Một số chính sách mới về ôtô, xe máy chính thức có hiệu lực
Người than gia giao thông cần chú ý một số chính sách liên quan đến các phương tiện cơ giới có hiệu lực từ 1/1/2016.
Chính thức tạm dừng thu phí đường bộ đối với xe máy
Từ ngày 1/1/2016, nước ta chính thức tạm dừng thực hiện trên cả nước. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, việc thu phí đường bộ với xe máy gặp nhiều khó khăn, hiệu quả không cao, trong năm 2013 và 2014,mỗi năm chỉ thu được trên 550 tỷ đồng, còn trong nửa đầu năm nay chỉ được gần 175 tỷ đồng. Hiện bộ Tài chính thống nhất với bộ GTVT đề nghị Chính phủ tạm dừng thu phí đối với môtô kể từ ngày 1/1/2016.
Ôtô phải có bình cứu hỏa trên xe
Bộ Công an đã ban hành Thông tư 57 về định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho xe cơ giới, đáng chú ý là các quy định đối với các xe du lịch cá nhân từ 4 chỗ ngồi chở lên.
Xe ô tô phải trang bị bình cứu hỏa.
Video đang HOT
Theo đó, các loại xe du lịch từ 4 – 9 chỗ bắt buộc phải có một bình cứu hỏa, thuộc một trong những chủng loại sau: bình bột dưới 4kg, bình bọt dưới 5L, bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5L hoặc bình khí CO2 chữa cháy dưới 4kg. Mức phạt nếu không bình cứu hỏa sẽ từ 300.000 đến 500.000đ.
Chính thức cấp Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động
Tổng cục Đường bộ đã yêu cầu các trung tâm sát hạch điều chỉnh sân sát hạch, lắp thiết bị chấm điểm tự động trên ôtô… để bắt đầu kiểm tra các học viên. Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động sẽ cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển ôtô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi; ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn. Thời gian học để thi lấy GPLX hạng B1 số tự động bao gồm 476 giờ, trong đó lí thuyết 176 giờ và thực hành 340 giờ, và người có giấy phép lái xe số tự động hạng B1 không được lái xe số sàn.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Khi ô tô nhà ở lưu động vào Việt Nam
Từ 1-8-2015, du khách nước ngoài khi đến du lịch ở Việt Nam được phép mang theo ô tô nhà ở lưu động. Nhiều ý kiến băn khoăn về việc loại xe này sẽ được quản lý ra sao, xe được chạy những cung đường nào?
Du khách nước ngoài sẽ được mang theo "nhà lưu động" khi vào Việt Nam du lịch
Du khách được mang "nhà lưu động"
Theo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều về quản lý phương tiện cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch (Nghị định 57/NĐ-CP ngày 16-6-2015), có hiệu lực từ 1-8-2015, người nước ngoài được mang vào Việt Nam xe ô tô nhà ở lưu động.
Để được chấp thuận cho phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam phải gửi đến Bộ GTVT một bộ hồ sơ nêu rõ số lượng phương tiện, số lượng người, ngày và cửa khẩu nhập cảnh, ngày và cửa khẩu xuất cảnh, lộ trình các tuyến đường đi trong chương trình du lịch; Bản sao các giấy tờ liên quan kèm theo danh sách người điều khiển phương tiện; Danh sách phương tiện, biển số xe, màu sơn, số khung, số máy...
Thời gian xem xét, chấp thuận cho các loại phương tiện của người nước ngoài mang vào Việt Nam được rút ngắn từ 5 ngày xuống còn 3 ngày và trong trường hợp không chấp thuận, phải có văn bản trả lời trong thời gian 3 ngày làm việc và nêu rõ lý do.
Văn bản chấp thuận của Bộ GTVT phải được gửi đến các Bộ: VH-TT&DL, Ngoại giao, Công an, Quốc phòng, Tài chính và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, UBND các tỉnh, thành phố có liên quan để phối hợp quản lý.
Theo quy định, phương tiện cơ giới nước ngoài vào Việt Nam du lịch phải có phương tiện đi trước để dẫn đường do doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam bố trí và phải được gắn logo hoặc cắm cờ có biểu tượng của doanh nghiệp đó. Các phương tiện này phải tham gia giao thông trong phạm vi tuyến đường và thời gian lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam theo đúng quy định...
Phải có xe dẫn đường của doanh nghiệp lữ hành
Trước quy định mới, không ít doanh nghiệp lữ hành tỏ ra hào hứng, nhưng cũng không ít người băn khoăn bởi khó khăn trong quản lý, triển khai thực tế.
Ông Nguyễn Công Hoan, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Hà Nội Red Tour cho hay, hình thức xe ô tô kèm nhà lưu động đã khá phổ biến trên thế giới, nay Việt Nam cho phép du nhập là tín hiệu rất đáng mừng cho ngành du lịch nhưng cũng còn nhiều khó khăn trong việc quản lý. "Trên thế giới, khi cho phép sử dụng mô hình này, họ đã quy hoạch khu vực riêng, trên núi hoặc trên bãi biển để thuận tiện trong việc phục vụ cấp nước, vệ sinh, xử lý chất thải... nhưng chúng ta chưa có gì", ông Nguyễn Công Hoan nhìn nhận.
Bên cạnh đó, đây là loại xe kích cỡ khá lớn. Việt Nam cũng chưa quy định xếp vào loại xe nào, được chạy trên cung đường nào? Ngay cả xe dẫn đường của công ty lữ hành cho đoàn xe ô tô nhà ở lưu động cũng cần phải có hướng dẫn, quy định cụ thể. Đại diện doanh nghiệp lữ hành này vẫn còn khá nhiều thắc mắc: "Chúng tôi phải dùng xe máy hay ô tô dẫn đường? Xe dẫn đường có phải tuân theo luật, quy định dành cho xe dẫn đường hay không? Loại xe này sẽ được chạy trên những cung đường nào"?
Làm rõ hơn về quy định này, ông Đỗ Công Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT cho biết, ô tô nhà ở lưu động dành cho khách du lịch vào Việt Nam bắt buộc phải có xe dẫn đường của doanh nghiệp lữ hành khi di chuyển. Xe được lưu tối đa ở Việt Nam không quá 30 ngày, trừ trường hợp bất khả kháng. Đến hiện tại, đã có 1 xe ô tô nhà ở lưu động của khách du lịch người Đức vào Việt Nam. Nhưng, ông Nguyễn Công Hoan thông tin, sau khi di chuyển lên Sa Pa, do chưa có nơi dành riêng cho loại xe này nên 2 du khách người Đức đã phải xin đưa xe vào khách sạn để sử dụng nguồn nước cũng như xử lý chất thải. "Như vậy thì mất hết ý nghĩa của loại hình xe này khi đi du lịch", ông Nguyễn Công Hoan đánh giá.
Theo lãnh đạo Vụ Vận tải, việc rút ngắn thời gian cấp phép từ 5 ngày xuống 3 ngày nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lữ hành đưa khách vào Việt Nam. Song, điều này không có nghĩa là buông lỏng, nếu các chủ xe cố tình vi phạm luật pháp Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, cơ quan chức năng Việt Nam sẽ xử lý nghiêm theo quy định.
Theo_An ninh thủ đô
Ôtô nhà lưu động được cho phép mang vào Việt Nam Thêm một loại phương tiên giao thông được chấp thuận mang vào Việt Nam đối với khách du lịch nước ngoài. Thêm một loại phương tiên giao thông được chấp thuận mang vào Việt Nam đối với khách du lịch nước ngoài. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Nghị định 57/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số...