Một số hãng hàng không đồng ý giảm phí vận chuyển cho nông sản xuất khẩu
Hiện đã có một số hãng hàng không đồng ý giảm chi phí vận chuyển cho nông sản xuất khẩu.
Khi đề án xuất khẩu bền vững, giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam còn cao hơn nhiều so với hiện tại.
Nhân dịp đầu Xuân Nhâm Dần 2022, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan đã có cuộc trao đổi với báo chí về những kết quả mà ngành nông nghiệp đạt được trong năm 2021 và chia sẻ về những định hướng của ngành trong thời gian tới.
Năm 2021 là một năm rất khó khăn với nhiều ngành nghề, lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, tuy nhiên, theo thống kê, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông – lâm- thủy sản vẫn đạt 46,8 tỷ USD, vượt xa mục tiêu 42 tỷ USD mà Chính phủ đưa ra. Vậy ông cho biết, những nỗ lực mà ngành đã vượt qua để có được kết quả này là như thế nào?
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan trò chuyện với các cơ quan báo chí. (Ảnh: Văn Giang).
- Thời điểm tháng 8, tháng 9 của năm 2021, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các tỉnh phía Nam phải thực hiện giãn cách xã hội dẫn đến các chuỗi ngành hàng bị đứt gãy. Do đó, việc sản xuất, vận chuyển, chế biến rất khó khăn khiến hệ thống phân phối bị ngưng trệ, thị trường bị đứt gãy. Lúc đó chúng tôi không hình dung nổi ngành nông nghiệp sẽ vượt qua như thế nào để hoàn thành chỉ tiêu, rồi lập được kỷ lục mới về xuất khẩu nông lâm thủy sản như vậy.
Kết quả này nói lên sự năng động, thích ứng, nhanh nhạy không chỉ trong bộ máy quản lý ngành nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương mà còn thể hiện sự nỗ lực của doanh nghiệp và người dân, sự vào cuộc của hiệp hội ngành hàng nhằm kết nối, giữ vững thị trường.
Hàng chục triệu hộ nông dân trong bối cảnh chi phí đầu vào tăng, phải thực hiện giãn cách xã hội nhưng vẫn tạo ra được lượng nông sản lớn, giúp ngành nông nghiệp lấy được đà phục hồi nhanh, đảm bảo cung ứng đủ lương thực thực phẩm cho người dân trong thời điểm giãn cách xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Các tổ công tác đặc biệt của Bộ NN&PTNT đã có nhiều sáng kiến, giải pháp phù hợp, giúp người nông dân tiêu thụ sản phẩm, giúp các doanh nghiệp có nguyên liệu phục vụ chế biến.
Trong điều kiện mỗi địa phương có những quy định khác nhau trong phòng chống dịch thì vai trò kết nối, điều phối của các tổ công tác là rất quan trọng, từ đó mang lại kết quả chung, khẳng định vai trò trụ đỡ của ngành nông nghiệp.
Theo cách hiểu của tôi, thì mặc dù năm 2021 gặp rất nhiều khó khăn do dịch Covid-19, nhưng giá trị xuất khẩu của các mặt hàng nông – lâm – thủy sản vẫn vượt chỉ tiêu Chính phủ đưa ra cho ngành, nghĩa là người nông dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn “sống khỏe”, Bộ trưởng nghĩ sao về điều này?
- Có lẽ, nỗi ám ảnh lớn nhất đối với ngành nông nghiệp trong năm qua, đó là sự đứt gãy chuỗi giá trị của các ngành hàng do các địa phương thực hiện lệnh giãn cách xã hội và phòng, chống dịch thiếu thống nhất. Thậm chí, nhiều địa phương có sự lúng túng do đại dịch chưa có tiền lệ.
Video đang HOT
Nỗi ám ảnh thứ hai là “cơn bão” giá vật tư đầu vào, từ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y… đều tăng cao. Chính vì giá vật tư đầu vào tăng cao nên cả giá trị xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng. Chúng ta nhập khẩu chủ yếu là vật tư đầu vào trong sản xuất nông nghiệp.
Điều đó nói lên hai điều. Một là, chuỗi cung ứng của nền nông nghiệp thời gian qua chưa được chú trọng, vì chúng ta cắt khúc giữa sản xuất với thị trường.
Từ các cơ quan quản lý Trung ương đến địa phương chủ yếu là chỉ đạo sản xuất mà chưa quan tâm xúc tiến thị trường, chưa quan tâm đầu tư chuỗi logistics cả trong nước và nước ngoài.
Thứ hai, từ câu chuyện vật tư nông nghiệp tăng giá, chúng ta cũng thấy thế giới sau đại dịch rất “chông chênh”. Do đứt gãy chuỗi giá trị toàn cầu, nền nông nghiệp sản lượng cao mà chi phí cũng cao.
Bởi vậy, chúng ta phải chấp nhận một thực tế rằng, giá trị gia tăng không tỷ lệ thuận với những con số tăng trưởng về giá trị xuất khẩu nông sản. Thu nhập của người nông dân tưởng chừng tăng mà không tăng tương xứng. Hai vấn đề lớn trên đã bộc lộ rõ qua bối cảnh dịch bệnh Covid-19.
Năm 2021, dịch Covid-19 như vậy mà ngành nông nghiệp vẫn xuất khẩu đạt 46,8 tỷ USD, vậy trong năm 2022, Bộ NN&PTNT đã đề ra mục tiêu xuất khẩu như thế nào, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Lê Minh Hoan khảo sát việc sản xuất, tiêu thụ vải thiều trong thời điểm tỉnh Bắc Giang là “điểm nóng” của dịch Covid-19. (Ảnh: Văn Giang).
- Tôi đã đi nhiều nước châu Âu và nhận ra rằng, giá trị xuất khẩu của Việt Nam những năm qua tăng cao nhưng thiếu bền vững, còn mang tính tự phát.
Nghĩa là, chủ yếu do sự năng động của doanh nghiệp kết nối với thị trường nước ngoài để đưa hàng sang, chứ chúng ta chưa có đề án chiến lược xuất khẩu bền vững cho từng loại thị trường, kể cả cách thúc đẩy xuất khẩu vào từng thị trường.
Đa phần sản phẩm xuất khẩu của chúng ta sang thị trường nước ngoài là phục vụ người gốc Á sinh sống ở quốc gia đó, chứ chưa thâm nhập vững chắc vào các hệ thống phân phối lớn ở các quốc gia.
Bởi vậy, mặc dù giá trị xuất khẩu tăng nhanh, nhưng chưa có tính bền vững. Ví dụ, chúng ta thấy giá nhãn, vải thiều trên quầy kệ ở Nhật Bản và Mỹ có giá cao ngất ngưởng, chúng ta cảm thấy vui và tự hào. Nhưng thực ra, chi phí logistics đã chiếm phần lớn rồi.
Hiện, Bộ NN&PTNT đang tham vấn các đại sứ quán, thương vụ nước ngoài, trước mắt là khối EU và Trung Quốc để xây dựng đề án xuất khẩu nông sản bền vững, không để tới mùa vụ chúng ta mới thu gom để xuất khẩu, mà phải khởi tạo được vùng nguyên liệu chuẩn hóa.
Chúng ta phải bắt đầu từ vùng nguyên liệu tại địa phương, người nông dân chuẩn hóa theo quy trình canh tác và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Nếu nông sản không sạch thì chế biến cũng không sạch theo. Kể cả các doanh nghiệp, đơn vị logistics cũng phải tham gia vào, để tạo ra giá trị cạnh tranh nhiều hơn.
Sắp tới, Bộ NN&PTNT sẽ xây dựng liên minh Hiệp hội của các đơn vị xuất khẩu nông sản và lần đầu tiên có sự tham gia của các doanh nghiệp logistics để phối hợp giảm chi phí trung gian.
Chúng tôi đã bàn với các hãng hàng không Bambo Airways và Vietjet Air, cơ bản các doanh nghiệp đồng ý giảm chi phí vận chuyển cho nông sản xuất khẩu. Khi đề án xuất khẩu nông sản bền vững được triển khai, tôi nghĩ chúng ta không chỉ xuất khẩu được 48,6 tỷ USD, mà còn cao hơn và vững chắc hơn.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Việt Nam sẽ là cường quốc nông nghiệp sinh thái, trung hòa carbon năm 2050
Việt Nam đặt mục tiêu đưa nông nghiệp đi theo quỹ đạo xanh, qua đó khẳng định vị thế cường quốc nông nghiệp sinh thái, trung hòa carbon, nhà cung ứng lương thực thực phẩm trách nhiệm và bền vững.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Thế Duyệt - TTXVN
Ngày 8/1, tại thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Thái Bình, Tạp chí Cộng sản đã phối hợp tổ chức hội thảo quốc tế mô hình kinh tế nông nghiệp và khu dân cư nông thôn Thái Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm chuyển đổi nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn theo hướng chất lượng, hiệu quả và bền vững.
Tham gia hội thảo có đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương; đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố; các doanh nhân, các nhà khoa học trong và ngoài nước.
Tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan khẳng định, nông nghiệp luôn có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển đất nước. Trong quá trình đổi mới, nông nghiệp góp phần đáng kể vào những thành tựu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam.
Trong hội nhập kinh tế ngày càng sâu sắc, Việt Nam đặt mục tiêu đưa nông nghiệp đi theo quỹ đạo xanh, phát thải thấp để đóng góp thực hiện cam kết trung hòa carbon vào năm 2050.
Tầm nhìn đó sẽ giúp nông nghiệp Việt Nam giảm chi phí, sử dụng ít đầu vào và tài nguyên, tạo ra tích hợp đa giá trị, qua đó, khẳng định vị thế cường quốc nông nghiệp sinh thái, trung hòa carbon, nhà cung ứng lương thực thực phẩm "minh bạch - trách nhiệm- bền vững".
Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam phải hướng tới mục tiêu: nông nghiệp sinh thái - nông thôn hiện đại - nông dân thông minh.
Để thực hiện những mục tiêu nói trên, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, trước hết cần thay đổi nhận thức, đổi mới tư duy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tư duy phát triển cần chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; từ tư duy đặt năng suất và sản lượng lên hàng đầu sang đặt giá trị làm trung tâm thông qua tích hợp các hệ giá trị khác nhau vào sản phẩm.
Thay đổi từ tư duy tận dụng, khai thác sang bồi dưỡng và làm giàu tài nguyên phục vụ nhu cầu sản xuất bền vững; từ tự cung tự cấp sang hội nhập, hòa nhập với dòng chảy của chuỗi giá trị và các xu thế phát triển toàn cầu...
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, để thay đổi, chuyển mình, ngành nông nghiệp không thể đứng một mình, làm một mình mà cần có sự chia sẻ, đồng hành, hỗ trợ, ủng hộ của các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rất tâm đắc với chủ đề hội thảo. Tỉnh Thái Bình đặt vấn đề này đã truyền cảm hứng cho Bộ, Bộ sẽ tiếp tục còn tham gia với Thái Bình để làm sâu về vấn đề này. Tất cả các vấn đề gợi mở tại hội thảo gắn với Thái Bình là cần thiết; nội dung hội thảo phải được đi vào thực tiễn...
Ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc ThaiBinh Seed cho biết, 50 năm qua, thực hiện lời dạy của Bác, Tập đoàn ThaiBinh Seed luôn đồng hành cùng nông dân Việt Nam, giữ vai trò tiên phong, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, lập nhiều thành tựu góp phần phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung, ngành giống cây trồng Việt Nam nói riêng.
Bước vào giai đoạn mới, ThaiBinh Seed tiếp tục phấn đấu xây dựng tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm giống lúa của cả nước; Xây dựng và phát triển thành công thương hiệu "Gạo Thái Bình"; phát triển thị trường trong nước, từng bước vươn ra thị trường nước ngoài...
Ông Trần Mạnh Báo cho rằng, để phát huy lợi thế của nông nghiệp Thái Bình, tỉnh nên xây dựng chiến lược phát triển ngành lúa gạo Thái Bình theo 2 hướng chính là: xây dựng Thái Bình thành "trung tâm" sản xuất cung ứng giống cây trồng; trong đó chủ lực là giống lúa cho miền Bắc và cả nước; xây dựng ngành lúa gạo Thái Bình đạt trình độ cao của thế giới để Thái Bình thành trung tâm sản xuất và chế biến gạo chất lượng cao của khu vực Đồng bằng sông Hồng phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
TS. Chu Po Jung- chuyên gia nông nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) cho rằng, hiện nay sự quan tâm ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hữu cơ trong các lĩnh vực, buộc các nhà sản xuất phải sử dụng các nguyên liệu tự nhiên thay cho các nguyên liệu hóa học, tổng hợp. Các lợi ích về sức khỏe của các sản phẩm hương liệu và tinh dầu tự nhiêm làm gia tăng việc khai thác các nguyên liệu này trong sản xuất dược phẩm và điều trị y tế...
Trong khi đó, người nông dân Thái Bình có kinh nghiệm trong trồng cây nông nghiệp. Điều kiện đất đai, khí hậu, địa lý của Thái Bình thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Nhiều loại cây nông nghiệp của tỉnh có thể mở rộng, dùng để sản xuất tinh dầu mang lại hiệu quả kinh tế cao và có thể sản xuất tinh dầu kết hợp làm du lịch.
Tại hội thảo, các diễn giả còn cho rằng, tỉnh Thái Bình có thể ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp, có thể tái tổ chức không gian nông thôn, hay ứng dụng cách làm nông nghiệp hữu cơ của Nhật Bản...
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Thế Duyệt - TTXVN
Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận cho biết, tỉnh rất có tiềm năng, lợi thế trong phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp hỗ trợ, phục vụ nông nghiệp, bởi có địa hình bằng phẳng, hệ thống sông ngòi dày đặc, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, khí hậu bốn mùa, nguồn lợi thủy, hải sản phong phú.
Người dân Thái Bình cần cù, năng động, có truyền thống và trình độ canh tác cao để tiếp cận và thích ứng với những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới...
Tuy nhiên, phương thức sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Bình hiện nay nhìn chung vẫn mang đậm tính truyền thống, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Chủ yếu vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; sự liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản chưa mạnh; phát triển nông nghiệp hữu cơ, sản xuất theo chuỗi giá trị còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng. Tỉnh cũng chưa tận dụng lợi thế của địa phương để hình thành và phát triển du lịch trải nghiệm trên hệ thống sông Hồng, sông Luộc, sông Hóa, bãi triều ven biển, rừng ngập mặn...
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình khẳng định, việc tổ chức hội thảo "Mô hình kinh tế nông nghiệp và khu dân cư nông thôn Thái Bình" thời điểm này là rất cần thiết. Các tham luận, phát biểu của các đại biểu, chuyên gia tại hội thảo rất quan trọng, ý nghĩa, đã gợi mở cho Thái Bình nhiều vấn đề, giúp Thái Bình có định hướng phát triển nông nghiệp trong thời gian tới. Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đã yêu cầu các cơ quan chuyên môn của tỉnh nghiêm túc tổng hợp, tổng kết từ hội thảo, để tới đây tham mưu với tỉnh trong công tác quy hoạch chung của tỉnh./.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Hai vấn đề cần tư duy lại trong tiêu thụ nông thủy sản ở ĐBSCL Tại tọa đàm "Kết nối cung - cầu nông - thủy sản giữa các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và TP Hồ Chí Minh" do báo Người Lao động tổ chức sáng 14/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chỉ ra, đại dịch COVID-19 rút ra được hai vấn đề cần tư duy...