Một sự thật gây sốc
62 người trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (chủ yếu thuộc hai quận Hải Châu và Thanh Khê) được chọn ngẫu nhiên xét nghiệm khảo sát nồng độ dioxin và kết quả mới được công bố là 100% mẫu máu đều bị nhiễm chất độc này.
Đây là những người không có trong danh sách các nạn nhân chất độc da cam của thành phố, không có biểu hiện bị nhiễm dioxin như nhiều nạn nhân khác. Đầu tháng 9 này, 25 người (đợt 1) sẽ được ra Bệnh viện 103 – Học viện Quân y (Hà Nội) điều trị tẩy độc trên cơ thể bằng phương pháp Hubbard…
Cả họ bàng hoàng
Ông Võ Được chưa từng nghĩ trong cơ thể mình lại có dioxin, nhưng kết quả kiểm tra lại khác…
Suốt mấy ngày qua, ông Võ Được (58 tuổi, trú K195/4 Thái Thị Bôi) – người cao tuổi nhất trong đại gia đình họ Võ sống quanh khu vực tổ 53-54, phường Chính Gián, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng luôn mang bên mình danh sách người thân vừa có kết quả nhiễm nồng độ dioxin cao. Bởi lẽ, cả gia đình và hàng xóm của ông không ngớt quan tâm, thắc mắc về vấn đề này.
Ông Được cho biết, năm 2006, 18 người trong gia đình bốc thăm ngẫu nhiên để lấy máu cho Dự án khảo sát và giải quyết ô nhiễm dioxin tại Đà Nẵng (DDAMP), Quỹ Ford tài trợ, do các thành viên Công ty Tư vấn Hatfield, Văn phòng 33 của Chính phủ và Bộ Y tế thực hiện.
Chuyện tưởng đã lãng quên, không ngờ vài tuần trước, cả họ (Võ Được, Võ Thấu, Võ Tư…) choáng váng khi hay tin 18 người đều bị nhiễm dioxin. Và bản thân ông Được cũng không nằm ngoài danh sách đó. Nói đến đây, người đàn ông luôn tỏ ra mực thước, điềm đạm, trình bày rành rọt vấn đề chợt nghẹn lời.
Video đang HOT
Dioxin từ đâu “vào” cơ thể, bị nhiễm chất độc này từ bao giờ, điều gì sẽ xảy ra tiếp sau đây…? Đó là những câu hỏi cứ bật lên không dứt trong tâm trí các thành viên gia đình ông. Theo ông Được, 18 người được xét nghiệm, còn các thành viên khác do sinh sống nơi khác hoặc làm ăn xa nên chưa có cơ hội khảo sát. Cầm tờ “gia phả” đặc biệt, ông liệt kê một số người đã mất vì ung thư gan, lâm bệnh khó chữa, vô sinh trong vài năm gần đây.
Hội Nạn nhân chất độc da cam thành phố cho biết cũng vừa nhận danh sách 62 người tham gia khảo sát. “Đau lòng”! Đó là câu cửa miệng của bà Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội khi nói về các trường hợp này. Nhiều gia đình khác cũng có cha mẹ, con cái và anh chị cùng nhiễm dioxin. Bà Hiền nói: “Lâu nay nói tới nạn nhân chất độc da cam thì mình nghĩ ngay đến những người tham gia kháng chiến, người thương tật, trẻ dị dạng… Không ngờ có những con người bề ngoài bình thường nhưng họ đã là “nạn nhân” từ bao giờ mà không hay biết”.
Hy vọng vào phương pháp Hubbard
Khả quan với tẩy độc bằng phương pháp Hubbard Đó là nhận định của Tiến sĩ – bác sĩ Nguyễn Bá Vượng, người phụ trách quá trình điều trị tẩy độc cho các nạn nhân Đà Nẵng tại Bệnh viện 103 – Học viện Quân y trong thời gian tới. Bác sĩ Vượng cho biết, việc tẩy dioxin trên người bằng phương pháp Hubbard khả quan do những kết quả thu nhận từ Trung tâm khử độc Thái Bình, nơi đã thực hiện cho nhiều bệnh nhân là cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong.
Cư dân sinh sống gần khu vực sân bay Đà Nẵng là đối tượng chính của nghiên cứu, được chọn một cách ngẫu nhiên và tự nguyện tham gia vào chương trình. Đối tượng tham gia tối thiểu 18 tuổi, phải sống tại khu vực nghiên cứu ít nhất 5 năm liên tiếp (loại trừ thời gian vắng mặt hoặc đi phép dưới 6 tháng) và được yêu cầu cho 80ml máu để phân tích dioxin, furan, PCBs, lipid huyết thanh.
Việc tẩy độc dioxin bằng phương pháp Hubbard được nhà khoa học L.Ron Hubbard nghiên cứu và ứng dụng ở Mỹ và Nga sau thảm họa Chernobyl năm 1986. Phương pháp này được áp dụng điều trị cho binh lính Mỹ tham gia chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, lính cứu hỏa và các nạn nhân trong vụ sập Trung tâm thương mại thế giới ở New York.
Ông Được cho hay, các nạn nhân đợt này sẽ ra Hà Nội chữa khoảng một tháng và miễn phí hoàn toàn tiền đi lại, ăn ở, điều trị. Nếu thành công thì từ đây sẽ mở ra hy vọng cho nhiều người bất hạnh khác. Ông mong rằng các chương trình tẩy độc nên chú trọng vào đối tượng nạn nhân là người trẻ tuổi, bởi tương lai của họ còn rất dài.
Một điều nữa khiến ông và nhiều người khác quan tâm là nếu họ bị nhiễm dioxin từ nguồn nước hay các yếu tố khác liên quan tới môi trường thì sau khi chữa bệnh trở về liệu người dân nên có tiếp tục nếp sinh hoạt cũ hay không. Trước khi đợi các nhà môi trường vào cuộc, ông và người dân sống quanh đó chỉ biết ứng phó bằng cách tuyệt đối không dùng nước giếng khơi hay ăn các loại thủy sinh trên khu vực bị nghi nhiễm dioxin.
Theo Tiến sĩ – bác sĩ Nguyễn Bá Vượng, ở Việt Nam hiện nay chưa đưa ra kết luận chính thức về mức nhiễm dioxin có trong cơ thể như thế nào thì gọi là cao, và mức nào là bình thường, tùy thuộc những nước khác nhau mà họ đưa ra các tiêu chuẩn khác nhau. Về cơ bản thì phương pháp Hubbard giúp loại bỏ được rất nhiều độc chất. Với số lượng không nhỏ nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn thành phố, Đà Nẵng được khuyến khích nên xây trung tâm khử độc tố. Tuy nhiên, đây là công trình đòi hỏi nhiều công sức, quyết tâm, tài chính và đội ngũ chuyên gia khử độc.
Chương trình lấy mẫu máu/sữa để khảo sát và giải quyết dioxin tại Đà Nẵng năm 2006, thuộc Dự án khảo sát và giải quyết ô nhiễm (DDAMP) Mô tả nghiên cứu: Nghiên cứu gần đây phát hiện hàm lượng cao hóa chất (dioxin và furan) trong đất, bùn tại sân bay Đà Nẵng. Có hàng trăm loại dioxin và furan khác nhau. Một chất đặc biệt trong số các chất này (TCDD) được Chính phủ và nhiều tổ chức quốc tế xác định là yếu tố gây ung thư. Dự án nhằm khảo sát mức độ phơi nhiễm dioxin và furan trong môi trường và con người khu vực lân cận sân bay Đà Nẵng, đồng thời lên phương án bảo vệ sức khỏe nhân dân cũng như làm sạch khu vực phơi nhiễm. Phương pháp Hubbard Đây là phương pháp hoàn toàn dựa trên cơ chế tuần hoàn, trao đổi chất của cơ thể con người. Có thể hiểu một cách đơn giản là hóa chất độc hại khi nhiễm vào cơ thể chủ yếu được tích lũy ở các mô mỡ, nằm ngoài khả năng chữa trị của các loại thuốc thông thường. Mỗi ngày, những người bị phơi nhiễm dioxin dậy từ 5 giờ 30 để chuẩn bị cho quá trình tẩy độc. Sau khi được bác sĩ khám sức khỏe, đo huyếp áp, tim mạch, họ sẽ uống các loại vitamin chiết xuất từ thảo dược với hàm lượng cao rồi vận động mạnh trong 30 phút để mồ hôi toát ra càng nhiều càng tốt, sau đó xông hơi. Khi mồ hôi được toát ra, các chất cặn độc trong cơ thể cũng theo đó ra ngoài. Trong khi xông hơi, họ được bổ sung nước pha khoáng chất, muối biển nhằm bù lại lượng nước đã mất. Kết thúc một ngày xông hơi, các nạn nhân được bổ sung dầu thảo dược tăng cường sức khỏe. Thời gian tẩy độc có thể khác nhau, tùy thuộc vào lượng độc tố và sự biến chuyển bệnh tình của mỗi người. Thông thường mỗi người tham gia từ 20-25 ngày. Chỉ khi nào tình trạng bệnh của người tham gia có chuyển biến tốt, cơ thể khỏe mạnh, tinh thần vui vẻ thì mới kết thúc đợt khử độc.
Theo Dantri
Việt Nam và Mỹ bắt đầu tẩy độc da cam ở Đà Nẵng
Bộ Quốc phòng hôm nay bắt tay vào hoạt động rà phá bom mìn chưa nổ, bước đi đầu tiên trong tiến trình phối hợp giữa Việt Nam và Mỹ nhằm tẩy chất dioxin khỏi điểm nóng Đà Nẵng.
Việc rà phá bom mìn chưa nổ là một trong những hoạt động được Bộ cấp kinh phí và tiến hành như là một phần đóng góp của Việt Nam trong chương trình khắc phục hậu quả của dioxin. Đây là bước đầu trong dự án được thực hiện bởi Bộ Quốc phòng Việt Nam và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) để tẩy độc đất và cát bị ô nhiễm dioxin ở các địa điểm gần sân bay.
Sân bay Đà Nẵng là một trong ba điểm nóng về chất da cam/dioxin tại Việt Nam. Theo nghiên cứu của một công ty Canada, mức ô nhiễm dioxin tại một số điểm ở khu vực này cao gấp hàng trăm lần mức quốc tế cho phép.
Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn, Phó tư lệnh quân chủng phòng không - không quân, đơn vị được giao rà phá bom mìn, phát biểu: "Thực hiện thành công dự án này sẽ tẩy độc dioxin cho 29 hécta đất để có thể sử dụng cho các hoạt động kinh tế, thương mại, và giảm nguy cơ con người phơi nhiễm với hoá chất độc cũng như các tác động tiềm tàng khác về mặt sức khoẻ".
Một quân nhân trong đội rà phá bom mìn có mặt trong chiến dịch. Ảnh: Richard Nyberg, USAID.
Đại biện Lâm thời Mỹ Virginia Palmer cho hay việc Bộ Quốc phòng rà phá bom mìn chưa nổ là một ví dụ tuyệt vời về quan hệ cộng tác vững mạnh mà hai chính phủ đã xây dựng được từ dự án khắc phục hậu quả của dioxin, thông cáo của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho hay.
"Như Ngoại trưởng Hillary Clinton đã nói trong chuyến thăm Việt Nam tháng 10 năm ngoái, chất dioxin tồn tại như "một di sản của quá khứ đau buồn mà chúng ta cùng trải qua", nhưng dự án này là một dấu hiệu của tương lai đầy hy vọng mà chúng ta đang cùng xây đắp", bà Palmer nói.
Hai chính phủ Việt Nam và Mỹ đã làm việc cùng nhau kể từ năm 2001 để giải quyết các vấn đề về môi trường và sức khoẻ liên quan đến ô nhiễm dioxin xuất phát từ chất da cam.
Kể từ năm 2007, chính phủ Mỹ đã chi gần 42 triệu USD cho các hoạt động cải thiện môi trường, y tế, và giúp người khuyết tật ở Đà Nẵng, bên cạnh các chương trình khác được thực hiện trên toàn Việt Nam. Chính phủ Mỹ cũng cung cấp nhiều chục triệu USD cho việc rà phá bom mìn và hỗ trợ các nạn nhân bom mìn sau chiến tranh.
Trong thời gian chiến tranh ở Việt Nam, quân đội Mỹ đã cho thả hơn 70 triệu lít chất diệt lá, trong đó có loại chứa dioxin xuống miền trung và nam Việt Nam. Dioxin được cho là có liên quan đến một loạt bệnh tật và dị tật ở người. Việt Nam ước tính có 3 triệu người bị ảnh hưởng bởi phơi nhiễm chất dioxin.
Hiện ở Việt Nam có ba địa điểm được kết luận là "nóng" về dioxin, bao gồm các nơi trước đây không quân Mỹ từng cất trữ chất diệt lá ở Đà Nẵng, Biên Hòa của tỉnh Bình Dương và Phù Cát ở tỉnh Đồng Nai.
Quốc hội Mỹ đã phân bổ tổng cộng 9 triệu USD dành cho các dự án tẩy độc chất da cam còn sót lại ở những điểm nóng này.
Năm ngoái, một nhóm nghiên cứu hỗn hợp Việt - Mỹ đã công bố một báo cáo, cho rằng cần có 300 triệu USD để tẩy độc và hỗ trợ các nạn nhân chất da cam/dioxin ở Việt Nam. Theo đó, số tiền này sẽ được sử dụng cho một chương trình kéo dài 10 năm.
Theo VNExpress
Gần 30% thịt heo bày bán ở VN nhiễm chất độc Ngày càng nhiều mẫu thịt bị phát hiện có chất cấm gốc B-Agonit (tăng trọng, kích nạc). Đây là chất có thể làm tim đập nhanh, run cơ, đau đầu, buồn nôn...cho người sử dụng và đã bị cấm sử dụng hơn 10 năm nay. Kết quả kiểm tra, giám sát của Cục Thú y cho thấy, 43% số mẫu nước tiểu tại...