Một số hãng xe phải dừng sản xuất do thiếu chip
Nissan, Honda sẽ cắt giảm sản lượng tại một số nhà máy lắp ráp ở Bắc Mỹ do tình trạng thiếu chất bán dẫn để sản xuất chip trên toàn cầu.
Honda và Nissan là những nhà sản xuất ôtô bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự thiếu hụt chất bán dẫn trên toàn thế giới. Honda sẽ dừng sản xuất tại toàn nước Mỹ và Canada, có thể kéo dài trong một vài tuần.
Honda cho biết ngoài thiếu chip, ảnh hưởng của đại dịch khiến việc luân chuyển hàng hóa bị tắc nghẽn. Hãng cũng không cho biết thêm về thiệt hại do việc ngừng sản xuất gây ra. Honda tại Mỹ và Canada sản xuất khoảng 30.000 xe mỗi tuần và việc dừng sản xuất có thể ảnh hưởng tới nguồn cung tại khu vực này.
Khu vực sản xuất cho đến nay không bị ảnh hưởng là Mexico. Honda cho biết các hoạt động ở Mexico của họ vẫn bình thường và chưa thông báo về việc cắt giảm sản lượng.
Một nhà máy sản xuất của Honda ở Mỹ. Ảnh: Honda
Video đang HOT
Nissan đã tạm dừng lắp ráp mẫu Rogue, Maxima và Leaf tại nhà máy ở Smyrna, Tennessee và cũng tạm dừng sản xuất Murano cho đến 22/3. Trong một diễn biến khác, nhà sản xuất ôtô Nhật Bản đã tạm dừng dây chuyền sản xuất của Altima tại Canton, Mississippi và hủy bỏ giờ làm thêm vào cuối tuần dành riêng cho xe tải thương mại NV. Nissan cũng chế tạo Titan và Frontier tại cơ sở này, nhưng việc sản xuất hai mẫu xe này sẽ không bị ảnh hưởng. Ngoài ra, hãng cũng đã ngừng sản xuất Versa và Kicks tại địa điểm Aguascalientes, Mexico cho đến 23/3.
Người phát ngôn Brian Brockman của Nissan cho biết: “Chúng tôi tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các đối tác cung cấp để đánh giá tác động của các vấn đề trong chuỗi cung ứng và giảm thiểu sự gián đoạn trong việc giao xe cho các đại lý và khách hàng”.
Đây không phải là lần đầu tiên Nissan cảm thấy khó khăn do thiếu chip. Vào đầu tháng 1, công ty đã giảm sản lượng sản xuất của Note tại nhà máy Oppama ở Nhật Bản và được cho là đã sản xuất ít hơn 10.000 chiếc trong tháng 1 so với kế hoạch ban đầu. Nissan cũng đã tạm dừng sản xuất Altima và xe bán tải vào đầu năm nay.
Các nhà sản xuất ôtô trên khắp thế giới đang phải đối mặt với các vấn đề. Đầu tháng này, General Motors thông báo họ phải gia hạn ngừng sản xuất. Tình hình trở nên nghiêm trọng đến mức công ty đang chế tạo một mẫu bán tải mà không có hệ thống quản lý nhiên liệu chủ động, dẫn đến đánh giá mức tiết kiệm nhiên liệu thấp hơn. Ford cũng đã phải cắt giảm sản xuất mẫu xe bán tải F-150 đang được ưa chuộng. Cả hai được dự đoán sẽ mất 2-2,5 tỷ USD thu nhập.
Sự thiếu hụt chất bán dẫn trên toàn cầu bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, nhu cầu sử dụng hàng điện tử gia tăng trong năm ngoái và nhu cầu về xe mới giảm khiến các nhà sản xuất ôtô cắt giảm đơn đặt hàng chip. Khi nhu cầu về ôtô mới nhanh chóng phục hồi, nhiều thương hiệu đã nhận thấy mình không có đủ nguồn cung cấp chất bán dẫn.
Ôtô không có công nghệ ngắt xi-lanh chủ động vì thiếu chip
Tình trạng thiếu linh kiện điện tử trên toàn cầu khiến General Motors phải sản xuất một số mẫu bán tải đời 2021 thiếu công nghệ tiết kiệm nhiên liệu.
Hôm 15/3, General Motors (GM) nói rằng một số mẫu bán tải cỡ lớn hạng nhẹ sẽ không có mô-đun quản lý nhiên liệu, công nghệ gây ảnh hưởng tới khả năng tiết kiệm nhiên liệu của xe. Nguyên nhân do tình trạng thiếu chip trên toàn cầu.
Việc thiếu mô-đun quản lý nhiên liệu chủ động có nghĩa những mẫu xe bị ảnh hưởng, thường trang bị động cơ 5,3 lít EcoTec3 V8 cùng hộp số tự động 6 hoặc 8 cấp, sẽ tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn, theo đại diện hãng là Michelle Malcho.
Khi động cơ hoạt động, thay vì để các máy tranh giành lượng khí ít ỏi, công nghệ ngắt xi-lanh chủ động, hay công nghệ điều khiển xi-lanh biến thiên sẽ cho một số máy ngừng làm việc, để nhường khí nạp cho các xi-lanh còn lại. Một số buồng đốt nhận khí nhiều hơn làm tăng áp suất nén, vì thế hiệu suất nhiệt được cải thiện. Lượng nhiên liệu tiêu thụ có thể giảm đáng kể khi xe chạy trên đường cao tốc.
Mẫu Chevrolet Silverado tại nhà máy của GM ở bang Michigan, Mỹ. Ảnh: GM
Malcho nhấn mạnh rằng mọi mẫu bán tải vẫn được sản xuất, điều mà GM từng nhắc lại đầy căng thẳng rằng sẽ họ cố gắng bảo vệ dòng sản phẩm thuộc hàng lợi nhuận cao nhất của mình. Người đại diện không nêu số xe cụ thể bị ảnh hưởng.
Trong một bức thư điện tử, Malcho viết: "Với biện pháp này, chúng tôi có khả năng đáp ứng nhu cầu cao của khách hàng cũng như các đại lý đối với xe bán tải cỡ lớn, trong tình hình ngành công nghiệp tiếp tục hồi phục và tăng trưởng".
Sự thay đổi công nghệ do thiếu chip xảy ra trên xe đời 2021, những sản phẩm về cơ bản sẽ kết thúc sản xuất vào cuối mùa hè hoặc đầu mùa thu năm nay. Malcho cũng nói rằng không có tác động lớn tới mức tiêu hao nhiên liệu trung bình trên xe của hãng theo quy định của Mỹ (CAFE).
Mức tiêu hao nhiên liệu của sản phẩm thuộc GM với xe đời 2018 là 10,45 lít/100 km và 10,32 lít/100 km với xe đời 2019, theo một báo cáo của Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA).
Để đạt các tiêu chuẩn CAFE, những hãng như GM thường sử dụng hạn mức từ những năm trước hoặc mua lại từ các đối thủ khác. Hồi tháng 2, hãng từng nói rằng việc thiếu chip có thể khiến họ mất 2 tỷ USD từ thu nhập trong năm nay. GM cũng dự kiến rằng các nhà cung ứng chip toàn cầu sẽ quay trở lại hoạt động bình thường vào nửa cuối năm.
Ford, đối thủ của GM, cũng từng nói rằng việc thiếu chip có thể gây thiệt hại tới lợi nhuận 2021 của hãng tới 2,5 tỷ USD, và rằng đã phải rút bớt sản lượng của mẫu bán tải chủ đạo F-150.
Cùng ngày 15/3, Frank Weber, giám đốc công nghệ BMW, nói rằng mọi thứ sẽ trở nên khó khăn trong một thời gian ngắn. "Chúng tôi hy vọng tình hình sẽ được cải thiện khi gần đến hè. Nhưng vào tháng 4 và 5, mọi thứ có thể sẽ rất khó khăn".
General Motors đóng cửa nhiều nhà máy vì thiếu chip Một trong những nhà máy sản xuất ôtô còn lại của General Motors đã phải dừng hoạt động vì thiếu linh kiện điện tử. Nhu cầu đồ điện tử tiêu dùng tăng chóng mặt trong thời kỳ dịch bệnh lại gây tác động xấu tới cả những ngành khác. Tình trạng bất ổn khiến chuỗi cung ứng tiếp cận ngày càng gần tới...