Một số người có thể kết hôn dưới 18 tuổi
Bộ Tư pháp đề xuất một số trường hợp đặc biệt, có thể kết hôn khi chưa đủ 18 tuổi.
Sáng qua (31/12), báo cáo về công tác tư pháp quý IV năm 2013, ông Trần Tiến Dũng ( Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp) cho biết, hiện nay, các đại biểu Quốc hội rất tán thành với đề xuất của Bộ Tư pháp cho phép áp dụng tập quán trong hôn nhân. Nhưng các đại biểu đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định ngoại lệ đối với tập quán kết hôn sớm của một số dân tộc thiểu số.
Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành (từ năm 2000) chỉ cho phép áp dụng tập quán “mà không trái với những nguyên tắc quy định tại Luật này thì được tôn trọng và phát huy”.
Tuy nhiên, trong dự án Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi) đang được soạn thảo, Bộ Tư pháp đề xuất phương án, cho phép áp dụng tập quán kể cả khi “ pháp luật có quy định nhưng các bên tự nguyện thực hiện”. Tất nhiên việc kết hôn vẫn phải tuân thủ đúng nguyên tắc một vợ một chồng.
Phương án này đang gặp vướng mắc lớn nhất là tảo hôn. Ông Trần Tiến Dũng cho hay, thực tế cho thấy một tập quán trái với quy định pháp luật thường gặp ở một số dân tộc thiểu số là kết hôn sớm (tảo hôn). Tảo hôn lại là hành vi bị cấm trong Dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình.
Theo dự thảo Luật sửa đổi, tuổi kết hôn của cả nam lẫn nữ sẽ là 18. Nhưng ở một số vùng dân tộc thiểu số, tuổi kết hôn có thể dưới 18. Cho phép áp dụng tập quán cũng không giải quyết được vướng mắc đó trên thực tế.
Cuộc họp báo sáng 31/12/2013 của Bộ Tư pháp
Để xử lý vướng mắc nêu trên, người phát ngôn của Bộ Tư pháp cho biết, dự thảo Luật đã bổ sung quy định ngoại lệ về độ tuổi đối với trường hợp này. Điều này đồng nghĩa với việc, một số trường hợp có thể kết hôn dưới 18 tuổi.
Video đang HOT
Trả lời chúng tôi, TS. Dương Đăng Huệ (Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế, Bộ Tư pháp) cho biết, quy định ngoại lệ này chỉ được áp dụng cho những trường hợp rất đặc biệt. Hiện vẫn có nhiều luồng ý kiến khác nhau về “ngoại lệ”.
Một số ý kiến cho rằng, quy định ngoại lệ chỉ áp dụng với một số dân tộc thiểu số có tập quán tảo hôn. Nhưng những ý kiến khác lại cho rằng, kể cả dân tộc Kinh, vẫn có thể có trường hợp đặc biệt. Tại sao những trường hợp đó không thể được áp dụng quy định ngoại lệ?
“Thực tế ở dân tộc Kinh, có người 16 tuổi vẫn đã sinh nở, làm mẹ.” – Ông Huệ nói.
Theo ông Huệ, “ngoại lệ” tuy chỉ áp dụng cho trường hợp đặc biệt nhưng quan điểm của cơ quan soạn thảo là có thể mở rộng phạm vi áp dụng, không chỉ đơn thuần các dân tộc thiểu số.
Theo Khampha
Tuyển sinh ĐH, CĐ 2014: Chưa có trường công lập nào thi riêng
Năm 2014, chưa có trường công lập nào đứng ra thi riêng toàn bộ. Bởi vậy sẽ chỉ có một số thay đổi về quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ bổ sung một số điều, khoản liên quan tới chính sách ưu tiên trong kỳ thi "3 chung".
Môn thi, lịch thi ĐH 2014
Bộ GD-ĐT đã chính thức công bố kế hoạch cụ thể tuyển sinh 2014 với những thay đổi trong kỳ thi "3 chung". Hiện tại, ngoài 17 đề án tuyển sinh riêng của các trường ĐH ngoài công lập thì chưa có trường công lập nào có đề xuất vấn đề này. Đa số các trường đều khẳng định sẽ tham gia thi "3 chung". Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, trong giai đoạn quá độ từ 2014 đến 2016, Bộ sẽ hỗ trợ các trường chưa đủ năng lực tự chủ tuyển sinh hoặc chưa chuẩn bị kịp phương án. Sau năm 2016, chủ trương tất cả các trường sẽ tự chủ tuyển sinh.
Thí sinh yên tâm với kỳ thi ĐH "3 chung" 2014
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, kỳ thi "3 chung" vẫn tổ chức ổn định. Cụ thể lịch thi và môn thi như sau: Đợt I kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2014 sẽ diễn ra từ ngày 4 - 5/7/2014, thi đại học khối A, A1 và V. Thí sinh thi khối V, sau khi dự thi môn Toán, Lý, thi tiếp năng khiếu Vẽ đến hết ngày11/7/2014.
Đợt II: Ngày 9 - 10/7/2014, thi đại học khối B, C, D và các khối năng khiếu. Thí sinh thi khối năng khiếu, sau khi dự thi các môn văn hoá (Khối H, N thi môn Ngữ văn theo đề thi khối C; Khối M thi môn Ngữ văn, Toán theo đề thi khối D; Khối T thi môn Sinh, Toán theo đề thi khối B; Khối R thi môn Ngữ văn, Lịch sử theo đề thi khối C).
Đợt III: Ngày 15 - 16/7/2013, thi cao đẳng tất cả các khối thi. Thí sinh thi khối năng khiếu, sau khi dự thi các môn văn hóa, thi tiếp các môn năng khiếu đến ngày 21/7/2014.
Bổ sung đối tượng tuyển thẳng ĐH, CĐ
Để khuyến khích phong trào nghiên cứu khoa học ở trong trường THPT, Bộ GD-ĐT bổ sung vào quy chế thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Hội thi khoa học kĩ thuật do Bộ GD-ĐT tổ chức đã tốt nghiệp trung học phổ thông được tuyển thẳng vào ĐH theo đúng ngành hoặc ngành gần của môn mà thí sinh đã đoạt giải. Những thí sinh đạt giải khuyến khích trong Hội thi khoa học kĩ thuật do Bộ GD-ĐT tổ chức đã tốt nghiệp trung học phổ thông được tuyển thẳng vào CĐ theo đúng ngành hoặc ngành gần của môn mà thí sinh đã đoạt giải.
Điều chỉnh khu vực ưu tiên
Về chính sách ưu tiên theo khu vực, Bộ GD-ĐT điều chỉnh đối tượng thuộc khu vực 1. Cụ thể, các thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III (xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) theo quy định tại Quyết định số 30/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012-2015; Quyết định số 447/QĐ-UBDT của Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về công nhận thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012-2015; các xã giáp biên giới, các xã hải đảo.
Bổ sung đối tượng ưu tiên
Đối với các đối tượng được hưởng ưu tiên khi tham dự kỳ thi tuyển sinh, Bộ GD-ĐT bổ sung thêm như sau:
Đối tượng 01: bổ sung điều kiện "ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn" đối với công dân Việt Nam có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số.
Đối tượng 02: Vẫn giữ nguyên như trước.
Đối tượng 03: Đổi thành "Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh; quân nhân, công an nhân dân đã xuất ngũ, được công nhận hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo luật định (nếu ở khu vực 1 chỉ cần 12 tháng)".
Đối tượng 04: Hợp nhất các đối tượng được hưởng theo quy định. Cụ thể: Con liệt sĩ; con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động 81% trở lên; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hóa học; con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng, con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động, trong thời kì kháng chiến; con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 hoặc con của người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945.
Đối tượng 05: Thanh niên xung phong tập trung được cử đi học; Quân nhân, công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ dưới 18 tháng không ở khu vực 1. Bổ sung đối tượng là Chỉ huy trưởng, chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn; Thôn đội trưởng, Trung đội trưởng dân quân tự vệ nòng cốt, dân quân tự vệ nòng cốt, dân quân tự vệ đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt từ 12 tháng trở lên, dự thi vào ngành quân sự cơ sở.
Đối tượng 06: Bổ sung công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số ở ngoài khu vực đã quy định thuộc nhóm ưu tiên 1; Người khuyết tật nặng; con thương binh, con bệnh binh, con của người được hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động dưới 81% và con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động dưới 81%; con của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; con của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; con của người có công giúp đỡ cách mạng.
Đối tượng 07: Giữ nguyên như trước.
Theo ANTD
Bi kịch lấy chồng từ thủa 13 của sơn nữ "Nín đi. Nín đi con". Cái vẻ ngượng ngịu ấy làm chúng tôi không thể nào quên được. Làm mẹ ở cái tuổi 15 thì biết gì đâu mà dỗ dành, sẽ rất vụng về. Nhưng đó là sự thật ở trên Cổng trời Mường Lát này. Những ngày tháng 9, mưa, gió se lạnh, con đường lầy lội cứ như "nuốt chửng"...