Một số thực phẩm nên cẩn thận khi sử dụng
Có thể bạn không bao giờ nghĩ rằng những loại thực phẩm, rau quả… hàng ngày mà chúng ta sử dụng cũng có thể trở thành những nhân tố gây trúng độc. Nhưng có thể bạn đã lầm!
Đậu Cô-Ve
Nếu đậu cô-ve chưa được nấu chín, chất Saponin trong đậu sẽ kích thích mạnh đường tiêu hoá, hơn nữa trong đậu còn chứa chất đông máu, có tác dụng làm đông máu. Ngoài ra trong đậu cô-ve còn có chứa chất Nitrite và Tơ-ríp-xin, hai chất này có thể kích thích đến đường vị tràng, lam xuất hiện triệu chứng viêm dạ dày và ruột. Để phòng tránh việc trúng độc do đậu cô-ve, chúng ta nhất định phải nấu chín đậu trước khi ăn.
Đậu tằm
Trong hạt đậu tằm có chứa chất Alkali glycosides có trong rau dại, con người sau khi ăn phải loại chất này có thể dẫn đến bệnh thiếu máu cấp tính. Mùa xuân, hè lúc ăn đậu tằm xanh, nếu nấu không cẩn thận có thể khiến cơ thể bị trúng độc. Hơn nữa thường thì sau khi ăn đậu tằm sống 4 đến 24 tiếng sẽ phát bệnh.
Để phòng chống hiện tượng trúng độc do ăn đậu tằm, tốt nhất không nên ăn đậu tằm non và tươi, hơn nữa nên nấu chín rồi mới ăn.
Video đang HOT
Do trong sữa đậu sống cũng có thành phần có độc, nên sữa đậu nếu chưa được nấu kĩ mà uống cũng có thể gây trúng độc. Đặc biệt nếu ta chỉ đun sữa nóng đến khoảng 80C, chất saponin gặp nhiệt độ liền nở ra, bọt khí nổi lên xảy ra hiện tượng “sôi giả”, thực ra lúc này những chất có thành phần gây hại cho cơ thể vẫn chưa bị phá vỡ, nếu uống loại nước đậu này sẽ không tốt.
Để phòng chống việc trúng độc do uống sữa đậu sống, khi nấu sữa đậu, sau khi xuất hiện hiện tượng “sôi giả” nên tiếp tục nấu cho nhiệt độ lên tới 100C. Sữa đậu đã được nấu chín không có bọt khí, điều đó chứng tỏ những chất độc đã bị phá vỡ, sau đó dùng lửa nhỏ đun thêm khoảng 10 phút, làm như thế mới đảm bảo an toàn.
Mặc dù sắn có chứa nhiều chất bột nhưng thân cây, củ, lá của nó đều có chứa chất độc, hơn nữa củ sắn tươi có lượng độc tố nhiều nhất. Do đó, khi chế biến sắn nhất định phải chú ý.
Một người nếu ăn từ 150-300g sắn tươi thì có thể bị trúng độc, thậm chí có thể tử vong. Để phòng chống việc trúng độc sắn, trước khi ăn nên gọt bỏ phần vỏ sắn, sau đó ngâm trong nước sạch. Thường thì sau khi ngâm trong nước khoảng 6 ngày sẽ loại trừ được khoảng 70% chất độc, sau đó chỉ cần nấu chín là có thể ăn.
Khoai tây đã mọc mầm
Để phòng chống việc trúng độc do khoai tây, chúng ta nên cất khoai tây ở nơi khô ráo thoáng mát để tránh việc khoai bị mọc mầm. Lúc chế biến khoai tây nếu phát hiện đã mọc mầm hoặc trên vỏ khoai có những đốm đen thi tốt nhất là không nên ăn.
Cải xanh
Những loại cây dại trong họ cải xanh như: cây tể thái, rau lê đều có hàm lượng lớn muối nitrit. Nếu cơ thể người tiếp nhận quá nhiều lượng muối này có thể làm cho Hemoglobin trong cơ thể người biến thành Methemoglobin, ngoài ra nitrit còn có thể ngăn cản việc giải phóng oxy của hemoglobin, từ đó khiến cho các cơ quan trong cơ thể thiếu oxy và cơ thể bị trúng độc.
Vậy làm sao mới có thể phòng tránh được việc trúng độc do muối nitrit? Thực ra điều đó rất đơn giản, đó chính là mọi người nên ăn rau tươi, thức ăn được nấu chín không nên để quá lâu rồi mới ăn, rau muối sau khi muối 1 tháng phải rửa xạch rồi mới ăn.
Phan Thúy
Tổng hợp từ XH
Ngô ngọt, sắn thơm phủ nilon để ủ nóng: Độc hại khôn lường
Để giữ nhiệt độ cho các nồi ngô ngọt, sắn thơm bán rong trên đường phố, người bán đã dùng những tấm nilon bọc kín bên ngoài nhưng ít ai biết điều này lại rất dễ gây ra ngộ độc
Theo tìm hiểu, mục đích lớn nhất của những người bán ngô, sắn luộc rong khi dùng nilon che phủ, bao bọc bên ngoài là để giữ nhiệt.
"Sắn, ngô càng nóng, càng ấm, càng bốc khói nghi ngút thì càng đắt hàng. Nhất là mặt hàng này hay bán chạy từ quãng thời gian sau 9 giờ tối tới 12 giờ đêm. Trong khi đó, chúng tôi thường phải luộc sẵn từ 4 đến 5 giờ chiều", chị Thoa, chủ một xe rong sắn luộc, ngô luộc trước cổng chợ đêm sinh viên (phố Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội) phân trần.
Ngoài mục đích này, chị Thoa cho biết nếu có nilon che phủ thì cũng khiến khách hàng yên tâm hơn vì đường phố Hà Nội rất bụi, nhất là giờ tan tầm.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia hóa học và thực phẩm, việc sử dụng nilon để giữ nhiệt, ủ ấm bất kỳ loại thực phẩm nào cũng đều phản khoa học, chưa kể đến việc những người buôn bán manh mún, tự do như thế này thường đầu tư rất ít vào các phương tiện hành nghề. Do đó, chất lượng túi nilon cũng sẽ không được đảm bảo.
Ông Nguyễn Đình Khải, một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ hóa học, thực phẩm cho hay thành phần của túi nilon được sử dụng để bao phủ thực phẩm quyết định đến mức độ độc hại đối với thực phẩm.
"Hầu hết những người buôn bán nhỏ lẻ như trên đều không có ý thức về việc sử dụng túi nilon như thế nào cho thực phẩm để đảm bảo an toàn. Trên thực tế, những mảnh nilon này có thể được lấy bất kỳ ở đâu đó, sau đó được vệ sinh thô sơ và dùng để ủ thực phẩm nóng. Như vậy sẽ nguy hiểm vì đại đa số các túi nilon kiểu này đều là nilon tái chế, không đảm bảo chất lượng, các tạp chất sẽ thải loại ra nhiều trong quá trình thực phẩm bốc hơi ở nhiệt độ cao", ông Khải lý giải.
Đây cũng là lý do nilon dùng để ủ thực phẩm nóng dễ bị bào mòn. Người bán hàng không khó để kiếm bao nilon tương tự khác để thay thế.
Điểm đáng lưu ý là khi bốc hơi, hơi không thoát ra ngoài được, đọng lại trên thành bao nilon và sau đó lại thẩm thấu ngược vào sắn, ngô. Với ngô còn đỡ vì người bán thường để cả bẹ. Nhưng với sắn, tạp chất độc hại có thể ngấm thẳng vào trong.
"Người tiêu dùng cứ nghĩ chỉ ăn sắn luộc, ngô luộc để vui mồm vui miệng, nhưng nếu tình hình này kéo dài, người tiêu dùng ăn lâu dài sẽ có thể mắc các bệnh mãn tính về sau", ông Khải nói.
Ngọc Anh
Đang uống thuốc cần kiêng ăn gì? Khi uống thuốc, người bệnh cần tránh dùng một số loại thực phẩm để tránh những tương tác không có lợi với thuốc, làm cho thuốc không phát huy hết tác dụng trong quá trình điều trị. Các thuốc chữa bệnh tim mạch Thuốc làm giảm mạch và điều trị bệnh tăng huyết áp (làm giãn mạch máu, cung cấp máu và ôxy...