Một số nước Arab đình chỉ nhiều chuyến bay để ngăn Covid-19
Một số nước Arab thông báo đình chỉ việc đi và đến một số quốc gia đang có dịch covid-19 bùng phát và đóng cửa các địa điểm công cộng.
Saudi Arabia quyết định tạm thời đình chỉ việc đi lại của người dân đến một số quốc gia đang có dịch covid 19 bùng phát. Các quốc gia bị đình chỉ tới là các nước thuộc Liên minh châu Âu, Thụy Sĩ, Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka, Philippines, Sudan, Ethiopia, Nam Sudan, Eritrea, Kenya, Djibouti và Somalia.
Kuwait họp báo và công bố các biện pháp phòng dịch covid 19- Ảnh RT.
Việc đình chỉ cũng bao gồm những người nhập cảnh từ các quốc gia này hoặc nhập cảnh của những người có mặt ở các quốc gia này trong vòng 14 ngày trước khi đến. Việc di chuyển qua tất cả các cảng đất liền với Jordan cũng bị đình chỉ trong khi giao thông thương mại và hàng hóa vẫn được cho phép cùng các trường hợp nhân đạo đặc biệt. Quyết định có hiệu lực sau 72 giờ cho phép công dân và những người có giấy phép cư trú hợp lệ trở về nước.
Kuwait cũng quyết định đình chỉ hầu hết các chuyến bay chở khách đến và đi từ nước này bắt đầu từ ngày 12 đến 26/3 trong nỗ lực ngăn chặn dịch Covid-19 bùng phát.
Chính phủ Kuwait quyết định đình chỉ các chuyến bay thương mại đến và đi từ sân bay quốc tế Kuwait từ thứ Sáu và đóng cửa các nhà hàng, quán cà phê kể cả trong các trung tâm mua sắm, đóng cửa các câu lạc bộ và trung tâm sức khỏe tư nhân. Trong khi đó, Bộ Y tế nước này khẳng định kho thuốc dự trũ đủ đảm bảo chữa trị cho người dân và sẽ tiến hành một quy trình thống nhất để mở tất cả các nhà thuốc, trung tâm y tế. Tính đến ngày 11/3, Kuwait có 72 trường hợp mắc bệnh Covid-19.
Saudi Arabia phòng chống dịch Covid-19. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Trước tình hình dịch bệnh ngày càng lan rộng, chính quyền Iraq cũng đã thực hiện các biện pháp rộng rãi để ngăn chặn sự lây lan như đóng cửa các trường học và đại học đến ngày 21/3, đóng cửa các địa điểm công cộng như công viên, quán cà phê và rạp chiếu phim. Iraq cũng cấm khách nước ngoài tư 11 quốc gia và ngăn công dân đi du lịch tới đó gồm Trung Quốc, Iran, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Italy, Kuwait, Bahrain, Pháp và Tây Ban Nha. Một số chuyến bay nội địa cũng bị dừng trong khoảng thời gian từ ngày 14 đến ngày 28/3.
Thủ tướng Lebanon Hassan Diab cũng tuyên bố sẽ dừng tất cả các chuyến bay đến và đi từ Italy, Hàn Quốc, Trung Quốc và Iran để hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19. Lebanon cũng đã quyết định ngăn chặn du khách đến từ Pháp, Ai Cập, Syria, Iraq, Tây Ban Nha, Anh và Đức. Công dân Lebanon, các nhà ngoại giao và nhân viên NGO có bốn ngày để trở về Lebanon. Một số biện pháp sẽ được thực hiện để đóng cửa những nơi công cộng như trung tâm mua sắm và nhà hàng, cảnh báo chống lại các cuộc tụ họp công cộng. Trước đó, Bộ Y tế Lebanon đã thông báo rằng tổng số ca mắc bệnh covid-19 ở nước này đã tăng lên 61 và đã có 2 trường hợp bị tử vong./.
Theo Ngọc Thạch/VOV-Cairo
Chính phủ Đoàn kết dân tộc Nam Sudan đối mặt với nhiều thách thức
Liên hợp quốc yêu cầu Nam Sudan cần khẩn trương thực hiện các nội dung của thỏa thuận hòa bình 2018, nổi bật trong đó là các cam kết về an ninh.
Ông Riek Machar (thứ 2, phải), lãnh đạo lực lượng phiến quân, tuyên thệ nhậm chức Phó Tổng thống thứ nhất của Nam Sudan tại Juba ngày 22/2/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 4/3, Đặc phái viên của Liên hợp quốc tại Nam Sudan David Shearer cho biết Chính phủ Đoàn kết dân tộc Nam Sudan đang phải đối mặt với một loạt thách thức.
Tuy nhiên, những khó khăn này sẽ chính là phép thử quan trọng để đánh giá nỗ lực và sự thống nhất của nước này trong giai đoạn chuyển tiếp.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, ông Shearer đã yêu cầu Nam Sudan cần khẩn trương thực hiện các nội dung của thỏa thuận hòa bình 2018, nổi bật trong đó là các cam kết về an ninh.
Ông cho rằng, chính phủ đoàn kết có thể thúc đẩy những thay đổi tích cực, bao gồm tạo điều kiện thuận lợi cho những người phải rời bỏ nhà cửa sang các địa phương khác trong nước để lánh nạn về nhà và hồi hương người tị nạn.
Sau khi thỏa thuận hòa bình 2018 được ký kết giữa Tổng thống Salva Kiir và lãnh đạo phe đối lập Riek Machar, khoảng 800.000 người dân lánh nạn trong nước đã quay trở về nhà.
Trong một tuyên bố mới đây, Tổng thống Kiir vẫn tiếp tục đề nghị những người dân đang sống trong các trại tập trung trong cả nước và tị nạn ở các nước láng giềng nhanh chóng hồi hương.
Ông cũng yêu cầu cần phải đảm bảo sự an toàn cho các khu vực tái định cư để người dân yên tâm trở về.
Mặc dù Chính phủ Đoàn kết dân tộc Nam Sudan vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức, song đặc phái viên Liên hợp quốc vẫn đánh giá cao các nhà lãnh đạo Nam Sudan trong thời gian qua khi thể hiện được vai trò lãnh đạo của mình.
Ông Shearer bày tỏ hy vọng thời gian tới nhiều chính sách tiến bộ sẽ tiếp tục được chính quyền Nam Sudan thực hiện.
Ngoài ra, ông cũng kêu gọi các đối tác quốc tế tăng cường hỗ trợ cũng như tạo áp lực nhất định để thúc đẩy và duy trì nỗ lực của chính phủ đoàn kết trong tiến trình tái thiết đất nước.
Chính phủ Đoàn kết dân tộc Nam Sudan được thành lập vào ngày 22/2 vừa qua, theo thoả thuận hoà bình được ký kết tháng 9/2018 giữa Tổng thống Salva Kiir và lãnh đạo phe đối lập Riek Machar.
Ông Machar cũng đồng thời tuyên thệ nhậm chức Phó Tổng thống thứ nhất của đất nước.
Các bên liên quan tại Nam Sudan đang đàm phán về việc phân bổ các chức bộ trưởng trong chính phủ chuyển tiếp. Giai đoạn chuyển tiếp ở Nam Sudan sẽ kéo dài trong 3 năm, và kết thúc bằng tổng tuyển cử trong cả nước./.
Theo Quang Trường (TTXVN/Vietnam )
Việt Nam kêu gọi HĐBA đánh giá lại cơ chế trừng phạt Nam Sudan Đại sứ Đặng Đình Quý đánh giá cao việc thành lập chính phủ chuyển tiếp ở Nam Sudan, cho rằng nếu giữ vững quyết tâm chính trị này, các lãnh đạo Nam Sudan có thể giải quyết được những vấn đề tồn đọng. Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc. (Ảnh: Hữu...