Một số thực phẩm không được ăn sống bạn cần lưu ý
Ngộ độc thực phẩm, gây nôn nao khó chịu và nhiễm khuẩn là những triệu chứng thường gặp nếu bạn ăn sống một số thực phẩm dưới đây.
1. Giá đỗ
Giá đỗ là rau mầm từ hạt đậu, nảy mầm trong điều kiện tối và ẩm ướt nên đó là “ổ vi khuẩn” với hàng loạt các cái tên nguy hiểm như E. coli, Salmonella và Listeria. Nếu không được rửa sạch và ít nhất là chần sơ trước khi ăn, giá đỗ có thể gây ngộ độc, khó tiêu và đầy bụng. Bạn cũng nên lưu ý, chỉ nên ăn giá nhà tự làm hoặc mua giá có phần rễ bởi giá đỗ không có rễ là giá được ngâm qua chất kích thích sinh trưởng để rút ngắn thời gian làm giá.
Ảnh: Internet
2. Khoai tây
Khoai tây là thực phẩm thuộc nhóm tinh bột, hơn nữa còn là tinh bột không có khả năng tiêu hóa khi ăn sống nên nếu bạn ăn sống nguy cơ bị tiêu chảy, đầy bụng là rất cao. Nếu khoai tây để lâu trong môi trường ẩm ướt, sinh mầm và có phần vỏ màu xanh cũng không nên được sử dụng để nấu ăn, dù đã nấu chín thì trong những phần khoai tây này vẫn chứa độc tố solanine gây ngộ độc thực phẩm.
Ảnh: Internet
Nhiều người có quan niệm rằng sữa tốt nhất là sữa vừa được vắt vì nó hoàn toàn nguyên chất, không hề chứa bất kỳ loại chất phụ gia nào. Thế nhưng, bạn lại không biết rằng trong cơ thể bò/dê thường chứa sẵn các vi khuẩn có hại như E. coli và Salmonella. Chúng sẽ theo sữa đi ra môi trường và nếu không được tiệt trùng, sữa nguyên chất có khả năng gây gây ngộ độc cao hơn sữa thường tới 150 lần.
Ảnh: Internet
Video đang HOT
4. Đậu thận
Đậu thận hay còn gọi là đậu tây (hạt to dài, có hai màu phổ biến là đỏ, trắng) là thực phẩm thuộc họ đậu – một họ có nguồn dinh dưỡng lớn và lành mạnh rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn ăn sống đậu thận có thể khiến dạ dày của bạn chịu một áp lực cực lớn. Lý do là vì đậu thận chưa nấu chín có độc tố phytohemagglutinin, có thể gây khó chịu cho dạ dày, ruột và tạo nên các triệu chứng tương tự như ngộ độc thực phẩm.
Ảnh: Internet
5. Xúc xích
Đây có thể không phải là thói quen của nhiều người nhưng không thể phủ nhận, có những người sẽ ăn sống xúc xích, bởi với họ xúc xích đã được làm chín trong quá trình chế biến. Thế nhưng, ăn sống xúc xích đông lạnh có thể khiến bạn bị nhiễm khuẩn listeria.
Ảnh: Internet
6. Bột mì
Bột mì làm từ lúa mì, lúa gạo là hai thực phẩm giàu tinh bột có thể ăn sống mà không có hại gì. Nhưng khi được chế biến thành bột, đóng gói và đến tay người sử dụng là bạn, nó có thể nhiễm phải các mầm bệnh nguy hiểm như E.coli và chỉ có thể nấu chín bột mì lên.
Ảnh: Internet
7. Các loại hải sản
Các loại hải sản có vỏ như hàu, ngao… hoặc các loại cá như cá ngừ, cá hồi… vẫn có nguy cơ cao gây ngộ độc nếu bạn ăn sống chúng. Đó là chưa kể đến các loại ký sinh trùng chúng bị nhiễm phải có khả năng lây sang người nếu các loại hải sản này được nuôi trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh. Vì vậy, tốt nhất hãy chế biến kỹ chúng trước khi nấu.
Ảnh: Internet
8. Hạnh nhân
Hạnh nhân đặc biệt là hạnh nhân đắng có chứa nhiều cyanide – chất độc tiền thân của cyanua có thể gây chết người chỉ với 70 hạt. Tuy nhiên nếu được nấu chín, chúng lại không hề có độc.
Ảnh: Internet
9. Củ sắn
Trong sắn tươi chứa hàm lượng lớn acid cyanhydric, dù đã được làm chín nhưng nếu ăn lúc đói vẫn có thể khiến ta gặp tình trạng chóng mặt, nôn nao như bị “say”, càng không nói tới lúc còn sống, sắn sống có thể gây ra các triệu chứng như khó thở, mất tri giác, co giật… nếu nặng sẽ dẫn tới tử vong.
Ảnh: Internet
10. Cà chua
Đây là thực phẩm dinh dưỡng và thường được dùng ăn sống trong các món salad, nộm thế nhưng ăn sống cà chua lại không phải việc làm được khuyến khích bởi nó không chỉ làm mất chất dinh dưỡng của cà chua, khiến cơ thể khó hấp thu hơn mà còn khiến bạn dễ ngộ độc bởi các chất bảo vệ thực vật chưa thể làm sạch chỉ bằng cách rửa với nước.
Ảnh: Internet
11. Một số loại rau cải
Người Việt Nam ta vẫn có câu “Cần tái cải nhừ” để chỉ việc chế biến rau xanh như cần chỉ cần thời gian rất nhanh nhưng với rau cải ( cải thảo, cải cúc, cải xanh, bắp cải…) lại cần phải nấu lâu hơn, chín nhừ mới ăn được.
Ảnh: Internet
Bởi trong rau cải chứa một số loại đường khó hấp thụ, nên một số người khi ăn những loại rau cải sống sẽ có cảm giác đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng…/.
Bổ sung vitamin A, E và D giúp cơ thể đề kháng nhiều bệnh hô hấp
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể phòng ngừa nguy cơ mắc một số bệnh nhiễm trùng.
Các nhà khoa học Liên minh châu Âu khẳng định vitamin A, E, C và D có công dụng hỗ trợ chức năng bình thường của hệ miễn dịch, còn Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ cho rằng những vitamin này có thể giúp đẩy lùi các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
Trong nghiên cứu mới công bố trên tạp chí BMJ Nutrition, Prevention & Health (Anh), các chuyên gia đã tìm hiểu xem liệu dung nạp vitamin từ chế độ ăn và dưới dạng bổ sung có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh hô hấp hay không. Cụ thể, họ phân tích dữ liệu của 6.115 người trưởng thành tham gia một cuộc khảo sát quy mô lớn trong giai đoạn 2008-2016.
Trong đó, người tham gia ghi "nhật ký ăn uống" mỗi 3 ngày/lần để theo dõi lượng thức ăn và nước uống đã tiêu thụ. Khi khảo sát kết thúc, có 33 trường hợp mắc bệnh hô hấp, đều là người lớn tuổi và ít dùng thực phẩm bổ sung vitamin A, E, C và D.
Các chuyên gia nhận thấy việc dung nạp vitamin A và E từ chế độ ăn và thực phẩm bổ sung có liên quan với việc giảm nguy cơ mắc các vấn đề hô hấp ở người tham gia. Việc dung nạp vitamin D từ viên bổ sung, chứ không chỉ từ chế độ ăn, cũng giảm rủi ro mắc bệnh hô hấp.
ược biết, các nguồn bổ sung vitamin A chủ yếu có gan, sữa nguyên chất, phô-mai, cà rốt, rau lá màu xanh đậm và trái cây màu cam. Còn nguồn cung cấp vitamin E có dầu thực vật và các loại hạt. Tuy khó dung nạp đủ vitamin D từ chế độ ăn, song chúng ta có thể dễ dàng bổ sung loại vitamin này bằng cách phơi nắng sớm.
Trẻ em uống lượng nước trong ngày bao nhiêu là đủ? Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu nước trong ngày ở trẻ em như thời tiết nóng, mức độ hoạt động nhiều hay ít, tình trạng bệnh lý có sốt. Tuy nhiên với những trẻ em khỏe mạnh bình thường thì lượng nước uống trong ngày được tính khác nhau theo từng độ tuổi. Với trẻ em khỏe mạnh bình thường,...