Một số dị dạng sinh dục nữ
Dị dạng sinh dục nữ là những bất thường về cấu trúc của cơ quan sinh dục, do sự rối loạn quá trình biệt hóa các bộ phận sinh dục trong thời kỳ bào thai.
Ở bạn gái, những dị dạng sinh dục thường liên quan đến một số cơ quan như: âm đạo, tử cung, vòi trứng… Bất kỳ một dị dạng nào đều có thể ảnh hưởng đến hoạt động tình dục cũng như chức năng sinh sản của bạn gái.
Màng trinh không thủng
Màng trinh không thủng là tình trạng chít hẹp màng trinh, làm cho các chất tiết của âm đạo không thải ra ngoài được. Thông thường, khi bé gái mới sinh ra mà có hiện tượng màng trinh không thủng có thể thấy có một màng mỏng, màu trắng hơi phồng ra ở giữa hai môi bé.
Bình thường màng trinh của bạn gái không kín hết mà thường có lỗ để máu kinh hàng tháng thoát ra. Tuy nhiên, có không ít trường hợp, màng trinh của bạn gái không có lỗ. Đây chính là một trong các nguyên nhân khiến bạn gái không thấy có kinh hàng tháng, dù vẫn có một số dấu hiệu của có kinh như đau tức bụng dưới, mỏi lưng, căng tức ngực… Do đó, nếu bạn gái đã 18 tuổi mà vẫn chưa thấy có kinh thì cần nghĩ đến hiện tượng này. Bác sĩ chỉ cần kiểm tra âm hộ là có thể phát hiện ra ngay và “tạo lỗ” ở màng trinh để hàng tháng kinh nguyệt có thể thoát ra ngoài.
Hai môi bé bị dính nhau ở mép, toàn bộ hoặc bán phần. Trường hợp này có thể che khuất âm đạo, khiến bạn gái khó giao hợp hoặc không thể giao hợp, cũng như ảnh hưởng đến việc sinh con.
Dị dạng âm đạo
Âm đạo có cấu tạo hình ống, nối giữa âm hộ và tử cung. Trong một số trường hợp, âm đạo có thể có những dị dạng sau:
Không có âm đạo:
Có những bạn gái khi sinh ra đã không có âm đạo, tuy nhiên, vẫn có thể có tử cung và buồng trứng như bình thường. Trường hợp này, máu kinh cũng không thể thoát ra ngoài được nên bị đọng lại trong tử cung và tràn lên sừng tử cung. Những trường hợp này khó điều trị, phải phẫu thuật tạo hình âm đạo. Sau khi được điều trị, bạn gái có thể có quan hệ tình dục (giao hợp) và sinh con (nếu hoạt động của buồng trứng, tử cung hoàn toàn bình thường). Những trường hợp này không sinh con theo đường âm đạo mà cần được sinh mổ.
Teo âm đạo bẩm sinh:
Bạn gái vẫn có đủ 2 buồng trứng, tử cung, vòi trứng hoàn chỉnh, nhưng chỉ có phần trên âm đạo, còn phần dưới bị teo lại và bít kín. Do vậy, khi đến tuổi dậy thì, máu kinh cũng không thể thoát ra bên ngoài được, khiến bạn gái thường hay bị đau bụng, bụng dưới ngày càng to ra do bị ứ máu kinh lâu ngày. Với những trường hợp này, bác sĩ sẽ mở một đường âm đạo mới cho bạn gái.
Âm đạo có vách ngăn:
Video đang HOT
Hay còn gọi là âm đạo kép. Trường hợp này có 2 loại:
- Vách ngăn ngang âm đạo: trong âm đạo có vách ngăn ngang âm đạo, có thể nằm ở 1/3 trên hay 1/3 giữa. Nếu vách ngăn không thủng thì sẽ có biểu hiện giống như trường hợp màng trinh không thủng. Nếu vách ngăn có thủng thì chỉ phát hiện được khi quan hệ tình dục dương vật – âm đạo.
- Vách ngăn dọc âm đạo: thường có khoảng 20% trường hợp này đi kèm với dị dạng tử cung. Vách ngăn dọc âm đạo có thể hoàn toàn suốt dọc âm đạo hoặc chỉ một phần. Biểu hiện chủ yếu là đau khi giao hợp hoặc không giao hợp được.
Ngoài ra, cả 2 trường hợp này còn có thể ảnh hưởng đến việc sinh con sau này. Chính vì vậy, nếu nghi ngờ có vách ngăn âm đạo cần đi kiểm tra, bác sĩ có thể phẫu thuật để tạo hình dạng bình thường cho âm đạo.
Dị dạng tử cung:
Không có tử cung: trường hợp này bạn gái sẽ không có kinh nguyệt và không thể mang thai được. Hiện nay vẫn chưa thể thực hiện được kỹ thuật ghép tử cung nhân tạo.
Tử cung đôi: có thể có 2 tử cung trong tiểu khung. Chúng có thể chung nhau một âm đạo hoặc mỗi tử cung có một âm đạo riêng biệt. Nếu chức năng của một trong hai tử cung vẫn hoàn toàn bình thường thì bạn gái vẫn có thể mang thai. Tuy nhiên, 2 tử cung này hiếm khi cùng phát triển hoàn thiện, do đó, cần khám và đánh giá chức năng của mỗi tử cung. Đa phần các trường hợp này được cắt bỏ một tử cung bị thoái hóa, chỉ giữ lại tử cung hoàn thiện.
Tử cung có vách ngăn: là loại dị dạng tử cung thường gặp nhất (chiếm khoảng 40%). Những trường hợp này có thể phát hiện nhờ siêu âm, chụp Xquang, soi ổ bụng. 2 tử cung có thể dính với nhau bằng một vách ngăn không hoàn toàn hoặc vách ngăn hoàn toàn. Những trường hợp này có thể ảnh hưởng đến việc mang thai, dễ gây sảy thai hoặc thai kém phát triển. Do đó, nếu phát hiện thấy tử cung có vách ngăn, bác sĩ thường phẫu thuật để tạo hình dáng bình thường cho tử cung.
Tử cung một sừng: tử cung chỉ có 1 buồng trứng và 1 vòi trứng nên bạn gái có thể gặp khó khăn hơn khi mang thai.
Tử cung nhi tính: tử cung kém phát triển, kích thước chỉ bằng tử cung của các bé gái. Những bạn gái có tử cung nhi tính thường kèm theo không có buồng trứng hay không có âm đạo, do đó không mang thai được. Còn những người có buồng trứng hoạt động bình thường thì vẫn có thể có con nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
Không có buồng trứng hoàn toàn:
Chỉ có 1 bên buồng trứng: có thể có hoặc không có vòi trứng kèm theo.
Thừa buồng trứng.
Vị trí buồng trứng bất thường: ở thắt lưng, bẹn. Trong trường hợp không có cả 2 buồng trứng, sẽ dẫn đến hiện tượng vô sinh và những đặc điểm hình thể cũng có nhiều biến đổi. Nếu chỉ có 1 buồng trứng và vẫn hoạt động bình thường thì bạn gái vẫn có thể có thai.
Vòi trứng bị chít hẹp
Thừa vòi trứng: bình thường mỗi buồng trứng chỉ có 1 vòi trứng, tuy nhiên có những trường hợp bất thường có thể có 2 vòi trứng ở một bên buồng trứng.
Thừa loa vòi trứng: mỗi vòi trứng chỉ có 1 loa vòi, song trong một số trường hợp có thể có 2 loa vòi ở 1 vòi trứng.
Cơ quan sinh dục trong và ngoài không tương thích
Trong quá trình phát triển biệt hóa cơ quan sinh dục, bộ phận sinh dục trong và ngoài có thể không tương thích với nhau. Ví dụ, có buồng trứng, tử cung nhưng âm vật lại phì đại gần như dương vật, môi lớn xệ xuống gần như bìu (nhưng không có tinh hoàn) hoặc bộ phận sinh dục ngoài gần giống với nữ (dương vật nhỏ, ngắn, bìu nhỏ) nhưng lại không có tử cung, buồng trứng mà lại có tinh hoàn trong bìu.
Những dị dạng này có từ trong giai đoạn bào thai và ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định giới tính của trẻ sau khi ra đời. Vì vậy, nếu phát hiện sớm, có thể phẫu thuật chỉnh hình để cơ quan sinh dục trong và ngoài tương ứng với nhau và bảo tồn được chức năng của các cơ quan sinh dục.
Trong những trường hợp đã lớn, đã nhận thức được về giới tính của bản thân cũng như đã phát triển thiên về giới tính nào thì có thể được chỉnh sửa cơ quan sinh dục cho phù hợp. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề này vẫn còn đang được tranh cãi về mặt pháp lý.
Để đàn ông hết nỗi sợ hẹp niệu đạo
Hẹp niệu đạo là nguy cơ chủ yếu gặp ở nam giới. Khi đó, phái mạnh chẳng thể "nói mạnh" được, bởi hẹp niệu đạo nếu không được điều trị tốt sẽ làm tổn thương dần dần chức năng của bang quang, thậm chí gây suy thận.
Hẹp niệu đạo là tình trạng lòng ống bị thu nhỏ gây cản trở việc tiểu tiện với tiểu khó, tiểu gấp, tiểu đêm. Nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát hay bí tiểu hoàn toàn là những biến chứng hay gặp của hẹp niệu đạo, thậm chí khi chức năng bọng đái bị tổn thương (do điều trị không tốt, hẹp niệu đạo tái phát) dần sẽ dẫn tới suy thận.
Vì sao nam giới bị hẹp niệu đạo?
Bệnh nhân Th.Th.Nh. (76 tuổi) từng mổ nội soi cắt tuyến tiền liệt năm 2014. Ca mổ suôn sẻ với hậu phẫu bình thường và sau đó tiểu tiện cũng bình thường. Nhưng sau mổ 6 tháng, bệnh nhân xuất hiện tiểu khó tăng dần, có tiểu gấp và đôi khi són tiểu, tiểu đêm 3 lần/đêm. Bệnh nhân đi khám và phát hiện hẹp niệu đạo tại 1/3 giữa.
Hẹp niệu đạo thường xảy ra thứ phát sau phẫu thuật lỗ tiểu thấp, phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt, sau đặt ống thông niệu đạo bàng quang, sau chấn thương bộ phận sinh dục, sau viêm nhiễm... Tuy nhiên, có khá nhiều trường hợp hẹp niệu đạo không rõ nguyên nhân.
Đáng lưu ý, hiện nay, tỷ lệ hẹp niệu đạo ngày một cao tương ứng với số can thiệp ngoại khoa qua niệu đạo ngày một phổ biến.
Nỗi lo tái phát
Hẹp niệu đạo là một trong những thách thức lớn nhất với các phẫu thuật viên tiết niệu trên toàn thế giới bởi sự hay tái phát.
Như bệnh nhân Th.Th.Nh. kể trên, lần thứ nhất điều trị hẹp niệu đạo, bệnh nhân đã được nội soi niệu đạo xẻ rộng đoạn hẹp bằng dao lạnh và đặt sonde niệu đạo 2 tuần. Sau khi rút sonde tiểu tiện bình thường, hết tiểu khó. Nhưng đến 8/2018 lại xuất hiện tiểu khó, tiểu gấp và tiểu đêm 3-7 lần/đêm. Siêu âm cho thấy tồn dư nước tiểu, bàng quang chống đối, tuyến tiền liệt 10gr. Chụp niệu đạo ngược dòng: hẹp niệu đạo tái phát nặng tại 1/3 giữa. Bệnh nhân sau đó đã được chỉ định mổ nội soi bằng phương pháp mới là bằng Thulim Laser. Sau mổ bệnh nhân khám định kỳ, 3-6-9 tháng đều cho kết quả tốt: Hết tiểu khó, tiểu đau, không có hẹp niệu đạo tái phát, đặc biệt là hết tồn đọng nước tiểu, bàng quang trở lại bình thường.
Có rất nhiều phương pháp mổ áp dụng trong điều trị hẹp niệu đạo phụ thuộc vào độ dài đoạn hẹp, vị trí, độ sâu, tình trạng sẹo xơ, số lần tái phát...
Các phương pháp mổ mở cắt đoạn niệu đạo hẹp và nối niệu đạo, tạo hình niệu đạo, dẫn lưu niệu đạo ra tầng sinh môn... có nhiều nhược điểm là phẫu thuật phức tạp, thời gian nằm viện kéo dài với ống dẫn lưu, rỉ ướt vùng tầng sinh môn rất phiền phức cho bệnh nhân... và nhất là tỷ lệ hẹp tái phát thường rất cao.
Các phương pháp ít xâm hại đã được áp dụng tùy tình huống: nong niệu đạo đơn thuần, đặt stent niệu đạo, nội soi rạch niệu đạo hẹp bằng dao lạnh và gần đây là nội soi xẻ rộng đoạn niệu quản hẹp với các dạng laser: carbon dioxide, Nd: YAG, the KTP, the Argon và Holium Laser. Nhưng mới nhất và hiệu quả cao nhất là Thulim Laser. Thulium Laser có bước sóng dài 2,013nm cho phép xẻ nông tổ chức mềm dưới 0,4nm. Thulium Laser có những ưu điểm hơn Holium Laser với hiệu quả bốc hơi cao hơn, thực hiện nhanh hơn, cầm máu tốt hơn, ít gây tổn thương tổ chức do nhiệt độ. Do vậy, Holium Laser chủ yếu được sử dụng trong tán sỏi, ngược lại, Thulium Laser lại được ưu tiên cho việc cắt, xẻ tổ chức phần mềm.
Phẫu thuật xẻ niệu đạo hẹp bằng Thulium Laser
Bệnh nhân được gây tê tủy sống và đặt ở tư thế phụ khoa. Phẫu thuật viên sẽ đặt ống soi niệu quản, quan sát rõ đoạn hẹp. Đặt guide wire qua đoạn hẹp. Sử dụng laser fiber 365 micron với công suất 15-20W. Xẻ sâu đoạn sẹo hẹp tại vùng lưng cho đến khi đạt được kích thước tương ứng với niệu đạo bình thường. Thay ống soi niệu đạo 22 Ch, đưa vượt qua đoạn hẹp vào tới bàng quang để chắc chắn rằng đoạn niệu đạo hẹp đã được xử lý tốt. Với nội soi niệu đạo có sử dụng laser, phẫu trường luôn được nhìn rất rõ ngay trong khi xẻ rộng đoạn niệu đạo hẹp, ít chảy máu và ít tạo sẹo sơ sau mổ. Cuối cùng, đặt ống thông niệu đạo bàng quang số 16-20 Ch, lưu ống thông 5-7 ngày.
Chăm sóc và theo dõi sau mổ
Nằm viện 12-24 tiếng.
Không đau, không sẹo mổ.
Rút ống thông niệu đạo bàng quang sau 5-7 ngày.
Khám lại vào tháng thứ 1-3-6-9 sau mổ với niệu động đồ, siêu âm bàng quang đo tồn đọng nước tiểu. Nếu phát hiện có hẹp tái phát cần nội soi lại sớm.
Khuyến cáo tất cả các bệnh nhân có tiểu khó, tiểu nhiều lần, nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát... và đặc biệt là đã có phẫu thuật, chấn thương, viêm niệu đạo cần phải khám chuyên khoa tiết niệu để loại trừ hẹp niệu đạo. Từ nhiều ca bệnh tương tự như bệnh nhân Th.Th.Nh. cho thấy, hiện tại nội soi niệu đạo sử dụng Thulium Laser là lựa chọn số 1 trong điều trị hẹp niệu đạo.
Người bị lao phổi có nên quan hệ tình dục, sinh con? Lao phổi lây nhiễm mạnh qua đường hô hấp. Người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt y lệnh điều trị của thầy thuốc và hạn chế tiếp xúc với người xung quanh cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn. Vấn đề đặt ra là bệnh nhân mắc lao phổi có phải hạn chế quan hệ tình dục, sinh con? Người bệnh lao phổi...