Một số tỉnh miền núi phía Bắc đề phòng lũ quét, sạt lở đất
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 1/8 đến ngày 2/8, khu vực Tây Bắc và Việt Bắc của Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-60mm, cục bộ có nơi trên 120mm.
Từ đêm 2/8, mưa lớn ở khu vực Tây Bắc và Việt Bắc có xu hướng giảm dần.
Nhiều diện tích rau màu của xã Tiến Bộ, huyện Yên Sơn ( Tuyên Quang) bị ngập úng. Ảnh tư liệu: TTXVN phát
Ngoài ra, các khu vực khác ở Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, cục bộ có nơi trên 50mm. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét cấp 1.
Các chuyên gia cũng đưa ra cảnh báo cụ thể về lũ quét, sạt lở đất đối với một số huyện, thành phố của các tỉnh như: Mường Tè, Nậm Nhùn, Phong Thổ, Sìn Hồ, Tam Đường, Tân Uyên (Lai Châu); Điện Biên, Mường Ảng (Điện Biên); Mai Sơn, Mường La (Sơn La); Bắc Hà, thành phố Lào Cai, Mường Khương, Si Ma Cai, Văn Bàn (Lào Cai); Mù Căng Chải (Yên Bái); Hoàng Su Phì, Quản Bạ, Vị Xuyên, Yên Minh (Hà Giang); Bạch Thông, Chợ Mới, Ngân Sơn, Pác Nặm, thành phố Bắc Kạn (Bắc Kạn); Định Hóa, Võ Nhai (Thái Nguyên); Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang, Nguyên Bình, Trùng Khánh (Cao Bằng).
Lũ quét, sạt lở đất có thể gây tác động rất xấu đến môi trường, uy hiếp tính mạng của người dân; gây tắc nghẽn giao thông cục bộ, làm ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của các phương tiện; phá hủy các công trình dân sinh, kinh tế gây thiệt hại cho các hoạt động sản xuất, hoạt động kinh tế – xã hội.
Bên cạnh đó, mưa với cường độ lớn trong một thời gian ngắn gây ngập úng tại các khu đô thị, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Thời tiết các khu vực đêm 1/8 và ngày 2/8: Phía Tây Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa rất to, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 23-26 độ C, có nơi dưới 23 độ C. Nhiệt độ cao nhất 28-31 độ C.
Phía Đông Bắc Bộ có mưa rào, dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to. Riêng vùng núi có mưa vừa, mưa to và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa rất to, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Gió Nam đến Đông Nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 24-27 độ C, vùng núi có nơi dưới 24 độ C. Nhiệt độ cao nhất 28-31 độ C, có nơi trên 31 độ C.
Video đang HOT
Thủ đô Hà Nội có lúc có mưa rào, dông, cục bộ có nơi mưa to, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Gió Nam đến Đông Nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 25-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất 29-31 độ C.
Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên – Huế, phía Bắc có mưa rào rải rác và có nơi có dông; phía Nam chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi, ngày nắng, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Gió Tây Nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 25-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất 30-33 độ C, có nơi trên 33 độ C.
Các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng – Bình Thuận chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh; ngày nắng, phía Bắc có nắng nóng. Gió Tây Nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 26-29 độ C. Nhiệt độ cao nhất phía Bắc 34-36 độ C, có nơi trên 36 độ C; phía Nam 32-34 độ C.
Khu vực Tây Nguyên chiều tối và đêm có mưa rào, dông rải rác, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh; ngày có mưa rào, dông vài nơi. Gió Tây Nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 20-23 độ C. Nhiệt độ cao nhất 28-31 độ C, có nơi trên 31 độ C.
Khu vực Nam Bộ chiều tối và đêm có mưa rào, dông rải rác, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh; ngày có mưa rào, dông vài nơi. Gió Tây Nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 24-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất 32-35 độ C.
Đồng bào vùng cao Sơn La chủ động ứng phó lũ quét, sạt lở đất khi mưa kéo dài
Đồng bào dân tộc Thái, Mông ở Sơn La với tập quán sinh sống ven suối và trên các sườn đồi núi dốc, mỗi mùa mưa thường đối mặt với nguy cơ cao lũ quét và sạt lở đất.
Thực tế trong đợt mưa lũ do hoàn lưu bão số 2 vừa qua, trên địa bàn có 12 người chết và mất tích, chủ yếu đều do sạt lở đất và lũ cuốn trôi.
Chính vì vậy, để giảm thiểu các thiệt hại do mưa lũ gây ra, khi trên địa bàn tỉnh Sơn La đang có đợt mưa lớn, các địa phương đã, đang chủ động triển khai các giải pháp ứng phó, nhất là đẩy mạnh tuyên truyền để người dân chú ý đề phòng với lũ quét và sạt lở đất.
20 hộ dân ở xã Chiềng Xôm, TP Sơn La phải di dời khẩn cấp do sạt lở
Xã vùng cao Co Mạ, huyện Thuận Châu, Sơn La có 17 bản thì có 14 bản đồng bào Mông sinh sống rải rác trên các sườn đồi. Trong đợt mưa lớn vừa qua, 1 người phụ nữ ở xã đã thiệt mạng do bị nước lũ cuốn trôi trong lúc người này qua suối đi nhổ mạ về trồng lúa; hơn 1 ngày sau các lực lượng phối hợp mới tìm thấy thi thể ở cách nơi bị nạn tới 50km.
Mưa lớn do hoàn lưu bão số 2 đã làm 12 người ở Sơn La thiệt mạng do sạt lở đất và lũ cuốn trôi
Ông Thào A Súa, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, khi trời có mưa, bà con tiếc của nên thường đi xem nương, xem ruộng, hoặc ra xem ao... mà không biết nguy hiểm trực chờ. Chính vì vậy, trước và trong mỗi đợt mưa lũ, xã đều tăng cường tuyên truyền để bà con biết, chủ động phòng tránh.
"UBND xã đã phối hợp với các bản rà soát những cái khu nào có nguy cơ sạt lở đất thì cảnh báo và đã di dời những cái hộ ở khu vực đấy. Đường đi lại những khu nào dễ sạt lở thì cũng cảnh báo để mọi người biết và giảm bớt đi lại để tránh thiệt hại", ông Thào A Súa cho hay.
Không ít người dân vẫn chủ quan, ra suối bắt cá khi nước suối lũ
Tại xã vùng cao Phiêng Pằn, huyện Mai Sơn, ông Lù A Dủa, Bí thư Đảng ủy xã cho biết, may mắn đợt mưa lũ do hoàn lưu bão số 2 vừa qua, xã không bị ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, nhiều diện tích nương cây ăn quả và một số vị trí trên tuyến đường liên xã cũng bị sạt lở.
Trước dự báo trên địa bàn tỉnh sẽ có đợt mưa lớn kéo dài đến 1/8, cấp ủy, chính quyền xã đã, đang triển khai quyết liệt các giải pháp để nâng cao ý thức, nhận thức của người dân trong phòng tránh, ứng phó với mưa lũ để giảm thiểu các thiệt hại.
00:01/00:52
Lãnh đạo tỉnh Sơn La chỉ đạo người dân ở bản Panh, xã Chiềng Xôm, TP Sơn La di dời khẩn cấp do sạt lở đất
"Đảng ủy xã đã chỉ đạo các bản tuyên truyền, các hộ dân ở vùng nguy cơ cao có thể sạt lở thì khi có mưa kéo dài là nghiêm cấm các hộ dân không được đi chơi lại, kể cả đi bộ và phương tiện. Đồng thời, tập trung ở bản để đảm bảo an toàn chứ không ở lẻ tẻ ở nương, ở ruộng, hoặc ở những vùng có nguy cơ sạt lở cao", ông Lù A Dủa nói.
Theo ông Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, thiên tai thường diễn biến đột xuất, bất ngờ. Thực tế qua cơn bão số 2 vừa qua cho thấy, địa phương nào chủ động trong phòng, chống, ứng phó thì thiệt hại thấp hơn nhiều so với những nơi mà bà con còn chủ quan. Chính vì vậy, cùng với tích cực chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của mưa lũ, ngay trước và trong đợt mưa lũ dự báo kéo dài đến ngày 1/8 này, công tác tuyên truyền được tỉnh xác định là một trong những giải pháp trọng tâm trong ứng phó nhằm giảm thiểu các thiệt hại.
Tại xã Co Mạ, 1 người phụ nữ bị nước lũ cuốn trôi trong lúc đi qua suối nhổ mạ về cấy
"Chúng ta phải tuyệt đối chấp hành, không được ra sông, ra suối, không bắt cá, không đi vớt củi... và tuyệt đối không được di chuyển vào những vùng có nguy cơ sạt lở cao. Huy động các lực lượng sẵn sàng chiến đấu là các lực lượng công an, quân đội đứng chân trên địa bàn để ứng trực kịp thời, di chuyển nhanh nhất người và tài sản ra khỏi khu vực sạt trượt để đảm bảo an toàn", ông Công khẳng định.
Mưa lũ gây sạt lở nhiều tuyến đường liên xã, liên bản ở vùng cao Co Mạ, Thuận Châu (Sơn La)
Bằng sự chủ động của chính quyền địa phương và nâng cao ý thức phòng tránh, ứng phó của người dân, Sơn La cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại về người và tài sản do lũ quét, sạt lở đất gây ra.
Mưa lũ khiến 1 người tử vong, 1 người mất tích tại Điện Biên Ngày 30/7, trên địa bàn tỉnh Điện Biên tiếp tục có mưa lớn diện rộng gây sạt lở, lũ ống khiến 1 người thiệt mạng và 1 người mất tích. Điểm sạt lở tại Km1 520, tỉnh lộ 140. Ảnh: TTXVN phát Ông Nguyễn Hồng Sơn, Bí thư Đảng ủy xã Mường Báng (huyện Tủa Chùa) cho biết, vào sáng 30/7, trên địa...