Một số thay đổi này của cơ thể có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nên bạn đừng bao giờ bỏ qua
Cơ thể có những cách “nói chuyện” riêng của nó, điều quan trọng là bạn phải tinh tế nhận ra những thông điệp nó muốn gửi gắm và phát ra.
Qua những thông điệp này, cơ thể của bạn muốn nói rằng nó đang “ổn” hoặc là “không ổn chút nào”. Các tín hiệu có thể được phát ra hàng ngày nhưng cũng có thể tập trung vào thời điểm nhất định nếu như cơ thể muốn cảnh báo bạn về một bệnh nào đó.
Bởi vậy, hãy lắng nghe và theo dõi các tín hiệu của cơ thể bạn bất kể chúng có vẻ kì lạ đến mức nào nhé. Bằng cách này, bạn sẽ kiểm soát sức khỏe của mình tốt hơn đấy.
Dưới đây là 6 dấu hiệu cảnh báo bệnh mà trang Bright Side đã thống kê và muốn cảnh báo đến bạn:
Nếu bạn nhận thấy rằng bàn chân của mình có màu hồng, da trông mỏng và nhăn nheo hơn thì bạn nên làm xét nghiệm máu để kiểm tra lượng đường trong máu. Triệu chứng này có thể chỉ ra một vấn đề về trao đổi chất, bao gồm cả bệnh tiểu đường.
Tiến sĩ Peter J Watkins, chuyên gia về bệnh tiểu đường, tác giả cuốn “ABC of Diabetes” và “Diabetes And Its Management” nói rằng, khi chân có màu hồng, đau đớn, dù không bị hoại tử cũng có thể là biểu hiện của chứng thiếu máu cục bộ. Trong trường hợp này người bệnh cần được kiểm tra khẩn cấp.
Bạn cần đi khám chuyên về nội tiết.
2. Cảm giác như đang được ôm
Nếu đôi khi bạn cảm thấy như cí ai đó đang ôm mình thật mạnh, siết chặt vùng eo, cơ thể hoặc chân thì bạn nên thực hiện một vài thử nghiệm để loại trừ nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng. Bạn cũng có thể có cảm giác khó chịu ở cánh tay và chân của bạn. Nó khiến bạn có cảm giác như đang đeo găng tay hoặc giày nặng. Cảm giác có thể thay đổi từ kích thích đến rất đau đớn, nhưng dù sao, bạn cũng nên chú ý đến nó.
Theo thông tin chia sẻ trên trang chuyên về đa xơ cứng Multiple Sclerosis Trust, cảm giác như đang được ôm là một triệu chứng của bệnh đa xơ cứng, khi đó bạn cảm thấy như thể siết chặt xung quanh ngực hoặc xương sườn hoặc nó có thể là áp lực trên một bên của thân mình. Một số người khi gặp biểu hiện này có thể cảm thấy rất khó thở. Vì vậy, bất kỳ cơn đau nào trong ngực cần phải được bác sĩ kiểm tra để chắc chắn nguyên nhân.
Video đang HOT
Bạn cần đi khám chuyên về thần kinh.
3. Lông mày mỏng đi
Nếu bạn nhận thấy lông mày của mình đang trở nên mỏng hơn thì bạn nên đi khám bác sĩ và kiểm tra tuyến giáp ngay. Đây có thể là một trong những triệu chứng của suy giáp.
Thông tin trên trang sức khỏe WebMD chỉ ra, suy giáp là tình trạng tuyến giáp của bạn đang hoạt động không đúng. Nó có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, nhạy cảm với cái lạnh, giảm cân, ảnh hưởng đến tâm trạng và suy nghĩ…
Những thay đổi trên da cũng có thể xảy ra, chẳng hạn như: Da trở nên nhợt nhạt, khô, ngứa, có vảy… Móng tay của bạn cũng có thể bị giòn hoặc phát triển chậm. Tóc của bạn cũng có thể thay đổi, trở nên thô ráp hoặc rụng tóc. Đôi khi bạn có thể bịrụng lông mày hoặc lông mày mỏng đi.
Bạn cần đi khám chuyên về nội tiết.
4. Ngón chân sưng lên
Ngay cả khi bạn đang có làn da mịn màng, không gây kích ứng, không ngứa, nhưng ngón chân của bạn sưng to giống như chiếc xúc xích thì bạn cũng nên đi khám bác sĩ. Triệu chứng này có thể báo hiệu bệnh viêm khớp vảy nến mà bạn đang gặp phải.
Bệnh viêm khớp vảy nến có thể phát triển ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp hơn cả ở những người trong độ tuổi 30-50. Bệnh chủ yếu gây viêm ở khớp và cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Có một dạng viêm khớp hiếm gặp, có khả năng gây tổn thương và hủy hoại nhanh chóng các khớp ở đầu ngón tay và ngón chân khiến cho bạn gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng khi đứng cũng như khi đi bộ.
Bạn cần đi khám chuyên về da liễu, bệnh thấp khớp.
5. Mất cảm giác thèm ăn
Cho dù bạn đang rất muốn giảm cân thì cũng đừng vội vui mừng khi nhận ra mình không muốn ăn gì cả. Nếu bạn cảm thấy bất ngờ chán ăn đồng thời lại giảm cân thì rất có thể đó là triệu chứng của một số rối loạn chuyển hóa. Nếu bạn cũng có triệu chứng trào ngược axit, đây có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Bạn nên đi khám chuyên về tiêu hóa.
6. Ngứa trên da
Nếu bạn nbị ngứa trên da thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Nhưng trước khi bạn gặp bác sĩ, kiểm tra chỗ ngứa xem có phải do côn trùng cắn, phản ứng dị ứng với kem dưỡng da mới dùng hoặc do mặc quần áo làm từ vải chất lượng thấp hay không. Nếu không xuất phát từ những nguyên nhân này thì bạn nên đi khám bác sĩ.
Bạn nên đi khám chuyên về nội tiết
Nguồn: Brightside/WebMD/Ncbi
Theo Helino
Không chỉ mùa đông, mùa hè bạn cũng có thể bị tróc da tay chân và đây là lý do
Tình trạng tróc da tay chân có thể xảy ra vào bất cứ mùa nào, kể cả mùa hè do những tác nhân dưới đây.
Có bao giờ bạn gặp trường hợp, vào mùa hè, dù đã cố dưỡng ẩm nhưng da tay chân vẫn cứ bong tróc đều đều hay không? Và có bao giờ bạn gặp trường hợp, cứ hễ động vào nước lâu là da tay chân lại nhăn nheo, thi nhau bong tróc? Nếu vẫn còn băn khoăn chưa biết tại sao lại xảy ra tình trạng này thì những tác nhân dưới đây sẽ là câu trả lời dành cho bạn.
Lạm dụng hóa mỹ phẩm
Có một tác nhân không ngờ dẫn tới tình trạng bong tróc da tay, chân vào mùa hè mà nhiều người mắc phải, đó là lạm dụng hóa, mỹ phẩm. Ngâm mình quá lâu với sữa tắm, lạm dụng kem dưỡng thể, kem tẩy lông, thường xuyên tiếp xúc với các chất tẩy rửa khác trong nhà như xà phòng, nước rửa bát... đều có thể là nguyên nhân gây dị ứng khiến da tay chân nhăn nheo và bong tróc thành từng mảng trắng khi da khô đi.
Cháy nắng
Khi bị cháy nắng, cơ thể sẽ xuất hiện phản ứng tự nhiên là khiến làn da của chúng ta bị bong tróc, có chỗ loang lổ kém thẩm mỹ, kể cả da chân tay. Đây được xem là cơ chế tự bảo vệ và hồi phục của cơ thể vì lớp da cũ đã tổn thương phải bị loại bỏ thì lớp da mới khỏe mạnh hơn mới được hình thành. Trong trường hợp này, bạn hãy chú ý đừng gãi và lột lớp da này quá mạnh. Hãy để nó "rụng" một cách tự nhiên nhằm hạn chế những vết xước không đáng có trên da bạn nhé!
Thiếu vitamin
Các loại vitamin như A, B, C... có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự khỏe mạnh của làn da. Vitamin A có tác dụng làm tăng sức sống và tái tạo tế bào da. Vitamin C lại đóng vai trò giúp tăng sức đề kháng, kích thích sản sinh collagen giúp da luôn mềm mịn, căng bóng. Bên cạnh đó, vitamin B giúp ngăn ngừa và làm chậm tốc độ lão hóa, từ đó hạn chế tình trạng da khô, bong tróc và ngứa ngáy. Bởi vậy, nếu cơ thể thiếu các loại vitamin này thì không có gì khó hiểu khi bạn liên tục đối mặt với tình trạng bong tróc da tay chân ngay cả vào mùa hè.
Nhiễm nấm
Vào mùa hè, nếu thường xuyên xỏ chân vào những đôi giày hay những chiếc tất bí bách thì hệ quả là bạn sẽ bị nhiễm nấm chân kèm theo hiện tượng tróc da chân. Mồ hôi và môi trường không thoáng khí trong giày sẽ là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn và nấm gây bệnh trên da phát triển. Chúng thường gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, da chân tróc thành từng mảng nhỏ, thậm chí xuất hiện một vài vết loét trong kẽ ngón chân.
Mất nước
Mất nước là nguyên nhân phổ biến gây tróc da tay chân. Đây có thể là hệ quả do bạn lạm dụng điều hòa hoặc lười uống nước. Lạm dụng điều hòa sẽ khiến độ ẩm tự nhiên bên dưới các tế bào da "bốc hơi". Còn lười uống nước không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn khiến các tế bào "khát" độ ẩm, gia tăng tốc độ lão hóa da. Kết quả là bạn sẽ phải nhìn da tay, chân bong tróc từng ngày. Do vậy, hãy sử dụng điều hòa khi thực sự cần thiết và bổ sung đủ 2 lít nước/ngày để không phải "khốn khổ" vì tróc da tay chân bạn nhé!
Nguồn: Health
Theo Helino
Biện pháp tránh thai nào phù hợp với bạn - đây là chia sẻ của bác sĩ mà bạn không nên bỏ qua Một trong những vấn đề gây đau đầu nhất với không ít chị em là làm sao tìm được biện pháp tránh thai phù hợp với cơ thể và lối sống của mình. Có quá nhiều biện pháp tránh thai cho bạn lựa chọn. Vì vậy, việc tìm hiểu sẽ gây không ít khó khăn cho bạn. Tiến sĩ Deborah Bateson của Tổ...