Một số thực phẩm giúp làm sạch ruột và hệ tiêu hóa
Để tránh tình trạng tích tụ độc tố trong ruột, bạn nên chọn các thực phẩm có tác dụng làm sạch ruột già trong chế độ ăn uống của mình để giải độc cho hệ tiêu hóa.
Sự hiện diện của độc tố trong ruột già có thể dẫn đến một số vấn đề, chẳng hạn như táo bón, tiêu chảy và các nhiễm trùng khác.
Bạn đang bị táo bón, nhiễm trùng bàng quang và thận, hơi thở hôi, mùi cơ thể, đau bụng, và nấm móng tay…? Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo ruột già của bạn đang chứa nhiều độc tố cần được làm sạch. Đại tràng hoặc ruột già là một phần quan trọng của hệ thống tiêu hóa. Nó cũng chịu trách nhiệm tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Tuy nhiên, do thực tế là cơ thể hấp thụ chất độc từ thực phẩm chúng ta ăn, các loại thuốc chúng ta uống và môi trường chúng ta đang sống… nên một lớp mảng bám chất nhầy được hình thành ở đại tràng. Khi lớp chất nhầy này tăng lên có thể dẫn đến rất nhiều vấn đề sức khỏe từ táo bón nhẹ đếnung thư ruột kết.
Khi bạn ăn các loại thực phẩm mà làm sạch ruột , chất độc sẽ không tích tụ trong cơ thể và thức ăn sẽ được tiêu hóa hoàn toàn. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy tràn đầy sinh lực và trẻ khỏe hơn.
Giải độc bằng một chế độ ăn uống làm sạch ruột già là một cách hiệu quả để giữ cho hệ thống tiêu hóa của bạn khỏe mạnh. Ảnh minh họa
Một chế độ ăn uống các thực phẩm giàu chất xơ sẽ hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa vì nó làm sạch các chất nhầy bám ở đại tràng. Nó cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Do đó , chúng ta cần bổ sung cả hai loại chất xơ (hòa tan và không hòa tan) mỗi ngày. Trong khi chất xơ không hòa tan đặc biệt tốt cho việc cải thiện và ngăn ngừa táo bón thì chất xơ hòa tan làm tăng vi khuẩn có lợi, sản xuất thuốc kháng sinh tự nhiên cho cơ thể.
Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm giúp giải độc cho hệ thống tiêu hóa của bạn.
Thực phẩm màu xanh lá cây: Với hàm lượng chất diệp lục cao, các loại thực phẩm màu xanh lá cây giúp làm dịu và chữa lành các mô bị hư hại trong đường tiêu hóa. Được gọi là “chất khử mùi nội bộ” của cơ thể, những thực phẩm này cũng giúp cơ thể để có được nhiều oxy hơn và thải độc tố ra ngoài tốt hơn. Các loại thực phẩm trong thể loại này bao gồm cỏ linh lăng, cỏ lúa mạch, tảo Spirulina, tảo xanh…
Video đang HOT
Thực phẩm lên men: Các loại thực phẩm lên men như sữa chua có thể bổ sung vi khuẩn có trong ruột kết. Những vi khuẩn có lợi có một loạt các chức năng giúp hệ tiêu hóa. Nó tổng hợp vitamin từ thực phẩm còn sót lại, làm suy giảm các độc tố, ngăn chặn sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh, phát triển vi khuẩn có lợi, kích thích hệ miễn dịch và sản xuất các axit béo chuỗi ngắn cung cấp một nguồn năng lượng phong phú cho các tế bào trong ruột kết .
Nước: Nước là một loại dung môi phổ biến và có lợi trong thải các độc tố ra khỏi cơ thể. Nếu không uống đủ nước, bạn có thể phải đối mặt với tình trạng táo bón và nhiễm độc trong ruột và thận. Ngoài ra, khi tham gia các hoạt động thể chất, trong khi sốt, trong khí hậu nóng hoặc khô và sau khi tiêu thụ nhiều thịt hoặc các thức ăn mặn… cơ thể bạn sẽ cần nhiều nước hơn. Lượng nước mà cơ thể mỗi người cần cũng không giống nhau. Vì vậy, bạn nên bổ sung đủ nước cho cơ thể để làm sạch đại tràng, loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể uống thêm nước ép trái cây tươi và rau quả hoặc trà thảo dược để giúp làm sạch đại tràng.
Ngoài ra, một số loại dầu như dầu cá, dầu dừa, dầu ô liu, dầu oregano… cũng được biết đến là có lợi cho sức khỏe ruột kết.
Khi bạn ăn các loại thực phẩm mà làm sạch ruột , chất độc sẽ không tích tụ trong cơ thể và thức ăn sẽ được tiêu hóa hoàn toàn. Ảnh minh họa
Một số thực phẩm cần tránh
Những thực phẩm góp phần làm tăng chất thải độc trong ruột kết phổ biến nhất là thịt và đường tinh luyện. Thịt hay đường tinh luyện mất nhiều thời gian để tiêu hóa hơn so với các loại thực phẩm nhiều chất xơ như ngũ cốc, trái cây, và rau. Điều này có nghĩa rằng nó nằm trong ruột và đại tràng lâu hơn, nên dễ gây ra vấn đề tiêu hóa. Vì vậy, bạn nên cắt giảm các món ăn vặt hoặc thực phẩm chiên rán, chẳng hạn như khoai tây chiên, bánh ngọt, mì tôm… để tránh tăng gánh nặng cho ruột.
Theo VNE
Sự thật thú vị về hệ tiêu hóa
Ăn càng đơn giản càng dễ tiêu hóa. Ngoài ra, 80% hệ thống miễn dịch nằm ở đường ruột. Điều đó có nghĩa rằng bất cứ thứ gì đi vào bụng đều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn.
Trong khi ăn uống là niềm vui của nhiều người và cũng là cách để nuôi dưỡng cơ thể, chúng ta lại ít biết và tìm hiểu về hệ tiêu hóa của mình.
1. Hệ tiêu hóa của bạn dài 9 mét
Bạn có biết hệ tiêu hóa của chúng ta dài tới 9 mét từ đầu đến cuối? Bắt đầu với miệng, sau đó thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, và cuối cùng là hậu môn. Hệ tiêu hóa còn bao gồm đoạn xoắn, đoạn gấp và đường dẫn giữa các cơ quan. Ăn uống lành mạnh sẽ làm cho bạn cảm thấy tốt hơn, nhiều năng lượng hơn và cho phép hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng bạn ăn vào.
Ảnh: worldofdiets.
2. Ăn càng đơn giản, càng dễ tiêu hóa
Hầu hết chúng ta thích rất nhiều hương vị trong bữa ăn. Tuy nhiên, nhiều thực phẩm với nhiều loại hương vị sẽ khó tiêu hóa hơn. Một bữa ăn càng đơn giản thì càng dễ tiêu hóa. Một nguyên tắc nhỏ là chất tinh bột từ rau sẽ được tiêu hóa dễ dàng hơn, và hãy chọn chất béo từ thực vật, protein từ nguồn nạc thay vì nguồn mỡ. Rau xanh cũng giúp tiêu hóa thức ăn của bạn dễ dàng hơn vì rau xanh chứa các thuộc tính cay đắng tự nhiên. Thêm quá nhiều thành phần vào bữa ăn thường xuyên có thể dẫn đến chứng khó tiêu, ợ hơi, và đầy hơi.
3. Hấp thụ dinh dưỡng
Một thông tin quan trọng mà bạn nên biết là tất cả chất dinh dưỡng đều được hấp thu tại ruột non. Hệ thống tiêu hóa của bạn chịu trách nhiệm nhào trộn, tiêu hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng, và hầu hết quá trình này đều diễn ra ở ruột non.
4. 12-24 giờ
Thông thường, thực phẩm mất khoảng 12-24 giờ để được tiêu hóa hoàn toàn từ đầu đến cuối trong cơ thể bạn. Quá trình tiêu hóa cũng có thể bị thay đổi nếu bạn ăn phải thực phẩm khó tiêu hoặc mắc hội chứng gây kích thích bụng làm chậm hoặc đẩy nhanh tốc độ làm sạch dạ dày.
5. Serotonin
Bạn có biết hệ thống tiêu hóa chịu trách nhiệm sản xuất các hormone hạnh phúc serotonin? Nếu cơ thể bạn không nhận được dinh dưỡng hợp lý cần thiết hoặc bạn có vấn đề tiêu hóa, quá trình sản xuất serotonin trong cơ thể có thể bị gián đoạn. Hãy lựa chọn thực phẩm sạch, đơn giản dễ tiêu hóa là cách tốt nhất để đảm bảo serotonin được sản xuất một cách hiệu quả nhất có thể.
6. Hệ miễn dịch
Một điều quan trọng cần biết là 80% hệ thống miễn dịch của bạn nằm bên trong hệ thống tiêu hóa. Điều này có nghĩa rằng bất cứ thứ gì đi vào bụng của bạn đều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Đường ruột được gọi là bộ não thứ hai, vì vậy, đường ruột phải được ưu tiên hàng đầu để giữ tâm trí và cơ thể của bạn khỏe mạnh. Để giữ cho hệ thống miễn dịch hoạt động tốt, hãy ăn thêm chế phẩm sinh học để nuôi dưỡng đường ruột.
7. Stress cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Một điều bạn cần chú ý là mức độ căng thẳng trong cuộc sống cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Khi thực phẩm không được tiêu hóa đúng cách, chất dinh dưỡng không được hấp thụ, các vấn đề liên quan đến hội chứng ruột kích thích có thể phát sinh.
Theo VNE
10 loại gia vị giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh Hãy tận dụng một số loại gia vị sẵn có trong nhà để cân bằng lại hương vị và giúp cho hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh trong dịp đầu năm mới nhé. Năm mới đang đến gần, nhà nhà đều náo nức chuẩn bị cỗ bàn và mâm cơm cúng tổ tiên. Tuy nhiên, món ăn ngày Tết, nhất là các thức...