Một số quan chức Quảng Bình ngồi bàn ghế gỗ sưa tiền tỷ
Các quan chức tại Quảng Bình đều lý giải, do trước đây thiếu kinh phí nên nhiều cơ quan, đơn vị ở đây đã đóng bàn ghế gỗ sưa cho rẻ tiền.
Gần đây, dư luận rộ thông tin, gỗ sưa là loại lâm sản quý hiếm, có giá trị cao thì người dân Quảng Bình mới vỡ lẽ, có rất nhiều quan chức cao cấp của tỉnh này đang sở hữu những bộ bàn ghế tiền tỷ. Những bộ bàn ghế này chỉ được đặt trong phòng làm việc của các vị đầu ngành như bí thư, chủ tịch hay giám đốc sở.
Thay vì giữ kín bí mật, cán bộ tại UBND huyện Minh Hóa cho biết, thời gian gần đây, đêm đến, lãnh đạo huyện phải cử nhân viên túc trực cùng bảo vệ ngủ tại phòng làm việc của ông chủ tịch UBND huyện. Sở dĩ có việc như vậy vì tại phòng làm việc của vị này có bộ bàn ghế gỗ sưa quý hiếm có giá tiền tỷ.
Sưa tặc hoành hành, có thể đột vòm bất cứ đâu để kiếm sưa nên Sở Y tế Quảng Bình phải thuê hẳn một ê – kíp canh giữ một bộ bàn ghế làm bằng sưa đỏ. Đến lúc này, nhiều nhân viên trong cơ quan sở mới biết, vị giám đốc của mình đang tậu hàng sang trong phòng làm việc. Theo một đại gia buôn sưa tại địa phương cho biết, bộ bàn ghế này hiện có giá thị trường khoảng 5 tỷ đồng. Mặc dù đã có một số thương gia đặt vấn đề mua với giá trên nhưng sở này không bán.
Một chiếc ghế chạm rồng làm bằng gỗ sưa quý hiếm
Video đang HOT
Mới đây nhất, do phức tạp trước nạn trộm cắp gỗ sưa khắp nơi, nên Huyện ủy huyện Bố Trạch đã bán bộ bàn ghế tại phòng Bí thư với giá 1,5 tỷ. Trước khi bộ bàn ghế được chào bán, nhân viên văn phòng đã phải ngủ trên bộ bàn ghế này suốt nhiều đêm liền để bảo vệ. Bộ bàn ghế này, sau đó, được người mua bán lại cho thương lái với giá 5 tỷ đồng. Sợ nhân viên và bảo vệ vất vả với bọn sưa tặc nên một cơ quan cấp tỉnh cũng vừa bán một bộ gỗ sưa rất đẹp. Giá trị của bộ gỗ này được giữ bí mật, không tiết lộ. Nhưng theo giới thạo tin, bộ gỗ này phải có giá tiền tỷ ngoài thị trường vào thời điểm hiện nay.
Do sợ bị mất cắp, Công ty Lâm công nghiệp Long Đại (Quảng Bình), đã phải thuê bảo vệ và lắp thêm các camera theo dõi trong phòng khách. Tại phòng khách của công ty có bộ bàn ghế gỗ sưa loại lớn, có giá trị rất cao. Ngoài những camera tại phòng khách, công ty còn cho lắp hệ thống giám sát ở cả cửa ra vào cho an toàn.
Trước câu hỏi, vì sao rất nhiều cơ quan công quyền tại Quảng Bình lại sở hữu những bộ bàn ghế quý hiếm và đắt tiền như vậy, một cán bộ Tỉnh ủy ở tỉnh này đã giải thích, vì trước đây, gỗ sưa rẻ tiền. Cách trả lời này chỉ là ngụy biện, bởi như chúng tôi được biết, có một số bộ bàn ghế khi các cơ quan này mua về cũng đã có giá hàng trăm triệu. Thậm chí, có những bộ bàn ghế do các quan chức đang sử dụng được chính các đầu nậu buôn gỗ biếu tặng.
Một cán bộ hưu trí tại TP Đồng Hới thẳng thắn: “Đừng có nói là do ngày trước đơn vị khó khăn, không có tiền đóng bàn ghế bằng lim, hương, gọ… mà phải mua bàn ghế gỗ sưa về dùng. Nói như thế là không thuyết phục. Vì những bộ bàn ghế này chỉ có ở tại phòng của các vị giám đốc sở, chủ tịch, bí thư huyện. Còn cán bộ nhân viên và dân nghèo mơ cũng không có được cái loại “rẻ tiền” này để dùng”.
Vậy là, lâu nay, các quan chức dù là cấp huyện ở tỉnh nghèo Quảng Bình cũng đã âm thầm sử dụng tài sản công vượt định mức quy định. Một bộ bàn ghế trong phòng làm việc của họ có giá trị gấp 2 đến 3 lần chiếc xe ô tô của bộ trưởng sử dụng. Theo một số cử trị tại tỉnh này, những bộ bàn ghế trên cần phải được bán đấu giá và sung quỹ nhà nước. Nếu cơ quan nào tự ý bán là sai quy định vì đây là tài sản công.
Ngoài 3 cán bộ kiểm lâm bị đình chỉ và thuyên chuyển công tác liên quan đến vụ chặt 3 cây gỗ sưa, mới đây VQG Phong Nha – Kẻ Bàng đã yêu cầu ông Nguyễn Thanh Trì, trạm phó Trạm kiểm lâm 37 của Vườn viết tường trình về hành vi tiếp tay cho lâm tặc. Theo lãnh đạo VQG thì ông Trì đã biển thủ một khúc gỗ sưa 10kg, có giá trị khoảng gần 150 triệu đồng. Được biết, ông Trì là em trai của ông Nguyễn Hữu Trí (Hạt phó kiểm lâm VQG), người vừa bị đình chỉ công tác vì lấy một thanh gỗ huê 15 kg, trị giá khoảng 200 triệu đồng để thông đường cho một nhóm lâm tặc từ hung Trí ra.
Theo NDT
Giang hồ xâu xé gỗ huê
Đêm 20.5, sự bố ráp mạnh mẽ của lực lượng chức năng tại xã Xuân Trạch, H.Bố Trạch, Quảng Bình đã khiến các băng nhóm không thể tổ chức đưa gỗ ra như dự kiến; các nhóm giang hồ chực chờ cướp gỗ ở vòng ngoài cũng quần thảo không yên.
Sẵn sàng tuyên chiến
PV Thanh Niên có mặt tại khu vực đường vào hung Lầm (thuộc xã Xuân Trạch, H.Bố Trạch, Quảng Bình) sau khi hay tin trong hung này đã và đang xảy ra cuộc tranh giành 16 phách gỗ huê loại tốt nhất, ước 2 tỉ đồng/tấm. Có thông tin cho hay, trong rừng cách đường Hồ Chí Minh khoảng 4 giờ đi bộ đang có trên 200 người tụ tập tranh giành, giữ và tìm gỗ. Được biết, số gỗ này của một vài người trong nhóm 11 người chặt huê cất giấu bị tìm thấy, sau đó bị các băng nhóm ở Bàu Sen, Troóc (xã Phúc Trạch), Thọ Lộc (Vạn Trạch, H.Bố Trạch) và các tỉnh thành khác trấn cướp nhau.
Nắm được tin gỗ sẽ được tổ chức gùi ra, một lực lượng kiểm lâm hùng hậu được huy động từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh và các hạt kiểm lâm như Lệ Thủy, Minh Hóa tập trung chốt chặn trên đường từ hung Lầm ra. Tất cả được trang bị vũ khí quân dụng, bí mật chốt trực ở nhiều vị trí khác nhau và luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Cách đó không xa, một tổ tuần tra kiểm soát của lực lượng cảnh sát túc trực 24/24, kiểm tra chặt chẽ các loại phương tiện qua lại. Trong đêm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Phạm Hồng Thái và Phó chủ tịch UBND H.Bố Trạch Trần Phong cũng đã có mặt để theo dõi diễn biến tình hình và có hướng xử lý kịp thời.
Đống bao bì và kim tiêm trên đường vào hung Gia - Ảnh: T.Q.N
Không khí ngột ngạt
Cùng với thông tin về 16 phách gỗ huê sẽ được đưa ra khỏi rừng là sự xuất hiện ngày càng nhiều các nhóm người lạ mặt tại các xã Phúc Trạch, Xuân Trạch, Sơn Trạch. Ngay trong đêm 20.5, trong khi lực lượng chức trách chốt chặn tại nhiều điểm và trong tư thế sẵn sàng cưỡng chế bắt gỗ thì trên tuyến đường Hồ Chí Minh có 2 chiếc taxi, 1 xe ô tô bán tải và 1 chiếc 4 chỗ chật cứng người "lượn lờ" gần khu vực Trạm kiểm soát liên ngành Khe Sến. Được biết, cầm đầu nhóm người này là một tay anh chị ở TP.Đồng Hới.
Trong khi đó, ghi nhận của chúng tôi tại Phong Nha - trung tâm ăn nghỉ của cụm 3 xã Sơn-Phúc-Xuân, có rất nhiều người lạ với hành tung bí ẩn. Số người này đều có đặc điểm nhận dạng chung là luôn đội mũ, kẻ thì đầu trọc, cơ thể đầy hình thù xăm trổ. Đặc biệt, tại quán cơm V., có một nhóm đầu trọc, mình xăm, ở trần nói giọng Bắc đi ăn cơm với một nhóm người nước ngoài cũng đánh trần đầy vết xăm. Một người dân cho hay số người này mới xuất hiện. Còn tại nhà nghỉ S., có một nhóm thanh niên với bộ dạng tương tự đến từ Hải Phòng, Nghệ An và người địa phương thuê 3 phòng nghỉ trưa. Họ nhìn những người xung quanh với ánh mắt dò xét.
Giang hồ, dao kiếm và ma túy là những cụm từ được dân cũng như cán bộ quanh khu vực Phong Nha nhắc đến nhiều nhất với sự lo âu. Theo chỉ dẫn của một cán bộ, chúng tôi tiến vào bìa rừng hung Gia thuộc xã Phúc Trạch để xem thực hư việc có hàng đống kim tiêm tại đó. Quả đúng như thông tin ban đầu, dễ dàng nhận thấy ngay lối mòn vào rừng là một đóng kim tiêm, vỏ thuốc, chai lọ cái nguyên cái bể nằm ngổn ngang. Tìm hiểu ban đầu được biết, trong đó có kim tiêm chích ma túy và có cả thuốc tăng lực dùng cho người mới đi rừng.
Theo Thanh Niên
Kiểm lâm phủ nhận tiếp tay cho lâm tặc chặt sưa Trong bản tường tình, ông Trí phủ nhận hoàn toàn việc nhận gỗ sưa từ lâm tặc, mặc dù trước đó, có nói nhận một miếng rất nhỏ Ngày 18/5, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng cho biết, lãnh đạo Vườn đã nhận được 3 bản tường trình của 3 cán bộ kiểm lâm thuộc Hạt Kiểm lâm Phong Nha - Kẻ Bàng...