nào leo thang, nó hoàn toàn có nguy cơ lan ra cả khu vực. Khi đó, một cuộc chiến tranh châu Âu được tái hiện, thậm chí sẽ là chiến tranh thế giới với vũ khí nguyên tử.
Theo Đỗ Minh Tú
Đất Việt
Mình Trung Quốc có cứu nổi Nga?
Mặc dù Trung Quốc được lợi khi Nga và Mỹ xung khắc, nhưng nước này sẽ sử dụng các biện pháp hỗ trợ gián tiếp để tránh gây bất hòa với phương Tây.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Bloomberg
Trung Quốc đang gia tăng hỗ trợ đối với các quốc gia đang trải qua khủng hoảng tài chính. Đây là một phần nỗ lực thuộc chiến dịch xây dựng hình ảnh "Trung Quốc thân thiện" của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Nếu coi chiến dịch hỗ trợ kinh tế của Trung Quốc là một đoạn thừng, thì Nga là một nút thắt. Tuy nhiên sự giúp sức từ Trung Quốc có thể chỉ đạt mức gián tiếp và hạn chế, tạp chí Diplomat nhận xét.
Trung Quốc vay mượn và nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên đã đem lại cho Nga nhiều lợi thế cạnh tranh kinh tế đáng kể. Dù nhu cầu năng lượng toàn cầu trượt xuống đáy thấp nhất kể từ năm 1992, hoạt động nhập khẩu của Trung Quốc vẫn tăng trưởng cả về khối lượng và đơn giá. Song song theo đó là cam kết của Bắc Kinh với nhiều thỏa thuận dài hạn, xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn.
Tương tự, các ngân hàng Trung Quốc đã đồng ý cung cấp 13,8 tỷ USD trị giá tín dụng và các khoản vay cho ngân hàng Nga. Đối với dự án đường sắt cao tốc nối Bắc Kinh và Moscow trị giá 242 tỷ USD, Trung Quốc đã hào phóng nhận trách nhiệm huy động phần vốn lớn hơn.
Một mặt giúp đỡ, mặt khác Trung Quốc không ngừng tung hô các động thái trên. "Quan hệ hai nước như một cái cây được hai bên cùng vun trồng cẩn thận. Mùa thu đến cũng là lúc chúng ta thu hoạch quả ngọt", ông Tập nhấn mạnh trong một cuộc họp với Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại Hội nghị thượng định hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương vào tháng 11 vừa qua.
Trung Quốc đã ký hai thỏa thuận khí thiên nhiên với Nga, có thể cung cấp tới 17% nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc đến năm 2020.
Nhưng mặc dù Trung Quốc ra sức hỗ trợ Nga thông qua thương mại, tín dụng, chỉ mình mối quan hệ song phương này là không đủ để vực dậy nền kinh tế Nga.
Hiện nay, giá trị các khoản đầu tư từ Trung Quốc chỉ ở mức tí hon nếu đặt trong so sánh với dòng vốn FDI từ Liên minh châu Âu, chiếm tới 75% tổng đầu tư nước ngoài chảy vào Nga.
Gói tín dụng gần 14 tỷ USD từ ngân hàng Trung Quốc chưa đủ để thanh toán phần lẻ trong khoản nợ trị giá 265 USD tỷ dưới dạng nợ và trái phiếu sắp tới hạn của các công ty Nga.
Thêm vào đó, kể cả nếu Trung Quốc đủ sức chống lưng Nga về mặt tài chính trong thời kỳ khủng hoảng, nước này không thể đạt yêu cầu của Nga về mặt công nghệ năng lượng.
Nga cung cấp cho Trung Quốc gần 1/3 nguồn cung khí đốt toàn cầu và trữ lượng khí đốt phi truyền thống, nhiều hơn gấp 10 lần so với toàn bộ châu Âu. Nhưng muốn khai thác được năng lượng, Nga phải dựa dẫm vào công nghệ phương Tây.
Trung Quốc có rất nhiều tiền, nhưng lại thiếu công nghệ tiên tiến cần thiết để thâm nhập vào khu vực giàu tài nguyên nhưng hiểm trở, khó tiếp cận giữa Bắc Cực và Đông Siberia.
Tính tới nay, các cử chỉ thiện chí của Trung Quốc được thực hiện thông qua trung gian là cơ quan đại diện chính phủ và doanh nghiệp nhà nước. Chưa có gói cứu trợ đáng kể nào được công bố.
Tháng 12 năm ngoái, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã tới thăm thành phố Astana, thủ đô Kazakhstan và cam kết viện trợ bổ sung. "Để giúp đối phó với kinh tế chậm tiến, Trung Quốc sẵn sàng cung cấp các gói tài chính để phát triển hợp tác", ông Lý Khắc Cường cho biết.
5 ngày sau, phía Nga đáp lại bằng giọng điệu khó đoán. "Hiện Nga không đàm phán với Trung Quốc về bất kỳ gói cứu trợ tài chính nào", người phát ngôn của Tổng thống Nga cho biết.
Trong khi Nga chưa chính thức ghi nhận lời chào mời đối tác từ Trung Quốc, sự hỗ trợ về mặt chính trị từ Trung Quốc dành cho Nga xoay quanh khủng hoảng Ukraine vẫn khiến nhiều người đặt câu hỏi.
Lập trường của Trung Quốc trong vấn đề có thể đã được tính toán, vì nước này không muốn làm mất lòng phương Tây. Có thể Trung Quốc sẽ tạo cầu nối giữa hai bên, thay vì đứng hẳn về phe Nga.
Trung Quốc có khả năng tung hỗ trợ tài chính trực tiếp hoặc tài trợ tài chính gián tiếp thông qua một thỏa thuận với Tổ chức hợp tác Thượng Hải, thành lập vào năm 2001 giữa Nga, Trung Quốc và các nước Xô Viết cũ khác.
Gói tài trợ có thể được chuyển qua Ngân hàng phát triển mới, còn được biết đến như Ngân hàng phát triển BRICS. Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ né tránh đầu tư trực tiếp, yếu tố có thể gây xung đột trong quan hệ quốc tế.
Tóm lại, mặc dù Trung Quốc được lợi khi Nga và Mỹ xung khắc, nhưng nước này sẽ sử dụng các biện pháp hỗ trợ gián tiếp để tránh gây bất hòa với phương Tây.
Theo NTD/Bizlive
Tổng thống Ukraine đệ trình quy chế tự trị đặc biệt cho miền Đông Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ngày 14/3 đã đệ trình lên quốc hội dự thảo nghị quyết trao quy chế đặc biệt cho các vùng Donetsk và Lugansk, trong bước đi tiếp theo thực thi thỏa thuận ngừng bắn Minsk. Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko (Ảnh: EPA) Thông tin được đăng tải trên trang web của quốc hội Ukraine. Theo điểm 4 trong...