Một số nước ủng hộ Ukraine kêu gọi đàm phán với Nga
Trích dẫn nhiều nguồn tin, Bloomberg cho hay ít nhất một quốc gia phương Tây ủng hộ Ukraine kêu gọi tham gia đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Các nhà lãnh đạo phương Tây và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bên lề hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 tại Washington. Ảnh: Getty Images
Theo hãng tin này, các cuộc đàm phán có thể diễn ra với Moskva trước cuộc họp của các nhà lãnh đạo G20 tại Brazil vào giữa tháng 11 và sẽ do Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, hoặc các bên khác tiến hành.
Tổng thống Ukraine đang ở Mỹ để tham dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79. Tại đây, ông dự kiến sẽ trình bày “ kế hoạch chiến thắng” để giải quyết xung đột với Nga. Nhà lãnh đạo Ukraine có kế hoạch tiết lộ nội dung của kế hoạch với Tổng thống Mỹ Joe Biden vào cuối tuần này. Ông Zelensky tin rằng sự ủng hộ của Washington chính là “chìa khóa” cho thành công của Ukraine.
Tuy nhiên, Bloomberg cho hay một số quan chức phương Tây đang hoài nghi về “kế hoạch chiến thắng” của ông Zelensky nhằm chấm dứt xung đột.
Trích dẫn các nguồn tin, Bloomberg nhận định đề xuất này không bao gồm điều bất ngờ thực sự nào và sẽ không phải là yếu tố thay đổi cuộc chơi trong cuộc xung đột. Một quan chức mô tả kế hoạch này dường như giống với “danh sách mong muốn” hơn là một kế hoạch hành động.
Kiev đã loại trừ các cuộc đàm phán với Nga và bác bỏ mọi khả năng thỏa hiệp. Giới chức Ukraine tuyên bố bằng cách leo thang xung đột, họ có thể buộc Moskva phải chấp thuận giải pháp hòa bình theo các điều khoản của Kiev.
Video đang HOT
Hôm 23/9, ông Andrey Yermak, Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, đã nhắc lại lời trấn an những nước ủng hộ phương Tây rằng đừng lo lắng về phản ứng dữ dội có thể xảy ra từ chiến lược này.
Ngoài ra, Chính phủ Ukraine muốn được phép sử dụng vũ khí do phương Tây tài trợ để tấn công các mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ Nga. Ông Putin đã cảnh báo rằng Moskva sẽ coi động thái này là hành động chiến tranh trực tiếp của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và sẽ đáp trả tương ứng.
Theo các báo cáo, Ukraine cũng muốn nhận được sự đảm bảo an ninh theo kiểu NATO và con đường ngắn hơn để gia nhập vào khối quân sự do Mỹ dẫn đầu, cùng đảm bảo hỗ trợ tài chính dài hạn mà các chính quyền tương lai của Washington không thể thu hồi.
Moskva coi cuộc xung đột ở Ukraine là cuộc chiến ủy nhiệm do Mỹ dẫn đầu chống lại Nga, mà phương Tây sẵn sàng tiến hành “cho đến người Ukraine cuối cùng”. Giới chức Nga cho biết việc Ukraine gia nhập NATO sẽ gây ra mối đe dọa hiện hữu đối với nước này và phải ngăn chặn bằng mọi biện pháp cần thiết.
Trong diễn biến liên quan, chiều tối 23/9, hãng Reuters dẫn phát biểu của người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, cho biết nếu có thông tin chính thức về “kế hoạch chiến thắng” của Tổng thống Zelensky thì Điện Kremlin sẽ nghiên cứu.
“Chúng tôi tin rằng không thể tiến hành bất kỳ phân tích nào dựa trên các báo cáo của phương tiện truyền thông. Nếu một số thông tin xuất hiện từ các nguồn chính thức, tất nhiên, chúng tôi sẽ nghiên cứu thông tin đó”, ông nói.
Tuy nhiên, theo người phát ngôn Điện Kremlin, hiện nay có rất nhiều thông tin khác nhau, bao gồm thông tin trái ngược nhau, thông tin không đáng tin cậy về “kế hoạch chiến thắng”của Ukraine, cho nên, Điện Kremlin “rất thận trọng về vấn đề này”.
Điện Kremlin lần đầu lên tiếng về 'Kế hoạch Chiến thắng' của tổng thống Ukraine
Ngày 23/9, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov đã đưa ra phản hồi đầu tiên về "Kế hoạch Chiến thắng" của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhằm chấm dứt chiến tranh với Liên bang Nga.
Trong bản tin phát tin vào chiều tối 23/9, hãng Reuters dẫn phát biểu của người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho biết nếu có thông tin chính thức về "Kế hoạch Chiến thắng" của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thì Điện Kremlin sẽ nghiên cứu.
Ông Peskov nói: ""Chúng tôi tin rằng không thể tiến hành bất kỳ phân tích nào dựa trên các báo cáo của phương tiện truyền thông. Nếu một số thông tin xuất hiện từ các nguồn chính thức, tất nhiên, chúng tôi sẽ nghiên cứu thông tin đó".
Tuy nhiên, theo người phát ngôn Điện Kremlin, hiện nay có rất nhiều thông tin khác nhau, bao gồm thông tin trái ngược nhau, thông tin không đáng tin cậy về "Kế hoạch Chiến thắng" của Ukraine, cho nên, Điện Kremlin "rất thận trọng về vấn đề này".
Trước đó vào ngày 22/9, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đến Mỹ, tham dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79.
Đây là chuyến đi Mỹ thứ 5 của ông Zelensky kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine nổ ra và một nội dung quan trọng của chuyến thăm là ông Zelensky dự định trình bày với Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden và hai ứng cử viên tổng thống Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hoà về "Kế hoạch Chiến thắng" của Kiev nhằm chấm dứt cuộc xung đột với Liên bang Nga, vốn đã kéo dài 2 năm rưỡi.
Chuyến thăm diễn ra sau các cuộc giao tranh dữ dội trong mùa hè. Trong những tuần gần đây, chính quyền Kiev đã gây sức ép với phương Tây nhằm "dỡ bỏ các rào cản" về vũ khí tầm xa. Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa thu được kết quả.
Trong tuyên bố đưa ra trước chuyến thăm, ông Zelensky cho biết Mỹ và Anh chưa cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do lo ngại xung đột leo thang, song ông sẽ không từ bỏ hy vọng. Do đó, nhiều khả năng trong cuộc gặp với Tổng thống Biden, dự kiến vào ngày 26/9 tại Nhà Trắng, ông Zelensky sẽ nỗ lực thuyết phục "ông chủ" Nhà Trắng thay đổi quyết định.
Vẫn chưa có chi tiết nào về "Kế hoạch Chiến thắng" được công bố, nhưng ông Zelensky cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được xem "toàn bộ" kế hoạch này, sau đó kế hoạch sẽ được giới thiệu tới "tất cả các nhà lãnh đạo của những quốc gia đối tác".
Theo tờ The Kyiv Post ngày 22/9, "Kế hoạch Chiến thắng" được kỳ vọng sẽ định hình hướng đi của cuộc chiến, nhằm kết thúc cuộc chiến theo những điều kiện có lợi cho Ukraine.
Ukraine nhấn mạnh rằng họ sẽ không chấp nhận bất kỳ nỗ lực nào nhằm đóng băng cuộc chiến hoặc kéo dài cuộc xung đột dưới hình thức khác. Kế hoạch của Tổng thống Zelensky bao gồm việc "khôi phục toàn bộ lãnh thổ Ukraine, đòi hỏi Nga phải rút quân khỏi các khu vực miền Đông Ukraine và chịu trách nhiệm về những hành động kể từ năm 2014".
Cuộc thảo luận giữa Tổng thống Zelensky và các nhà lãnh đạo Mỹ sẽ tập trung vào việc Washington có ủng hộ kế hoạch trên hay không. Trong trường hợp Mỹ từ chối, Ukraine sẽ vẫn kiên định tiếp tục chiến đấu. Ông Zelensky đã khẳng định rằng Ukraine đã có "Kế hoạch B", tức là tiếp tục tự vệ và tiến hành các hoạt động quân sự cho đến khi đạt được mục tiêu.
Ba vấn đề chính đáng chú ý trong chuyến đi Mỹ của Tổng thống Ukraine Khi Tổng thống Ukraine thực hiện chuyến đi thứ 5 tới Mỹ để thảo luận với người đồng cấp nước chủ nhà Joe Biden và những người kế nhiệm tiềm năng của ông, dự kiến sẽ có động thái về một số vấn đề quan trọng. Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc gặp tại Nhà...