Một số vấn đề tiêu hóa và nuôi con thường gặp
Đối với trẻ nhũ nhi, sữa mẹ luôn là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp mẹ không có điều kiện cho con bú và trẻ gặp các vấn đề tiêu hóa thì loại sữa công thức nào phù hợp cho trẻ?
Nôn trớ, quấy khóc, đầy hơi
Như bao bà mẹ khác, bạn hẳn rất lo âu khi bé thường xuyên quấy khóc, trướng bụng, nôn trớ hoặc khó chịu nhưng không rõ nguyên nhân. Dù đã thử rất cách để xoa dịu bé như thay tã, đung đưa, chườm bụng, vỗ cho ợ hơi… nhưng tình hình vẫn không được cải thiện.
Theo nghiên cứu tại Việt Nam, các triệu chứng nôn trớ, quấy khóc, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón là những triệu chứng rối loạn tiêu hóa rất thường gặp ở trẻ 0 – 6 tháng.
Nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa nhẹ ở trẻ là do:
Kém dung nạp lactose (một loại đường sữa có trong sữa mẹ và sữa công thức thông thường).
Khó tiêu hóa đạm.
Hoặc cả 2 nguyên nhân trên.
Trẻ không tiêu hóa hết lactose và đạm do thiếu men lactase và một số men cần thiết khác dẫn đến nôn trớ, khó chịu, quấy khóc, tiêu phân lỏng và đầy hơi.
Mẹ đừng lo lắng. Vấn đề tiêu hóa thường gặp của trẻ có thể giảm trong 24 giờ nếu cho bé dùng sản phẩm dinh dưỡng có thành phần đặc biệt:
Video đang HOT
Đạm thuỷ phân được một phần, dễ tiêu hoá.
Hàm lượng lactose loại bớt khoảng 80%. Lượng lactose vừa đủ này phù hợp với hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé, giúp duy trì sản sinh men lactase cần thiết cho sự phát triển bình thường, tăng hấp thu canxi và tạo năng lượng cho bé.
Ngoài ra, sản phẩm nên có hàm lượng DHA (17mg/100kcal) và ARA (34mg/100kcal) đã được chứng minh lâm sàng, giúp hỗ trợ sự phát triển trí não và hệ miễn dịch.
Vấn đề tiêu hóa thường gặp của trẻ có thể giảm trong 24 giờ nếu cho bé dùng sản phẩm dinh dưỡng có thành phần đặc biệt
Tiêu chảy do bất dung nạp Lactose
Việc bé có bị tiêu chảy hay không có thể khó xác định. Phân lỏng nhiều khi là bình thường, nhất là khi bé chưa bắt đầu có phân rắn. Việc thỉnh thoảng bé đi phân lỏng cũng không có gì đáng lo, nhưng sự thay đổi đột ngột thói quen đi tiêu của bé có thể báo hiệu điều bất thường. Nếu bé bị tiêu chảy, hãy cân nhắc một công thức sữa không chứa lactose dành cho trẻ nhũ nhi, được đặc chế để giúp giải quyết vấn này.
Thêm vào đó, hãy tìm một công thức sữa có hàm lượng DHA đúng (17mg/100kcal) và ARA (34mg/100kcal) đã được chứng minh lâm sàng, giúp phát triển trí não và hệ miễn dịch. Hàm lượng DHA 17mg/ 100 kcal phù hợp với khuyến nghị của tổ chức Lương Nông/ Y Tế Thế Giới (FAO/WHO) dành cho trẻ nhũ nhi.
Tiêu chảy sẽ khiến bé dễ bị mất nước, vì vậy cần lưu ý cho bé uống đủ nước để tránh tình trạng mất nước gây suy kiệt cho bé.
Bé bị dị ứng với đạm sữa bò
Đôi khi các triệu chứng quấy khóc, mẩn ngứa, tiêu chảy hay nôn trớ là triệu chứng dị ứng với đạm trong sữa bò (thành phần chính của hầu hết các loại sữa công thức), hoặc dị ứng với những loại đạm khác, như sữa dê hay đạm đậu nành. Dị ứng là phản ứng của hệ miễn dịch trước một chất bên ngoài.
Theo nghiên cứu, có khoảng 2-3% trẻ nhũ nhi bị dị ứng sữa thật sự. Nhiều bé dị ứng đạm sữa cũng dị ứng với đạm đậu nành. Để kiểm soát dị ứng với đạm sữa, các bà mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về một công thức sữa thuỷ phân đạm toàn phần đã được kiểm nghiệm là an toàn và hiệu quả với hơn 70 kiểm nghiệm lâm sàng. Ngoài ra, nên cho bé sử dụng loại sữa có chứa hàm lượng đúng DHA để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển trí não và thị lực của bé.
Tìm hiểu đạm thủy phân một phần
Đạm thủy phân một phần là thành phần đạm được trải qua quá trình cắt nhỏ đặc biệt làm đạm trở nên dễ tiêu hóa hơn. Khi trẻ gặp vấn đề tiêu hóa thông thường, cho trẻ sản phẩm chứa đạm thủy phân một phần sẽ giúp trẻ dễ tiêu hóa.
Về mùi vị, sản phẩm chứa đạm thủy phân một phần sẽ có vị đặc trưng, nhưng thông thường vẫn được trẻ dễ dàng chấp nhận. Đây là vị đặc trưng của đạm thủy phân nên các mẹ có thể an tâm.
Tham khảo ý kiến bác sĩ trong trường hợp bé có những vấn đề về tiêu hóa và nuôi ăn:
Theo 24h
Trẻ nhũ nhi thường gặp vấn đề về tiêu hóa
Trẻ nhũ nhi, đặc biệt là trong 6 tháng đầu đời, thường gặp các vấn đề về tiêu hóa với các triệu chứng như trướng bụng, đầy hơi, nôn trớ, tiêu chảy, dẫn đến khó chịu, quấy khóc...
Theo thống kê, tỷ lệ trẻ gặp các vấn đề trên chiếm từ 55 đến 87%, trong đó khoảng 33% trẻ bị khó chịu, đầy hơi, trướng bụng và hiện tượng nôn trớ chiếm 22%.
Bác sĩ Craig Jensen, Giáo sư bộ môn Nhi trường Y khoa Baylor, phân môn Tiêu hóa và dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng Houston, Texas - Mỹ trình bài tại hội thảo khoa học chuyên đề: "Giải pháp dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ nhỏ - Trẻ gặp các vấn đề rối loạn tiêu hóa" do Mead Johnson Nutrition Việt Nam phối hợp với Hội Nhi khoa Việt Nam vừa tổ chức tháng 5, nguyên nhân của vấn đề này thường là do kém dung nạp đường lactose và khó tiêu hóa đạm.
Lactose là một dạng đường có trong sữa động vật, sữa mẹ, khi vào đến ruột sẽ chia ra thành đường glucose và galactose nhờ vào một men lactase thường có tại thành ruột non. Sự thiếu hụt men lactase - do hệ thống tiêu hóa còn non nớt ở trẻ sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu lactose. Lactose không được thủy phân khi đến đại tràng sẽ lên men bởi các vi khuẩn để sinh ra khí và một số axit (axit lactic, axit béo chuỗi ngắn: propionate, acetate, butyrate...). Sự dư thừa khí trong ruột sẽ dẫn đến trướng bụng, đầy hơi gây đau bụng, khó chịu, quấy khóc ở trẻ. Số lượng lactose không được hấp thu cũng liên quan tới tiêu chảy và những triệu chứng tiêu hóa khác.
Khó tiêu hóa đạm là nguyên nhân thứ 2 gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Tiêu hóa đạm là sự phá vỡ protein thành các chuỗi peptid nhỏ hơn và axit amin tự do, sau đó hấp thu qua màng vi nhung mao vào dòng máu, để đưa đến gan, chuyển hóa và tiếp tục vào các mô trong cơ thể. Ở một số trẻ, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, các men phân giải đạm chưa đầy đủ về số lượng và khả năng hoạt động, dẫn đến việc chất đạm đưa vào cơ thể chỉ được phân giải một phần, còn lại bị vi khuẩn tác động, và sản xuất ra các khí, gas..., dẫn đến những vấn đề về rối loạn tiêu hóa.
Tuy là vấn đề thường gặp, nhưng các giáo sư, bác sĩ cũng khẳng định: có thể giải quyết được tình trạng rối loạn tiêu hóa trong vòng 24 giờ nếu được sử dụng sữa đặc chế phù hợp. Kết quả chứng minh lâm sàng mà Giáo sư, bác sĩ Carol Lynn Berseth đã trình bày tại hội thảo cho thấy, việc sử dụng sữa công thức có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu ở trẻ chỉ trong 24 giờ. Cũng theo bác sĩ này, các đặc tính mong muốn cần phải có trong một sữa công thức chất lượng là:
- Carbohydrate dễ hấp thụ nhưng không loại bỏ hoàn toàn lactose (thành phần lactose trong sữa công thức nên còn khoảng 20%). Việc loại bỏ hoàn toàn lactose trong sữa là không hợp lý và để lại hậu quả về lâu dài, có thể sẽ khiến bé khó trở lại bú mẹ (tỷ lệ lactose trong sữa mẹ là 100%) hay tiếp tục sử dụng các loại sữa thông thường khác với hàm lượng lactose tương tự sữa mẹ.
- Chứa đạm thủy phân một phần dễ tiêu hóa
Đặc biệt, thành phần dinh dưỡng trong sữa phải tương đương với sữa mẹ, vốn là nguồn thực phẩm tối ưu nhất đối với trẻ. Hơn nữa, điều đó giúp trẻ có thể quay trở lại bú sữa mẹ ngay sau khi giải quyết tình trạng rối loạn tiêu hóa mà không gặp bất cứ khó khăn nào.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, một số trẻ không có điều kiện bú mẹ hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa như trướng bụng, đầy hơi, nôn trớ, khó chịu, quấy khóc... thì việc tìm một loại sữa công thức được đặc chế phù hợp, có thành phần gần giống với sữa mẹ, không loại bỏ hoàn toàn lactose, protein được thủy phân một phần sẽ là giải pháp thích hợp, giúp cho sự phát triển toàn diện.
Theo VNE
Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng Thường trẻ bắt đầu mọc răng sữa từ tháng thứ 6, nhưng cũng có thể sớm hơn (tháng thứ 5) hoặc muộn hơn (tháng 7 - 8). Tuy nhiên khi mọc răng hầu hết trẻ thường có các triệu trứng như: chảy nhiều nước dãi, biếng ăn, quấy khóc, khó ngủ, luôn mút ngón tay, rất thích cắn vật rắn, đôi khi có...