Một số công ty dịch vụ có lợi nhuận tươi sáng trở lại, 2 tân binh Bamboo Airways và Vietravel Airlines dự tính vẫn lỗ lớn trong quý 1
Nhóm logistics hàng không vẫn có đà tăng trưởng tốt, ASG, Noibai Cargo và Saigon Cargo Service đạt mức tăng trưởng so với cùng kỳ lần lượt là 47%, 17% và 37%.
Trong quý 1 năm 2022, hãng hàng không Vietjet đạt kết quả tăng trưởng cao nhất ngành hàng không với lợi nhuận trước thuế 250 tỷ đồng, tăng 117% so với cùng kỳ. Trong 3 tháng đầu năm, Vietjet đã thực hiện 20.000 chuyến bay và vận chuyển hơn 3 triệu lượt khách trên gần 60 đường bay nội địa và quốc tế được khai khác. Đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa, Vietjet đạt tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển trong quý I/2022 hơn 12,5 nghìn tấn.
Trong khi đó, hãng hàng không Vietravel Airlines lại ước tính lỗ đến 137 tỷ đồng, khiến công ty mẹ Vietravel lỗ 108 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngày 15/12/2021, Vietravel đã bán 55,58% vốn điều lệ của Vietravel Airlines với giá 867 tỷ đồng nhưng đến thời điểm phát hành báo cáo tài chính quý 1, Vietravel vẫn chưa thu được khoản tiền chuyển nhượng này.
Video đang HOT
Đặc biệt, hãng hàng không Bamboo Airways ước tính lỗ lớn lên đến 692 tỷ đồng, trong khi quý 1 năm ngoái hãng hàng không này ước tính lãi gần 600 tỷ đồng.
Nhóm logistics hàng không vẫn có đà tăng trưởng tốt, ASG, Noibai Cargo và Saigon Cargo Service đạt mức tăng trưởng so với cùng kỳ lần lượt là 47%, 17% và 37%.
Còn nhóm dịch vụ hàng không tuy có phục hồi nhưng đạt kết quả không quá tích cực. Ông trùm sân bay ACV tăng nhẹ 2% lợi nhuận trước thuế, 2 công ty liên kết Sasco và Phục vụ mặt đất Sài Gòn giảm 85% và 14% cùng kỳ. Trong khi Taseco Airs, Masco và Nội Bài Catering vẫn lỗ dù mức lỗ có giảm so với cùng kỳ.
Hàng không vẫn đề xuất Bộ Giao thông vận tải giải pháp tháo gỡ khó khăn
Theo Cục Hàng không Việt Nam (CHKVN - Bộ GTVT), ngành Hàng không hiện đã khôi phục lại đường bay tới trên 20 quốc gia/vùng lãnh thổ như giai đoạn trước dịch COVID-19, nhưng còn nhiều khó khăn để hồi phục hoàn toàn, nhất là bay quốc tế vẫn bị lỗ.
Cần thời gian để hồi phục
Đối với thị trường nội địa, sau khi hoạt động vận chuyển hàng không nội địa được dỡ bỏ các hạn chế về tần suất, các hãng hàng không nội địa đã khai thác trở lại gần 60 đường bay nội địa, với trung bình hàng ngày từ 700 - 800 chuyến bay. Năm 2022, ngành Hàng không dự báo sản lượng hành khách vận chuyển ước đạt từ 42 - 47 triệu lượt hành khách, tăng từ 170 - 200% so với năm 2021, nhưng giảm trên 40% so với năm 2019. Riêng thị trường nội địa, lượng hành khách vận chuyển ước đạt từ 33 - 35 triệu lượt khách giảm từ 6 - 10% so với năm 2019.
Ngành Hàng không đề xuất Bộ Giao thông vận tải giải pháp thó gỡ khó khăn.
Hiện nay, dịch bệnh đã được kiểm soát, các hoạt động kinh tế - xã hội cũng đã dần trở lại trạng thái bình thường mới, nhưng vẫn cần nhiều thời gian hơn để các doanh nghiệp có thể khắc phục tổn thất, khôi phục lại hoạt động kinh doanh. Phó Cục trưởng CHKVN Phạm Văn Hảo cho biết: Dự kiến đến hết năm 2022, sản lượng vận chuyển hành khách nội địa đạt gần về mức năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra dịch. Tuy nhiên, thị trường quốc tế sẽ cần một thời gian dài để phục hồi, vì dự báo năm 2022, sản lượng vận chuyển hành khách quốc tế giảm 72 - 80% so với năm 2019. Trong khi tỷ trọng doanh thu, lợi nhuận của các hãng hàng không chủ yếu đến từ thị trường vận chuyển quốc tế.
Giai đoạn cuối tháng 3/2022, khi đà tăng của giá dầu thô có dấu hiệu chững lại thì giá nhiên liệu Jet A1 vẫn tiếp tục tăng cao. Theo dữ liệu thống kê của IATA, giá nhiên liệu Jet A1 khu vực châu Á ngày 1/4/2022 tăng cao ở mức 132,63 USD/thùng, ngày 29/4/2022 tiếp tục tăng lên tới 145,67 USD/thùng và dự báo giá Jet A1 bình quân năm 2022 là 129,5 USD/thùng. Thêm vào đó, hiện nay do các tình hình bất ổn về kinh tế, chính trị trên thế giới, khiến giá nhiên liệu tăng đột biến, gây sức ép lớn lên chi phí của các hãng hàng không.
Thực tế, các hãng hàng không là trung tâm của dây chuyền cung cấp dịch vụ hàng không. Khi các hãng hàng không có thể vượt qua giai đoạn khó khăn, duy trì và mở rộng tần suất khai thác các chuyến bay, chặng bay, cũng sẽ tạo doanh thu cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ (gồm Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Cảng Hàng không quốc tế KQT Vân Đồn, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ xăng dầu như Skypec, Tapetco, Petrolimex...
Cùng với các chính sách hỗ trợ chung của Nhà nước, để tiếp tục hỗ trợ các hãng hàng không vượt qua giai đoạn khó khăn, tạo tiền đề cho sự phục hồi và phát triển trong tương lai, CHKVN đề xuất Bộ GTVT tiếp tục ban hành chính sách "giảm 50% giá dịch vụ hạ cất cánh tàu bay đối với các chuyến bay nội địa từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 31/12/2022 và áp dụng mức giá tối thiểu 0 đồng đối với các dịch vụ chuyên ngành hàng không thuộc danh mục Nhà nước quy định khung giá từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 31/12/2022.
Hàng không xin miễn thuế năm 2022
Trước thực tế trên, các hãng hàng không đã kiến nghị lên Bộ Tài chính xin được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho năm 2022, giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) xuống 5% và tiếp tục giảm mức thuế nhập khẩu đối với nhiên liệu bay từ 7% xuống còn 0%.
Qua tìm hiểu, để kịp thời hỗ trợ cho các ngành sản xuất trong nước nói chung, ngành Hàng không nói riêng, Bộ Tài chính đã nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền các chính sách thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (trong đó có doanh nghiệp ngành hàng không). Năm 2020, tổng quy mô các giải pháp hỗ trợ là khoảng 129.000 tỷ đồng. Trong năm 2021, giá trị hỗ trợ với tổng quy mô khoảng 145.000 tỷ đồng. Riêng đối với ngành Hàng không, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 3 Nghị quyết (Nghị quyết số 979/2020/UBTVQH14 ngày 27/7/2020, Nghị quyết số 1148/2020/UBTVQH14 ngày 21/12/2020, Nghị quyết số 13/2021/UBTVQH15 ngày 31/12/2021) quy định giảm 30 - 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay. Trong đó, mức giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay áp dụng trong năm 2022 là 50%.
Năm 2022, nhằm tiếp tục hỗ trợ kịp thời để doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế có thể sớm phục hồi sản xuất kinh doanh, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành trình Chính phủ, trình Quốc hội thông qua Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội. Trong đó tiếp tục thực hiện các giải pháp giãn, giảm một số khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất với quy mô khoảng 223.000 tỷ đồng.
Như vậy, so với nhiều ngành sản xuất khác, ngành Hàng không bên cạnh được hưởng lợi từ những chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí chung, còn được áp dụng chính sách hỗ trợ về giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay. Tuy nhiên, kiến nghị giảm thuế suất thuế VAT từ 10% xuống mức 5% và miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp Hàng không thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội. Ngoài ra, thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất cho một số đối tượng, trong đó có ngành Hàng không.
Hàng không tiếp tục xin miễn giảm thuế, Bộ Tài chính nói gì? Dù đã được giảm tới 50% thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nhiên liệu bay, đồng thời hưởng lợi từ các chủ trương miễn giảm thuế phí nói chung của nền kinh tế. Song mới đây, một số hãng hàng không tiếp tục kiến nghị miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho năm nay, giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT)...