Một số tàu NĐ 67 mua bán xăng dầu trái phép trên biển
Một số tàu dịch vụ Dầu khí dôi dư dầu máy cũng bán lại dầu cho các tàu cá mà không có hóa đơn, chứng từ
Ngày 15-8, Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ( Ban chỉ đạo 389) do ông Đàm Thanh Thế, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 389 làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban chỉ đạo 389 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về thanh tra, kiểm tra, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn.
Tại buổi làm việc, đại diện Biên phòng tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, đại tá Phùng Văn Hoài, Trưởng phòng Phòng phòng, chống Ma túy và Tội phạm đã có những thông tin, trao đổi về vấn đề mua bán trái phép xăng dầu trên vùng biển tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu những tháng đầu năm 2018.
Theo đại tá Hoài, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu hiện có 46 DN/81 phương tiện kinh doanh vận chuyển xăng dầu. Trong đó có 5 DN đầu mối; 50 cửa hàng bán lẻ, bảy tàu dịch vụ cung ứng dầu. Có các kho chứa dầu của công ty Hải Linh, Hà Lộc, PV OIL, Petrolimex, Thanh Châu Phát và Đông Hải. Về tàu đánh bắt thủy sản hiện có 6.372 tàu cá; 41 tàu đóng theo NĐ 67/2014/NĐ-CP.
Thời gian qua tình hình mua bán, vận chuyển, sang mạn xăng dầu trái phép trên biển có nhiều diễn biến phức tạp. Phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng chủ yếu như sau:
Cải hoán trái phép tàu cá có công suất lớn để phục vụ việc mua bán, vận chuyển xăng dầu trái phép trên biển. Thường xuyên thay đổi tên, số phương tiện hoặc xóa tên, xóa số phương tiện, thậm chỉ sử dụng biển số giả của nước ngoài. để hoạt động.
Lợi dụng các tàu cá, tàu dịch vụ hậu cần thủy sản được đóng mới theo NĐ 67/2014-CP để mua bán xăng dầu không rõ nguồn gốc trên biển sau đó bán lại cho các tàu đang hoạt động; hoặc không xuất hóa đơn nhằm trốn thuế, gây thiệt hại cho Nhà nước.
Một số tàu dịch vụ dầu khí, tàu vận tải biển trên địa bàn trong quá trình hoạt động có dôi dư dầu máy đã bán lại cho các tàu cá, không có hóa đơn chứng từ.
Video đang HOT
Ngư dân mua dầu trong bờ hợp pháp với số lượng vừa phải để giảm chi phí. Sau đó ra khơi dài ngày lại mua xăng dầu trái phép từ các tàu nước ngoài, tàu Việt Nam. Khi bị kiểm tra sẽ xuất hóa đơn ban đầu để hợp thức hóa…
Kết quả đấu tranh, từ 1.12.2017 đến 31.5.2018, Biên phòng tỉnh đã bắt giữ bốn vụ về các hành vi vận chuyển dầu D.O không nguồn gốc, thiếu thủ tục giấy tờ, tịch thu 69.687 lít dầu D.O. Ngoài ra, các lực lượng khác như Cảnh sát Biển, Hải quan, công an đã phát hiện bắt giữ chín vụ mua bán, vận chuyển xăng dầu trái phép trên biển. Tang vật bị tạm giữ để điều tra khoảng 1.380.000 lít dầu D.O.
TRÙNG KHÁNH
Theo PLO
Buôn lậu vùng biên giới An Giang diễn biến phức tạp trong những tháng cuối năm
Ngày 14-8, Ban Chỉ đạo (BCĐ) 389 tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2018.
Theo báo cáo tại Hội nghị, trong 6 tháng đầu năm, các lực lượng chức năng trong tỉnh An Giang đã kiểm tra, phát hiện vi phạm 914 vụ (giảm 20% so với cùng kỳ) mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu. Tổng giá trị hàng hóa bắt giữ trên 28,5 tỷ đồng. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính và bán hàng hóa tịch thu 9,9 tỷ đồng.
Lực lượng chức năng tỉnh An Giang bắt giữ một vụ vận chuyển đường cát lậu.
Trong đó, bắt giữ gần 700.000 gói thuốc lá nhập lậu (tăng trên 27% so với cùng kỳ), trên 160.000kg đường cát nhập lậu (giảm trên 59% so với cùng kỳ). Khởi tố 20 vụ/ 21 đối tượng, trị giá tang vật khởi tố trên 1,9 tỷ đồng, 1.205 USD và hàng hóa là ma túy, pháo nổ. Lực lượng Công an đã khởi tố 14 vụ/15 đối tượng liên quan đến hành vi buôn lậu thuốc lá.
Thuốc lá điếu nhập lậu tại biên giới Tây Nam - vấn đề "nóng" được quan tâm.
Đối với thuốc lá nhập lậu, các đối tượng sử dụng xe gắn máy vận chuyển, đặc biệt là trên tuyến Quốc lộ 91 vẫn còn phức tạp. Các đối tượng lợi dụng các cơ quan giám định không đủ điều kiện kết luận đường cát ngoại nhập và việc cho phép các doanh nghiệp được sang chiết, pha trộn, đóng gói ngay tại cơ sở nên các đối tượng sử dụng hóa đơn doanh nghiệp có chức năng sang chiết, pha trộn đường hoặc hồ sơ mang hàng tịch thu hóa giá của Nhà nước để hợp thức hóa hàng nhập lậu.
Cần có chế tài, xử lý các đối tượng canh đường, tiếp tay buôn lậu.
Các đối tượng tham gia vận chuyển hàng lậu, hàng cấm hầu hết là người không có nghề nghiệp ổn định, hoàn cảnh kinh tế nghèo khó, lấy hoạt động vận chuyển hàng lậu, hàng cấm làm nguồn thu nhập chính trong gia đình. Trong đó, một số đối tượng là người thân hoặc chịu ơn của các đối tượng cầm đầu hoặc bị ràng buộc về kinh tế nên sẵn sàng nhận tội thay. Việc vận động chuyển đổi nghề cho nhóm đối tượng này rất khó khăn. Chưa có chế tài xử lý các đối tượng canh đường, tiếp tay cho buôn lậu.
Các đại biểu tham dự Hội nghị nhận định, do nhu cầu về hàng hóa sẽ tăng cao, nhất là những tháng cuối năm, dịp lễ, tết. Đó sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động buôn lậu gia tăng. Bên cạnh đó, lợi nhuận thu được từ hoạt động buôn lậu vẫn còn khá lớn nên các đối tượng sẽ tìm đối tượng sẽ tìm mọi cách để gia tăng hoạt động. Những vướng mắt trong công tác xử lý, đặc biệt là mặt hàng thuốc lá điếu nhập lậu, thiếu tính răn đe. Đăc biệt, là mùa nước nổi sắp đến sẽ là điều kiện thuận lợi để các đối tượng buôn lậu hoạt động...
Ông Lê Văn Nưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ 389 tỉnh An Giang phát biểu tại Hội nghị.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Lê Văn Nưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ 389 tỉnh An Giang, nhấn mạnh: "Trong thời gian tới các ngành, các cấp tỉnh An Giang cần tập trung mọi nguồn lực để công tác phòng, chống buôn lậu có hiệu quả cao. Xem báo chí là lực lượng tham gia góp phần đấu tranh trong công tác phòng chống buôn lậu. Phối hợp với báo, đài, kịp thời phát hiện khen thưởng những tập thể, cá nhân đấu tranh có hiệu quả trong công tác phòng, chống buôn lậu. Đồng thời, phản ánh, xử lý những trường hợp vi phạm. Tăng cường công tác huấn luyện nghiệp vụ cho các lực lượng chống buôn lậu, đặc biệt chú trọng kĩ năng trong mùa nước nổi sắp tới...
Nếu cần thiết, tổ chức đối thoại, gặp gỡ những đối tượng buôn lậu, vận chuyển hàng lậu, các đầu nậu... để công tác vận động, tuyên truyền thật sự có chiều sâu, hiệu quả. Đưa cộng đồng tham gia phòng, chống buôn lậu, cần có cơ chế khen thưởng đặc biệt cho công tác phòng, chống buôn lậu, cụ thể có thể khen thưởng 50% trên giá trị hàng hóa buôn lậu. Cần nâng cao chất lượng của thuốc lá, đường trong nước và xem xét giá thành phù hợp để "cạnh tranh" với hàng lậu. Cán bộ phải "giữ mình" và hoàn thành nhiệm vụ bằng tâm huyết, trách nhiệm".
Dịp này, BCĐ 389 tỉnh An Giang cũng đã tặng giấy khen cho nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng gian, hàng giả.
Trần Lĩnh
Theo cand
Tiêu hủy lợn vận chuyển trái phép qua biên giới Ngày 11-8, Đồn Biên phòng Lũng Cú, BĐBP Hà Giang phối hợp với Ban Chỉ đạo 389 huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang tiêu hủy hơn 800kg lợn thịt vận chuyển trái phép qua biên giới. Số lợn vận chuyển trái phép được đưa đi tiêu hủy theo quy định. Ảnh: Hữu Lanh Trước đó, vào hồi 21 giờ ngày 10-8, tổ tuần...