Một số nhà làm game có sức ảnh hưởng lớn trong làng game (Phần I)
Call of Duty: Modern Warfare 2 đã tạo được thành công lớn về mặt thương mại cho cả nhà phát triển Infinity Ward lẫn hãng phát hành Activision khi thu được hơn 1 tỉ USD trên toàn cầu. Những tưởng đây sẽ là sự gắn kết giữa hai hãng nhưng không ngờ khủng hoảng đã ập đến khi vào ngày đầu của tháng 3 vừa rồi, Activision đã quyết định sa thải Jason West – chủ tịch của Infinity Ward và Vince Zampella, đồng sáng lập studio trên.
Jason West và Vince Zampella là những trụ cột quan trọng nhất của IW, những người đứng sau thành công của MW2 nói riêng cũng như những phiên bản COD do IW sản xuất nói chung. Sau khi bị sa thải, hai người này đã đâm đơn kiện Activision để mong lấy lại số tiền bản quyền cũng như thương hiệu Modern Warfare. Tuy nhiên sau đó họ lại gặp vấn đề khi bị Activision kiện “ngược” về hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh và có ý định chiếm đoạt IW.
Vào ngày 12 tháng 4 vừa rồi, một studio độc lập mới toanh được bảo trợ bởi đại gia EA đã ra đời với tên gọi Respawn Entertainment, đứa con tin thần mới của hai nhà làm game nói trên. Đúng như tên gọi, có vẻ như West và Zampella đang hy vọng mở ra một cuộc “tái sinh” với studio này.
Nhà thiết kế Warren Spector được xem là một trong những “cây đại thụ” trong làng game PC, với những tác phẩm đặc sắc về thể loại game nhập vai và bắn súng góc nhìn thứ nhất. Đặc biệt, ông rất thành công trong việc kết hợp cả 2 thể loại này với nhau. Kết quả là những game để đời như System Shock (1994) và Deus Ex (2000) đều được giới game thủ hưởng ứng nhiệt liệt.
Không chỉ vậy, những ý tưởng, cách tiếp cận và lý thuyết của ông có những ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc đến toàn bộ nền công nghiệp game nói chung.
Spector thành lập hãng game của mình mang tên Junction Point Studios và mãi đến gần đây, ông mới công bố dự án game đang thực hiện tại studio mới của mình. Game có tên là Epic Mickey với nhân vật chính là chú chuột nổi tiếng Mickey của Walt Disney.
Tim Schafer
Nhiều game thủ cùng những nhà phân tích đều đưa ra nhận xét: “ Thế giới game sẽ trở nên nhạt nhẽo vô cùng nếu không có Tim Schafer”.
Là một người có khiếu nói chuyện hài hước cùng những câu chuyện hấp dẫn, Schafer có khả năng kết hợp màu sắc để tạo ra các yếu tố tác động lên thị giác hấp dẫn mà không bị quá lòe loẹt. Những tựa game nổi tiếng như The Secret of Monkey Island, Full Throttle, Grim Fandango hay Brutal Legend là minh chứng cụ thể cho khả năng của nhà thiết kế này. Những nét sáng tạo, khả năng cụ thể hóa và chú ý đến từng chi tiết luôn là những gì người chơi tìm thấy trong các game của Schafer.
Video đang HOT
Nolan Bushnell
Nolan Bushnell được rất nhiều người coi là “cha đẻ” của nền công nghiệp game hiện đại. Sau khi chơi game Ping-Pong trên Odyssey vào đầu năm 1970 tại một hội chợ, Bushnell đã “thể hiện” một hành động rất nhạy bén: đó là ăn cắp ý tưởng từ game này và phát triển tiếp.
Năm 1972, Bushnell đã tự thành lập công ty cho riêng mình, đặt tên là Atari, và sau đó phiên bản đầu tiên của Pong xuất hiện . Pong là bản thương mại đầu tiên của một video game thật sự thành công. Máy Atari 2600 ra đời năm 1977 ngay lập tức được công chúng công nhận và đã đặt nền móng vững chắc cho triều đại của Bushnell. Nhưng ông chưa dừng lại với những gì đã đạt được. Với quyền nắm giữ một vài bằng sáng chế trong tay trong buổi đầu của nền công nghiệp điện tử, Bushnell còn là nhân vật chủ chốt của trên 20 công ty, bao gồm cả Chuck E. Cheese.
John Carmack
John Carmack là một lập trình viên và đồng sáng lập của id Software. Ông là người đầu tiên đưa công nghệ 3D vào thể loại game FPS, và đã nhanh chóng trở thành triệu phú ở vào tuổi 21. Những nội dung bạo lực trong game của Carmack như Wolfenstein 3D, Doom hay Quake còn là đề tài của nhiều cuộc tranh luận sôi nổi cho dến tận bây giờ.
Cùng với việc phát triển game FPS, Carmack còn chịu trách nhiệm cải tiến chất lượng đồ họa cũng như thiết kế các engine mới. Cùng với các tựa game chất lượng của mình, nhà thiết kế này còn mang đến cho chúng ta Shareware – một mạng LAN có ý tưởng tuyệt vời cho mã nguồn mở. Carmack còn tự nghiên cứu về ngành tên lửa học và đang là kỹ sư trưởng của dự án Armadillo Aerospace.
Ralph Baer
Năm 1972 chứng kiến nhiều sự kiện có ảnh hưởng lớn như vụ Watergate, HBO thành lập, “Ngày chủ nhật đẫm máu” ở Bắc Ireland, và quan trọng hơn hết là sự ra đời của máy console chơi game được thiết kế theo phong cách lịch lãm của Ralph Baer.
Sau này Ralph Baer còn thành lập một công ty riêng và hoạt động độc lập. Ông liên tục nghiên cứu, phát triển những ý tưởng vừa ngộ nghĩnh vừa có vẻ điên rồ. Thí dụ, ông đã để cho một con gấu bông chuyện trò với một nhân vật hoạt hình trên màn hình, hay ông là người sáng tạo ra bức thảm chùi chân biết nói đầu tiên. Trò chơi Simon của ông ra đời từ những năm 80 và vẫn tồn tại cho đến tận ngày hôm nay.
Sinh ngày 8/3 năm 1922, hiện đã gần tuổi 90 nhưng Ralph Baer nhưng người ta vẫn thấy ông cặm cụi đi tìm cái mới cho sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử. Đánh giá rất cao những đóng góp của ông cho sự phát triển của thế giới giải trí nói chung, ngành công nghiệp điển tử nói riêng, hai năm liền Tổng thống Mỹ George W. Bush đã trao tặng ông Huân chương “Vì sự nghiệp khoa học và công nghệ”.
Shigeru Miyamoto
Miyamoto, một con người nhỏ bé nhưng đã làm lên những thành công lớn cho hãng Nintendo. Ông là người đứng đằng sau thiết kế hàng loạt những tựa game nổi tiếng cho hãng như Donkey Kong, Mario Bros., Zelda hay Star Fox… tổng cộng với trên 60 tựa game khác nhau.
Ông được coi là một trong những nhà thiết kế game nổi tiếng nhất thế giới, được coi là “cha đẻ của trò chơi điện tử hiện đại”. Miyamoto đã tạo nên cuộc cách mạng về game điện tử đầu thập niên 1980 đồng thời cũng được xem là một trong những bộ óc sáng tạo nhất trong ngành công nghiệp game.
Dòng game Mario là một ví dụ kinh điển cho những nỗ lực phi thường đáng khen ngợi của ông. Với tính sáng tạo và luôn được đổi mới, những game do Miyamoto thiết kế luôn là những gì mà các tựa game khác phải ngưỡng mộ.
Theo gamek
6 cuộc chạm trán "một mất một còn" trong thế giới console
1. SNES vs Sega Genesis
Ngay trong thời kỳ sơ khai của ngành game, Nintendo và Sega đã là kỳ phùng địch thủ. Giai đoạn đầu, Sega tỏ ra chiếm ưu thế nhờ số lượng sản phẩm đa dạng. Tuy vậy, kể từ khi SNES ra đời, gió bất ngờ đổi chiều. Nintendo đánh trúng tâm lý người tiêu dùng với một chiếc console gọn nhẹ, giá cả bình dân, và có nhiều game hấp dẫn (Super Mario World, Donkey Kong Country...).
Đối thủ của SNES - Sega Genesis cũng chẳng phải hạng xoàng. Genesis có thiết kế bóng bẩy, một trong những dòng máy đầu tiên sử dụng đĩa game. Sản phẩm rất được ưa chuộng tại Nhật Bản và Bắc Mỹ.
Cuộc chiến bất phân thắng bại nhưng đã góp phần đẩy nhanh sự phát triển của hệ máy console, ghi dấu lời từ biệt với những chiếc máy game xèng cồng kềnh, đắt đỏ. Riêng với Sega, đây là lần cuối cùng nhà hãng thành công trong lãnh địa console.
2. Nintendo Game Boy vs Sega Game Gear
Nhận thấy cơ hội béo bở trong lĩnh vực máy chơi game cầm tay, nhiều ông lớn liền nhảy vào cuộc. Đã có lúc, thị trường trở nên chật chội với gần chục thương hiệu cùng cạnh tranh. Tuy vậy, Nintendo GameBoy luôn duy trì ngôi thống soái, bất chấp việc các đối thủ khác, như Sega Game Gear, Neo Geo Pocket... có ưu việt hơn.
Kể từ đấy, Nintendo vững vàng ngôi vương trong lãnh địa máy chơi game cầm tay. Trải qua các hệ máy với nhiều đối thủ cạnh tranh mới, chân lý đó vẫn chưa hề thay đổi.
3. PlayStation vs Nintendo 64 vs Sega Saturn
Cuộc chiến chính thức khơi nguồn cùng sự phát triển của đĩa CD. Tiến bộ công nghệ đã đẩy lui các dòng sản phẩm arcade truyền thống. Thay vào đó, những phiên bản cải tiến kỹ thuật và cách tiếp cận game thủ, tiêu biểu như Sony PlayStation.
Thành công của PlayStation đến từ ý tưởng biến máy chơi game thành những cỗ máy giải trí đa phương tiện. Nhờ vậy, PlayStation vượt hẳn lên Nintendo 64 hay Sega Saturn. Đồng thời, PlayStation đã có ý thức xây dựng các game độc quyền mà cho tới nay vẫn còn để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng game thủ (Final Fantasy VII, Metal Gear Solid, God of War...).
4. Sony PS2 vs Xbox vs Nintendo GameCube
Game thủ ngày càng quen thuộc hơn với các máy chơi game console thế hệ mới, đó là lý do PlayStation 2 - Xbox - GameCube chia nhau chiếm lĩnh thị trường. Bất chấp việc Sega đầu tư mạnh mẽ cho Dreamcast, người chơi liên tục đào thải những cỗ máy cồng kềnh, tốn điện và thay thế bằng những sản phẩm kinh tế hơn.
Giai đoạn này đánh dấu sự xuất hiện của ông lớn Microsoft và thay đổi cục diện làng console trở thành thế chân vạc. Đây chính là giai đoạn chứng kiến sự phát triển vượt bậc của Sony PlayStation 2. Đến nay, hệ máy này vẫn được sản xuất và luôn có thêm game mới đều đặn ra lò.
5. Sony PSP vs Nintendo DS
Sau thành công với thương hiệu PlayStation, Sony quyết định chào hàng thiết bị bỏ túi với tên gọi PSP - cạnh tranh trực tiếp với Nintendo DS. Ban đầu, nhiều ý kiến cho rằng PSP sẽ tạo nên một cuộc cách mạng. Tuy vậy, cuối cùng Nintendo DS mới là người chiến thắng với lượng máy xuất kho gấp 2-3 lần PSP.
Về phần Nintendo, thành công đến từ việc dũng cảm triển khai công nghệ mới (màn hình cảm ứng) và chính sách tiếp cận khách hàng hợp lý. Một hệ thống dành cho tất cả game thủ, từ những người tay mơ cho đến người chơi gạo cội cũng đều tìm được tựa game thích hợp. Nintendo DS thay thế xứng đáng Game Boy trên ngôi vị bá chủ console cầm tay.
6. Xbox 360 vs PS3 vs Nintendo Wii
Cuộc đối đầu nóng bỏng nhất của thì hiện tại. Nintendo Wii vượt lên trước khi mạo hiểm giới thiệu chiếc tay cầm mới dựa trên công nghệ cảm ứng chuyển động. Mặc dù không sở hữu những tựa game xuất sắc, lối chơi đơn giản, khuyến khích vận động của Wii luôn được cả xã hội tán thưởng. Cho tới nay, chưa hề thấy dấu hiệu Wii đuối sức trong cuộc đua với 2 "lực sỹ" Microsoft và Sony.
Thời kỳ này cũng chứng kiến cuộc cạnh tranh dữ dội giữa các game độc quyền. Rút kinh nghiệm, những đại gia liền xây dựng đội quân riêng hùng hậu. Xbox 360 rất mạnh ở thể loại bắn súng với tên tuổi như Halo 3, Mas Effect 1&2, Gear of War. Trong khi đó, PlayStation3 lại sở hữu các bom tấn God of War 3, Uncharted 2: Among Thieves. Nintendo Wii vẫn trung thành cùng dòng game thể thao giải trí (Super Mario Galaxy, Wii Sport, Wii Fit).
Theo gamek
Điểm danh công nghệ "bổ dưỡng" cho game thủ Công nghệ chuyển động trong Wii Chúng ta từng được nghe nhiều về Nintendo Wii, chiếc máy thân thiện với môi trường. Trong các nhà sản xuất console, chỉ duy nhất sản phẩm của Nintendo đạt tiêu chuẩn. Hàm lượng phụ gia công nghệ trong vỏ máy Wii và tay cầm Wiimote nằm trong chuẩn cho phép. Wii cũng là hệ máy tiêu...