Một số doanh nghiệp bất động sản ‘nghỉ Tết sớm’, chuyện gì đang xảy ra?
Cơn lốc sốt đất khiến người người lao vào kinh doanh đất đai. Khi thị trường này đóng băng, hàng loạt nhân sự thất nghiệp.
Bề nổi của tảng băng chìm ngành bất động sản đã phơi bày…
Nhân sự trong nhiều công ty bất động sản đã bị sa thải, mất việc sau thời gian ngành này phát triển nóng – Ảnh minh họa: NGỌC HIỂN
Nơi nghỉ Tết sớm, nơi sa thải lao động
Hơn một tháng qua, đôi vợ chồng trẻ Nguyễn Phước Bình (ngụ TP.HCM) rơi vào cảnh thất nghiệp khi cả hai công ty bất động sản nơi vợ chồng làm việc đều sa thải nhân viên. Bình làm cho chủ đầu tư các dự án phân lô đất nền, còn bà xã là nhân viên môi giới của một sàn giao dịch bất động sản chuyên bán nhà phố, chung cư cho nhiều chủ đầu tư. Thị trường đóng băng, chủ đầu tư không bán được hàng nên sa thải gần 70% nhân viên, còn sàn giao dịch cũng ế ẩm khiến các nhân viên môi giới nghỉ việc “ngủ đông”.
Theo Bình, cả hai đều cố gắng xin việc ở các công ty mới trong ngành bất động sản lẫn các ngành khác nhưng cả tháng nay vẫn chưa có công ty nào hồi âm. “Nhiều đồng nghiệp trong ngành bất động sản ở các công ty khác cũng lần lượt bị sa thải vì không thể bán dự án, không có tiền trả lương nhân viên, nợ từ tháng này qua tháng khác. Năm nay là Tết thê thảm của nhân viên trong ngành này”, Bình nói.
Trong khi đó, một doanh nghiệp bất động sản phía Bắc cũng đã cho nhân viên nghỉ Tết âm lịch bắt đầu từ… 12-12 đến hết 5-2 năm sau, tức nghỉ sớm hơn một tháng dù thường đây là thời điểm giao dịch sôi động.
Giám đốc một công ty bất động sản tại TP.HCM cho biết với những doanh nghiệp kinh doanh đất nền ở các tỉnh thì giai đoạn này “đứng hình”, các dự án ở trong TP cũng rất ít nên cả các chủ đầu tư lẫn các sàn đều hoạt động cầm chừng. Do đó, việc cắt giảm, sa thải nhân sự lên đến phân nửa hoặc hơn tại các doanh nghiệp bất động sản hiện nay là điều dễ hiểu. Đặc biệt, các sàn giao dịch bất động sản đang giảm nhân sự mạnh khi hầu hết các sàn đều cho nhân viên thôi việc hoặc nhân viên chủ động nghỉ việc vì nhiều tháng qua không phát sinh giao dịch, khó tiếp cận khách hàng.
Trao đổi với Tuổi Trẻ mới đây, chủ tịch Novaland khẳng định tập đoàn này đã buộc phải đưa ra các giải pháp tình thế lúc thị trường khó khăn đó là cắt giảm các nhân sự theo các dự án mà tập đoàn này chưa phát triển để nhân sự tinh gọn, đa nhiệm hơn.
Video đang HOT
Thực tế cắt giảm lao động của ngành bất động sản được chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM Lê Hoàng Châu chỉ ra là các tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đã phải tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động, thậm chí có tập đoàn giảm đến 50% lực lượng lao động. Theo ông Châu, điều này tác động đến vấn đề an sinh xã hội, ảnh hưởng đến các gia đình hoặc việc giảm lương cũng tác động đến cuộc sống của nhiều người lao động.
Cần lực lượng lao động chuyên nghiệp
Một thời gian dài ngành bất động sản đã kéo một lượng lớn lao động từ các ngành khác đổ về kinh doanh bất động sản, khiến cả giáo viên, công chức lẫn cán bộ lực lượng vũ trang… cũng đi môi giới đất đai. Ngay trong phiên tòa về Công ty Alibaba, phó tổng giám đốc đào tạo của công ty cũng thừa nhận tốt nghiệp ngành y nhưng lại đi làm sale bất động sản và phụ trách mảng đào tạo cho doanh nghiệp này. Thậm chí, cử nhân luật của công ty này lại sẵn sàng làm trái luật, chống đối các lực lượng chức năng và phải nhận án tù.
Trong khi đó, thời gian qua các công ty bất động sản mọc lên như nấm, ồ ạt tuyển nhân viên kinh doanh gây ra nhiều hệ lụy. Điển hình là các vụ lừa đảo, các vụ sốt đất ảo hay chiêu trò chốt đất, đặt cọc như hội chợ xảy ra ở nhiều nơi.
Ông Lê Hoàng Châu chỉ ra cả nước có hơn 300.000 môi giới bất động sản, nhưng chỉ khoảng 30.000 người đã được đào tạo và có chứng chỉ hành nghề. Trong khi đó, phần lớn những môi giới còn lại hoạt động tự do kiểu “cò đất, cò nhà”.
Theo ông Châu, chính vì thiếu lực lượng môi giới bất động sản chuyên nghiệp có chứng chỉ hành nghề, có mã số nên trong thời gian qua, giới đầu nậu, cò đất, cò nhà, doanh nghiệp bất lương thường xuyên thổi giá, đẩy giá, giao dịch ảo, tạo khan hiếm giả tạo, gây ra sốt ảo trên thị trường bất động sản.
Ông Phạm Lâm – tổng giám đốc Công ty DKRA Việt Nam – cho rằng khoảng 95 – 98% các giao dịch bất động sản hiện đều qua lực lượng môi giới. Do đó, cần đưa ra quy định lực lượng môi giới phải có mã số hành nghề, để lưu lại thông tin. Theo ông Lâm, nếu môi giới tư vấn sai, hành nghề không đúng, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Do đó, đã đến lúc thị trường lao động trong ngành bất động sản, nhất là lực lượng môi giới cũng cần được “xốc” lại về số lượng, chất lượng khi phải hướng đến sự chuyên nghiệp, trách nhiệm pháp lý và tử tế. Quan trọng hơn, người lao động cần hướng đến những doanh nghiệp bền vững, có trách nhiệm với đội ngũ của mình lúc khó khăn thay vì chọn cái lợi trước mắt mà hướng đến những doanh nghiệp “ăn xổi ở thì”.
Dòng tiền "thực" sẽ giải cứu thị trường bất động sản khỏi trầm lắng
Thị trường bất động sản thời gian qua có nhiều yếu tố tác động dẫn đến sự trầm lắng.
Chuyên gia cho rằng, dòng tiền thực là điểm sáng để khơi thông bế tắc về giao dịch bất động sản.
Nhiều yếu tố dẫn tới sự trầm lắng của thị trường
Thị trường bất động sản trong những năm gần đây liên tục lên cơn sốt, thậm chí có những khu vực chỉ trong thời gian ngắn giá đã tăng lên 2 - 3 lần, điều này dẫn tới những bất ổn của thị trường hiện tại. Nhiều người có nhu cầu sở hữu nhà nhưng không có khả năng mua; nhà đầu tư đứng trước nguy cơ chôn vốn và thanh khoản gần như "đóng băng".
Dưới góc độ chuyên gia, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho rằng, có 3 yếu tố dẫn tới sự trầm lắng của thị trường ở giai đoạn hiện nay.
Cụ thể, thứ nhất là sự bùng nổ về sốt đầu tư, đầu cơ chiếm tới 70%, mà không phải do nhu cầu thực. Từ đó, dẫn tới việc giá liên tục tăng mạnh, thậm chí vượt qua giá trị thực của sản phẩm bất động sản gây nhiễu loạn và lũng đoạn tại thị trường nhiều khu vực.
Thứ hai, sự mất cân đối về cơ cấu sản phẩm bất động sản. Có thể thấy, trong bối cảnh nền kinh tế phát triển, nhu cầu tăng lên nhưng lại thiếu nguồn cung dẫn tới việc giá đẩy lên cao. Trong khi đó, thiếu bất động sản phục vụ nhu cầu thực vừa túi tiền, mà phần lớn trên thị trường là các dự án nhà ở cao cấp và các sản phẩm đầu tư. Ví dụ như bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng; biệt thự; shophouse.
Thứ ba, các chính sách hiện nay chưa tháo được những khó khăn của những dự án phù hợp với nhu cầu thiết thực của người dân.
Do vậy, khi thế giới có những sự biến động lớn, tạo ra nguy cơ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng bị tác động, và bắt đầu đưa ra những chính sách để điều tiết. Trong đó, có chính sách thắt chặt tín dụng và trái phiếu xuất hiện dấu hiệu của sự lỏng lẻo dẫn tới nhiều sai phạm.
"Thị trường chủ yếu đầu tư bằng tiền đi vay, thiếu các sản phẩm thiết thực để cân đối lượng giao dịch. Đến khi đi vay không được thì lập tức giao dịch giảm sút, đến thời điểm này gần như đóng băng", ông Đính nói.
Ông Đính cho rằng, thị trường hiện nay đang rất khó khăn, nhiều doanh nghiệp địa ốc đang vật lộn với nhiều thách thức và tìm cách để tồn tại. Cũng có thể nói, giai đoạn này khá giống với thời kỳ khủng hoảng năm 2012. Tuy nhiên, không có nghĩa là thị trường bất động sản đang khủng hoảng.
"Năm 2012, nguồn hàng bị dư thừa trầm trọng nên được gọi là khủng hoảng thừa, còn hiện nay thị trường không hề thừa nguồn hàng, thậm chí là khan hiếm. Vì vậy, giai đoạn này chỉ được xem là giai đoạn suy giảm của thị trường bất động sản, chỉ cần một thời gian ngắn sau là có thể vực dậy", ông Đính nhận định.
Dòng tiền "thực" là điểm sáng vực dậy thanh khoản
Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam tin tưởng từ những động thái tháo gỡ của Chính phủ khi thành lập tổ công tác đặc biệt, thị trường sẽ có những giải pháp cụ thể trong thời gian tới và bắt đầu hồi phục từ nửa cuối năm 2023.
"Bên cạnh đó, hiện nay, một số chủ đầu tư đang có sự điều chỉnh về mức giá bán, tăng chiết khấu. Đến khi có mức giá hấp dẫn, phù hợp với túi tiền của người mua nhà chắc chắn họ sẽ xuống tiền. Bởi, những người đang có nhu cầu sở hữu nhà hiện nay họ cũng đã chuẩn bị một số tiền nhất định, vấn đề chỉ là có mức giá hấp dẫn", vị chuyên gia nhận định.
Đồng quan điểm trên, ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com.vn khu vực phía Nam cho biết, nhóm khách hàng có nhu cầu thực sự vẫn đang chờ đợi, nhưng cũng có những người muốn có nhà ở ngay đã bắt đầu tìm kiếm cơ hội mua.
"Nhu cầu thực được cho là điểm sáng tháo gỡ khó khăn nên các chủ đầu tư đều tái cơ cấu nợ, chính sách bán hàng, tập trung tất cả hoạt động vào việc phục vụ nhu cầu này của khách hàng. Mặc dù vậy, để dòng vốn thực sự được khơi thông sẽ cần phải có lực mua đủ lớn. Muốn kích hoạt được dòng tiền từ người mua ở thực thì giá bất động sản cần giảm tiếp", ông Tuấn đưa quan điểm.
Dự báo về thị trường, vị này cho cho rằng, trong ngắn hạn, giá của một số phân khúc ở một số khu vực có thể vẫn chững lại. Người sở hữu chịu áp lực lãi suất cao trong thời gian dài buộc phải bán ra tài sản. Đây cũng là thời điểm thị trường đủ hấp dẫn để kích hoạt dòng tiền vào "bắt đáy", mở thanh khoản, khơi thông dòng vốn đang tắc nghẽn và giải cứu thị trường.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, trong thời gian qua, thị trường đã có sự điều chỉnh về giá bán, song vẫn còn cao. Theo đó, người bán cũng cần có sự cân nhắc về giá bán để phù hợp với thị trường. Làm được điều này, sẽ khơi thông được bế tắc về thanh khoản của thị trường, bởi sức cầu thực hiện nay vẫn rất lớn.
Nghỉ Tết kỷ lục của doanh nghiệp bất động sản: Kéo dài 2 tháng xuyên từ Tết Dương sang Tết Âm
Nghỉ Tết kỷ lục của doanh nghiệp bất động sản: Kéo dài 2 tháng xuyên từ Tết Dương sang Tết Âm Thị trường bất động sản chững lại, các môi giới bất động sản nhiều tháng nay cũng không có giao dịch. Theo đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản cho nhân sự nghỉ Tết sớm, thời gian kéo dài nhất lịch sử. Đã hơn nửa năm trở lại đây, thị trường bất động sản đột ngột rơi vào trầm lắng. Theo đó, các...