Một số kết quả của chương trình chấm điểm doanh nghiệp UPCoM 2018
Có 160 doanh nghiệp đại chúng quy mô lớn trong tổng số gần 800 doanh nghiệp đăng ký giao dịch trên UPCoM được đánh giá công bố thông tin và minh bạch.
Dựa trên sự thành công của Chương trình đánh giá công bố thông tin và minh bạch (CBTT&MB) các năm trước đối với các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), năm 2018, HNX áp dụng chương trình này cho các doanh nghiệp đại chúng quy mô lớn trên thị trường UPCoM.
Các doanh nghiệp được đánh giá chất lượng công bố thông tin và minh bạch có thời gian đăng ký giao dịch trước ngày 20/4/2017 và thông tin dữ liệu phục vụ đánh giá là của năm tài chính 2017.
Các tiêu chí đánh giá được xếp vào 4 nội dung của quản trị công ty, theo nguyên tắc quản trị công ty của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năm 2015. Cụ thể, các nguyên tắc này bao gồm: quyền và đối xử công bằng với các cổ đông và các chức năng sở hữu cơ bản; bảo đảm vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong quản trị công ty; minh bạch và công bố thông tin; trách nhiệm của hội đồng quản trị và ban kiểm soát.
Video đang HOT
Việc đánh giá các doanh nghiệp được thực hiện bởi Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Kết quả đánh giá này sau đó được kiểm toán lại nhằm đảm bảo tính chính xác, khách quan và tin cậy.
Theo báo cáo kết quả chương trình đánh giá của HNX, điểm CBTT&MB trung bình của các doanh nghiệp (tính theo trọng số) đạt 59,75% và có 90/160 doanh nghiệp có điểm cao hơn mức trung bình.
Trong đó, các doanh nghiệp thuộc rổ chỉ số UPCoM Large có điểm trung bình cao hơn, đạt 60,89% điểm (UPCoM Large bao gồm 52 doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu từ 1.000 tỷ đồng trở lên, trong đó có 21 doanh nghiệp đáp ứng điều kiện của chương trình đánh giá là có thời gian đăng ký giao dịch trước ngày 20/4/2017 cũng như không bị tạm ngừng giao dịch/hạn chế giao dịch).
Dựa trên kết quả phân tích chất lượng CBTT&MB, HNX khuyến nghị, các doanh nghiệp cần tăng cường sự tiếp cận thông tin của cổ đông; nâng cao chất lượng thông tin được công bố, đặc biệt tập trung vào báo cáo thường niên; nâng cao hiệu quả của quy trình tổ chức đại hội đồng cổ đông và nội dung họp; có các phương án phòng tránh và xử lý các xung đột lợi ích; thúc đẩy các hoạt động về môi trường, xã hội và người lao động.
Tại thời điểm 31/7/2018, trong 160 doanh nghiệp được đánh giá, có 32 doanh nghiệp (20%) có vốn hóa lớn hơn 1.500 tỷ đồng (lớn nhất là 202.549 tỷ đồng); 14 doanh nghiệp (8,75%) có vốn hóa từ 1.000 – 1.500 tỷ đồng; 25 doanh nghiệp (15,63%) có vốn hóa từ 500 – 1.000 tỷ đồng; 89 doanh nghiệp (55,63%) có vốn hóa dưới 500 tỷ đồng.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Đại biểu Nguyễn Văn Chiến: Dọn dẹp thị trường ngoại tệ đen để dân không vi phạm
ĐB Quốc hội Nguyễn Văn Chiến cho rằng, việc người thợ điện đổi 100 đô la bị phạt 90 triệu đồng là điển hình cho sự thiếu hụt các quy định, chưa nghiêm minh trong quản lý nhà nước, làm dư luận không đồng tình.
Chiều 27/10, phát biểu tại hội trường, ĐB Quốc hội Nguyễn Văn Chiến (đoàn Hà Nội) cho rằng, một nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường điều căn bản phải minh bạch về sở hữu, rõ ràng về quyền lợi.
Theo ĐB đoàn Hà Nội, DN trong và ngoài nhà nước phải bình đẳng, không phân biệt đối xử. Quyền lợi hợp pháp của người dân khi tham gia kinh tế phải được bảo đảm.
Luật sư Chiến đưa ra vụ việc vừa qua ở Cần Thơ, người thợ điện đổi 100 đô la, bị phạt 90 triệu đồng. "Đây là điển hình cho sự thiếu hụt các quy định, chưa nghiêm minh trong quản lý nhà nước, làm dư luận không đồng tình", ĐB nhấn mạnh.
ĐB Quốc hội Nguyễn Văn Chiến (đoàn Hà Nội).
ĐB Nguyễn Văn Chiến cho rằng, việc xóa bỏ đô la hóa thị trường cần phải thực thi. Những quy định cứng, không định lượng, như đổi ngoại tệ không đúng nơi được cấp phép phải bị phạt.
Tuy nhiên, ĐB Đoàn Hà Nội lưu ý, chúng ta phải giúp người dân nhận diện, phân biệt nơi nào được đổi, nơi nào không được đổi.
Đại biểu cho rằng, sự tồn tại của các nơi đổi bất hợp pháp còn rất nhiều. Điều đó, trước hết trách nhiệm phải là cơ quan quản lý nhà nước.
Bên cạnh đó, ĐB Nguyễn Văn Chiến cho rằng, những mức phạt phải được xem xét lại, việc đổi 10 đô la, 100 đô la cùng mức phạt như đổi 1.000 hay 100.000 đô la, đều ở mức phạt 80 triệu - 100 triệu đồng, là không phù hợp.
ĐB chia sẻ thêm: "Cơ chế thị trường, có cung hẳn có cầu. Thị trường buôn bán chuyển đổi ngoại tệ đen ngày đêm vẫn hoạt động công khai. Hầu như không bị kiểm soát hoặc xử phạt. Nhà nước cần phải "dọn dẹp", xử lý vấn đề này để người dân không còn vi phạm".
Phát biểu sau đó, ĐB Mai Thị Phương Hoa cũng đồng ý với ông Nguyễn Chiến về những bất cập trong nghị định số 96 của Chính phủ, quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.
"Đây là một ví dụ điển hình về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa sát với thực tiễn. Tôi hoan nghênh Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời đề xuất hướng xử lý bất cập của quy định này trong thực tế qua một vụ việc cụ thể", bà Hoa nói.
Trước đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, sau khi có thông tin vụ người dân ở Cần Thơ đổi 100 USD bị phạt 90 triệu đồng, ông đã giao Giám đốc Ngân hàng Nhà nước cơ quan phía Nam tiếp cận, kiểm tra hồ sơ vụ việc.
"Sau quá trình này, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước phía Nam sẽ tư vấn cho UBND TP Cần Thơ hướng xử lý phù hợp", Thống đốc thông tin, Ngân hàng Nhà nước đang có kế hoạch sửa đổi Nghị định 96/2014 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng theo hướng phân loại mức vi phạm.
Hà My
Theo kinhtedothi.vn
FAHASA lên sàn UpCom với giá 15.800 đồng/cổ phiếu Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo chính thức đưa cổ phiếu của Công ty Cổ phần Phát hành sách Thành phố Hồ Chí Minh (FAHASA) niêm yết trên thị trường UpCom. FAHASA phân phối sách khắp Việt Nam qua hệ thống phân phối sách gồm 5 Trung tâm sách trực tiếp quản lý 104 nhà sách tại 45 tỉnh...