Một số nạn nhân vụ nổ có thể vẫn mắc kẹt dưới đống đổ nát
Thị trưởng New York gọi vụ nổ khí gas phá hủy hai tòa nhà ở New York là “thảm kịch tồi tệ nhất” trong khi Reuters cho hay có thể đội cứu hộ chưa đưa hết người ra khỏi đống đổ nát.
ảnh minh họa
Theo Reuters, vụ nổ làm sập hai tòa nhà ở New York đã khiến ít nhất 3 người chết và 63 người khác bị thương. Ngoài ra, một số nạn nhân có thể vẫn đang mắc kẹt dưới đống đổ nát.
Trong khi đó, thị trưởng New York Bill de Blasio xác nhận rò rỉ khí gas là nguyên nhân gây ra vụ nổ phá hủy hai tòa nhà 5 tầng. “Vụ nổ đã ảnh hưởng nặng nề đến nhiều tòa nhà xung quanh và gây ra một đám cháy lớn”, ông de Blasio phát biểu trong buổi họp báo tại New York hôm qua.
Theo thị trưởng de Blasio, vụ tai nạn trở nên tồi tệ hơn vì không có cảnh báo trước tai nạn. “Đây là thảm kịch tồi tệ nhất vì không có thời gian chuẩn bị để cứu người”, ông de Blasio nhấn mạnh.
Theo Zing
Vụ nhà ngoại giao "cởi đồ": Ấn Độ nổi xung
Cuộc khủng hoảng ngoại giao đầy căng thẳng giữa Mỹ và đồng minh Ấn Độ đã không thể chấm dứt sau khi Washington hôm qua (20/12) tiếp tục làm "rắn" khi từ chối hủy bỏ những cáo buộc nhằm vào một nữ nhân viên ngoại giao của New Delhi. Nhà nữ ngoại giao này đã bị bắt giữ ở New York hồi tuần trước và sau đó bị bắt cởi đồ để lục soát vì cáo buộc gian lận visa và trả công cho người giúp việc thấp.
Video đang HOT
Nữ nhân viên ngoại giao Devyani Khobragade
Có thể nói, quan hệ Mỹ-Ấn đang lao dốc không phanh vì vụ scandal liên quan đến nữ nhân viên ngoại giao cấp trung Devyani Khobragade. Phó Tổng lãnh sự của Ấn Độ - bà Khobragade, 39 tuổi, đã bị bắt giữ tại New York hôm 12/12 vì bị cáo buộc trả mức lương quá thấp, chỉ bằng một phần nhỏ so với mức lương quy định tối thiểu của thành phố New York, cho người giúp việc của bà này, đồng thời nói dối về mức lương của nhân viên trong đơn xin cấp visa.
Những tiết lộ sau này cho thấy, nữ nhân viên ngoại giao Khobragade đã bị cảnh sát Mỹ bắt lột đồ hoàn toàn để họ thực hiện công việc lục soát khắp thân thể. Vụ việc này đã thổi bùng lên ngọn lửa phẫn nộ ở Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ đang yêu cầu Washington phải hủy bỏ những cáo buộc nhằm vào nhân viên ngoại giao của họ đồng thời chính thức đưa ra lời xin lỗi.
Hiện tại, bà Khobragade đang được bảo lãnh tại ngoại.
Phản ứng trước những diễn biến trên, trưởng công tố viên Mỹ Preet Bharara khăng khăng khẳng định, nhà nữ ngoại giao Khobragade đã bị bắt giữ theo một cách thức "thận trọng nhất" có thể và động cơ duy nhất dẫn đến vụ bắt giữ này là việc duy trì pháp quyền, bảo vệ các nạn nhân và buộc bất kỳ ai vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm "bất chấp người đó giàu như thế nào, quyền lực như thế nào và có mối quan hệ như thế nào".
Ngoại trưởng Ấn Độ đã thẳng thừng bác bỏ những giải thích trên của trưởng công tố Bharara, nói rằng: "Chỉ có một nạn nhân trong vụ việc này, đó là Devyani Khobragade. Không hề có sự đối xử lịch sự và ưu đãi nào được thực hiện theo đúng quy định dành cho các nhà ngoại giao ở đây".
Bộ Ngoại giao Ấn Độ cũng bày tỏ sự hoài nghi về quyết định của Mỹ trong việc cho phép gia đình Sangeeta Richards, người tố cáo nhà nữ ngoại giao Ấn Độ, chuyển đến Mỹ dù Richards cùng với chồng đang phải đối mặt với một vụ án pháp lý khác ở trong nước.
Ấn Độ đang tìm cách đảm bảo sự miễn trừ ngoại giao hoàn toàn cho bà Khobragade bằng cách chuyển bà này đến làm việc tại phái đoàn Liên Hợp Quốc ở New York . Tuy nhiên, động thái đó cần phải được sự phê chuẩn của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Trong khi đó, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 19/12 cũng đã nói rõ tại một cuộc họp báo rằng, Mỹ không thể hủy bỏ vụ án của bà Khobragade bởi "tiến trình hành pháp ở nước này hoàn toàn độc lập" với chính phủ.
Bà Khobragade đến nay vẫn bác bỏ mọi lời cáo buộc nhằm vào mình. Tuy nhiên, nếu bị kết tội, nữ nhân viên ngoại giao Ấn Độ sẽ phải đối mặt với án tù 10 năm vì tội gian lận visa và 5 năm tù vì tội trả lương thấp cho nhân viên.
Ấn Độ quyết không nhân nhượng
Trước sự cứng rắn của Mỹ, Ấn Độ cũng không vừa khi nhất định không chịu nhân nhượng. Điều này đe dọa nguy cơ phá hỏng quan hệ vốn thân thiết giữa Mỹ và Ấn Độ.
Vài giờ sau khi Mỹ tuyên bố không thể hủy bỏ những cáo buộc nhằm vào nữ nhân viên ngoại giao Ấn Độ, New Delhi đã lên tiếng đáp trả, nhắc lại yêu cầu đòi Washington xin lỗi đồng thời nhấn mạnh, hành động bắt giữ Phó Tổng lãnh sự của họ là "không thể chấp nhận". New Delhi cảnh báo, Mỹ nên hiểu rằng "thời đại đã thay đổi".
"Mỹ đang chơi trò với Ấn Độ. Nhưng Mỹ phải hiểu rằng, thế giới đã thay đổi, thời đại đã thay đổi và Ấn Độ cũng đã thay đổi", Bộ trưởng phụ trách các vấn đề Quốc hội của Ấn Độ - ông Kamal Nath đã tuyên bố như vậy trước báo giới ở thủ đô New Delhi.
Hôm 18/12, trong một nỗ lực làm dịu căng thẳng, Ngoại trưởng Mỹ được cho là đã gọi điện cho Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ Shiv Shankar Menon để bày tỏ "sự lấy làm tiếc" về vụ bắt giữ bà Khobragade..
Tiếp đó, ngày 19/12, Ngoại trưởng Mỹ tiếp tục gọi điện cho nhà ngoại giao cấp cao thứ ba của Ấn Độ - Wendy Sherman để nói về vụ việc. Ông Kerry lại một lần nữa thể hiện "sự lấy làm tiếc" về việc nữ nhân viên ngoại giao Khobragade bị bắt giữ đồng thời nhấn mạnh rằng hai nước không nên để vụ việc này làm chệch hướng "quan hệ song phương có tính sống còn" này. Được biết, chỉ trong hai ngày, Ngoại trưởng Kerry đã 3 lần gọi điện cho các quan chức ngoại giao cấp cao của Ấn Độ để tìm cách "hạ nhiệt" tình hình.
Cùng với đó, các nguồn tin ngoại giao tiết lộ, ông Nancy Powell - Đại sứ Mỹ tại New Delhi , cũng đang tiến hành các cuộc hội đàm với giới chức ngoại giao Ấn Độ để nhanh chóng tìm hướng giải quyết cho cuộc khủng hoảng ngoại giao hiện nay giữa hai nước.
Tuy nhiên, có vẻ như các nỗ lực trên của Washington không thể làm dịu được cơn tức giận của chính phủ Ấn Độ - nước đang coi mình là một cường quốc mới nổi và cần được các nước đối xử với sự tôn trọng, đặc biệt là với một đồng minh như Mỹ.
Giới chức Ấn Độ hôm qua (20/12) vẫn tiếp tục đòi Mỹ phải chính thức đưa ra lời xin lỗi rõ ràng.
New Delhi đã "tung" ra một loạt hành động trả đũa như giảm những ưu tiên ngoại giao dành cho các nhà ngoại giao Mỹ ở Ấn Độ, trong đó có việc thu hồi thẻ nhân viên ngoại giao mà chính phủ Ấn Độ cấp cho các nhà ngoại giao Mỹ, tước giấy phép ra vào sân bay và gỡ bỏ bớt những biện pháp bảo vệ an ninh bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô New Delhi.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Liên Hợp Quốc sẽ "xử" Mỹ vụ do thám tình báo Ngày 27.8, Liên Hợp Quốc (LHQ) tuyên bố sẽ liên lạc với Mỹ để làm rõ thông tin về việc Cơ quan Tình báo quốc gia Mỹ gài các thiết bị theo dõi tại các trụ sở LHQ ở New York, đồng thời cảnh báo các quốc gia phải tôn trọng luật pháp quốc tế. Một phiên họp tại Liên Hợp Quốc. "Chúng...