Nga lên tiếng về số phận của hoà đàm sau khi Ukraine tấ.n côn.g tỉnh Kursk
Ngày 14/8, đặc phái viên của Bộ Ngoại giao Liên bang Nga Rodion Miroshnik cho biết Kiev đã tạm dừng vấn đề đàm phán hòa bình với Moskva “trong một thời gian dài” bằng cách tấ.n côn.g tỉnh Kursk.
Trong một phát biểu đưa ra ngày 14/8, đặc phái viên của Bộ Ngoại giao Liên bang Nga Rodion Miroshnik cho rằng Ukraine tấ.n côn.g tỉnh Kursk là hành động khủn.g b.ố và chí ít đã khiến các cuộc đàm phán hòa bình tạm dừng trong thời gian dài.
Theo ông Miroshni, phía Ukraine đã cố tình làm như vậy và việc “đàm phán phán hòa bình với một kẻ thù hoàn toàn không đủ năng lực là điều không bình thường”.
Video đang HOT
Ngày 6/8, theo giờ Việt Nam, Ukraine đã tăng cường pháo kích, sau đó là triển khai tấ.n côn.g trên bộ với sự hỗ trợ của xe tăng và xe bọc thép nhằm vào tỉnh Kursk của Liên bang Nga.
Phát biểu tại cuộc họp được truyền hình trực tiếp với các quan chức an ninh cấp cao và các thống đốc khu vực vào ngày 12/8, Tổng thống Liên bang Nga, ông Vladimir Putin cho rằng giờ đây thì đã rõ lý do tại sao Ukraine từ chối đề xuất quay lại với kế hoạch hoà bình của Liên bang Nga cũng như đề xuất của các bên trung gian quan tâm và trung lập.
Theo ông Putin, có vẻ như Kiev với sự giúp đỡ của phương Tây đang thực hiện ý muốn của mình là tìm cách cải thiện vị thế đàm phán trong tương lai.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga đã đặt câu hỏi ngược lại rằng: “Nhưng chúng ta có thể đàm phán kiểu gì với những kẻ nhắm vào dân thường, cơ sở hạ tầng dân sự một cách bừa bãi hoặc cố gắng đ.e dọ.a các cơ sở điện hạt nhân? Chúng ta có thể đàm phán kiểu gì với họ?”
Trước đó, vào ngày 13/6, Tổng thống Liên bang Nga, ông Vladimir Putin đã đưa ra một đề xuất hòa bình mới nhằm giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine.
Đề xuất này bao gồm yêu cầu công nhận bán đảo Crimea, Cộng hòa nhân dân Donetsk và Lugansk (tự xưng) cũng như các khu vực Kherson và Zaporizhia là các khu vực của Liên bang Nga, duy trì tình trạng không liên kết và phi hạt nhân của Ukraine, phi quân sự hóa và phi quân sự hóa Ukraine cũng như dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga. Ông Putin cũng kêu gọi Ukraine duy trì tình trạng trung lập, không gia nhập NATO.
Tuy nhiên, Ukraine đã bác bỏ sáng kiến này. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky mô tả đề xuất của Moskva là tối hậu thư, trong khi cố vấn của Tổng thống Ukraine là ông Mikhail Podolyak nói rằng các sáng kiến mới của Nga “không có đề xuất hòa bình thực sự”.
Ukraine cho đến nay vẫn coi công thức hòa bình 10 điểm do Tổng thống Zelensky đưa ra là nền tảng cho mọi cuộc hòa đàm, trong đó có việc Nga phải rút quân vô điều kiện khỏi lãnh thổ Ukraine, bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, Moskva coi những yêu cầu này là “không thực tế”.
HĐBA LHQ họp khẩn về xung đột tại Ukraine
Ngày 9/7 (theo giờ New York, Mỹ), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã nhóm họp phiên khẩn cấp để thảo luận về tình hình xung đột tại Ukraine sau khi xảy ra các cuộc tấ.n côn.g quy mô bằng tên lửa tại nước này.
Toàn cảnh một phiên họp của HĐBA LHQ tại New York, Mỹ. Ảnh (tư liệu): THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại LHQ, một số nước đã lên tiếng chỉ trích Nga, nước đang giữ cương vị Chủ tịch HĐBA trong tháng 7, với cáo buộc tiến hành "các cuộc tấ.n côn.g có hệ thống" nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự ở Ukraine. Quyền Điều phối viên Cứu trợ Khẩn cấp của LHQ, Joyce Msuya, đã lên án các vụ tấ.n côn.g bằng tên lửa nhằm vào nhiều thành phố ở Ukraine. Theo bà Joyce Msuya, Văn phòng Nhân quyền LHQ (OHCHR) đang xác minh các số liệu, trong khi nhân viên cứu trợ, nhân viên bệnh viện và lực lượng tình nguyện viên đang dọn dẹp đống đổ nát để tìm kiếm các nạ.n nhâ.n mắc kẹt.
Phát biểu trước HĐBA, Đại sứ, Trưởng phái đoàn thường trực Liên bang Nga tại LHQ Vassily Nebenzia tuyên bố các đồng nghiệp phương Tây có lẽ đã thấy rằng "những phân tích từ các bức ảnh và video cho thấy rõ đó là đó tên lửa phòng không Ukraine". Trước đó, Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng khẳng định "Nga không tấ.n côn.g các mục tiêu dân sự".
Về phần mình, Phó trưởng Phái đoàn thường trực Trung Quốc tại LHQ, Đại sứ Cảnh Sảng (Geng Shuang) hối thúc tất cả các bên liên quan tới cuộc xung đột hiện nay ở Ukraine "không đổ thêm dầu vào lửa", hãy thể hiện ý chí chính trị và sớm khởi động các cuộc đàm phán hòa bình.
Theo nhà ngoại giao Trung Quốc, ưu tiên hàng đầu hiện nay là giảm leo thang xung đột bằng việc thực thi ba nguyên tắc "không mở rộng chiến trường, không leo thang chiến sự và không bên nào đổ thêm dầu vào lửa".
Tỉnh thứ hai của Nga giáp biên giới với Ukraine ban bố tình trạng khẩn cấp Ngày 14/8, Thống đốc tỉnh biên giới Belgorod của Liên bang Nga Vyacheslav Gladkov đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn tỉnh, trở thành tỉnh thứ hai sau Kursk phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp do các cuộc tấ.n côn.g liên tục của Ukraine. Thống đốc Belgorod - ông Vyacheslav Gladkov. Ảnh: Sputnik Tân Hoa xã cho biết Thống đốc...