‘Một số cán bộ có tài sản rất lớn không giải trình được nguồn gốc’
Cho ý kiến về dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhắc đến thực tế một số cán bộ có tài sản lớn nhưng không giải trình hợp lý về nguồn gốc.
Sáng 10/9, phiên họp thứ 27 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về một nội dung lớn còn ý kiến khác nhau trong dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng. Phương án về xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm không giải trình được về nguồn gốc được nhiều đại biểu quan tâm.
Cấp dưới có dám đưa cấp trên ra tòa?
Trình bày báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết dự thảo luật thiết kế 2 phương án xử lý tài sản bất minh: Phương án 1 là xem xét, giải quyết tại toà và phương án 2 là thu thuế thu nhập cá nhân.
Uỷ ban Tư pháp và cơ quan trình dự án đề nghị lựa chọn phương án 1.
Theo phương án này, với tài sản, thu nhập tăng thêm không có giải trình hợp lý về nguồn gốc thì cơ quan kiểm soát chuyển kết luận xác minh và tài liệu liên quan để yêu cầu tòa án xem xét, quyết định.
“Qua con đường tố tụng tại toà án là bước tiến mới, cả cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo mạnh dạn đưa ra. Nếu thực hiện như luật hiện hành thì không có bước chuyển trong xử lý tài sản bất minh trong khi áp lực của dư luận về vấn đề tài sản tham nhũng được biến hoá lòng vòng để hợp thức hoá là rất lớn”, bà Nga nói.
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc. Ảnh: Quochoi.vn
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc tán thành phương án 1 nhưng ông băn khoăn về việc người Việt có cái tình, cái lý nên việc cấp dưới chuyển yêu cầu đưa cấp trên ra toà xử lý về tài sản thì “chắc là khó”.
Video đang HOT
“Phương án xem xét tại toà hay nhưng có khả thi không lại là một chuyện khác”, ông Nguyễn Hạnh Phúc nói và đề xuất lập cơ quan kiểm soát độc lập, tốt nhất là thuộc Quốc hội.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến thì nhấn mạnh nếu không làm rõ được thế nào là giải trình hợp lý hay không thì có đưa nhau ra toà, lại cãi nhau vì tài sản của cán bộ hình thành từ nhiều nguồn, đa dạng và phong phú, thậm chí nhạy cảm.
“Chúng ta cần đánh giá tác động toàn diện. Cơ quan kiểm soát tài sản họ có làm được không, có gì vướng mắc? Toà quyết thu hồi tài sản đó thì có làm được không?”, ông Chiến nêu quan điểm.
Trước những thắc mắc này, bà Lê Thị Nga khẳng định xử lý tại toà có điểm vướng nhất là về tâm lý. Nhiều trường hợp cơ quan kiểm soát tài sản kiện cán bộ ra toà để yêu cầu thu hồi tài sản không giải trình được nguồn gốc thì chính là đi kiện lãnh đạo, kiện cấp trên của mình.
Nhưng, quan điểm của Đảng, Nhà nước, pháp luật là không phân biệt về vị thế, chức vụ quyền hạn nên cơ quan nào được giao quyền khởi kiện thì cũng vẫn phải làm.
“Về lo ngại cơ quan tố tụng quá tải, chúng ta cần thì phải bố trí thêm nhân lực cho toà chứ không thể nói vì việc nhiều mà không làm”, bà lý giải.
Bộ Chính trị xem xét 2 phương án xử lý tài sản bất minh
Trong khi đó, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nghiêng về phương án thu thuế thu nhập cá nhân. Theo ông, quy định về thuế thu nhập cá nhân hiện nay thì hoàn toàn xử lý được mà không cần phải ra toà.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết sẽ trình Bộ Chính trị xem xét 2 phương án xử lý tài sản bất minh. Ảnh: Hoàng Hà.
“Anh không chứng minh được thì chuyển sang cơ quan thuế, bắt nộp thuế và xử phạt, quy định từ thu thuế luỹ tiến từng phần, rồi mức phạt đều có rồi. Chúng ta làm nghiêm thì cứ luật thuế mà xử, cần gì chuyển sang toà, sang viện kiểm sát, thủ tục rất rườm rà”, ông Hiển nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phân tích quyết tâm chính trị là phải minh bạch thu nhập, tài sản, phòng chống tham nhũng. Bà nói: “Thời gian qua cho thấy rõ ràng có một số cán bộ, công viên chức có tài sản giá trị rất lớn không giải trình hợp lý nguồn gốc nhưng chế tài chưa có để xử lý”.
Theo Chủ tịch Quốc hội, người dân không cần biết cán bộ bị xỷ lý ở tù bao nhiêu năm mà muốn biết vụ án tham nhũng đó đã thu hồi được tài sản tham nhũng chưa, được bao nhiêu.
Cả 2 phương án xử lý tài sản không giải trình được nguồn gốc trong dự thảo luật đều có ưu, khuyết điểm nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất báo cáo cả 2 phương án để Bộ Chính trị xem xét, quyết định.
Thắng Quang
Theo Zing
Xử lý tài sản tăng thêm: Chính phủ không muốn đánh thuế hay phạt 45%
Sau nhiều tranh cãi kéo dài về việc xử lý như thế nào đối với tài sản, thu nhập tăng thêm của cán bộ, công chức mà không rõ nguồn gốc, Chính phủ yêu cầu Thanh tra Chính phủ sửa lại theo hướng mọi vấn đề theo hướng nào là do tòa án giải quyết.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa, người sở hữu hàng trăm tỷ đồng giá trị cổ phiếu tại CTCP bóng đèn Điện Quang đã bị cho thôi chức với rất nhiều vi phạm về cổ phần hóa và tài sản tăng đột biến Ảnh: TTXVN
Dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) lại tiếp tục trình ra Quốc hội vào kỳ họp tháng 11 tới. Đây là dự luật gây nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc.
Trong văn bản mới đây của Chính phủ yêu cầu Thanh tra Chính phủ (cơ quan soạn thảo dự luật sửa đổi) phối hợp với thường trực Ủy ban tư pháp của Quốc hội chỉnh lý về hai phương án liên quan đối với vấn đề xử lý tài sản, thu nhập tăng thểm và người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc.
Theo đó, Chính phủ đưa ra hai phương án:
1/ Việc xử lý tài sản tăng thêm mà không giải trình được hợp lý về nguồn gốc thì phải do tòa án quyết định. Nếu tòa án xác định tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc thì xác lập quyền sở hữu Nhà nước. Nếu tòa án xác định tài sản, thu nhập tăng thêm do người có nghĩa vụ kê khai giải trình được hợp lý về nguồn gốc thì tòa án bác yêu cầu khởi kiện của cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập. Trình tự, thủ tục giải quyết, đề nghị của các cơ quan chuyên môn cần tính toán kỹ lưỡng và xây dựng phương án cho phù hợp, đảm bảo khả thi.
2/ Nếu các cơ quan có thẩm quyền không chứng minh được tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai, không giải trình được hợp lý về nguồn gốc do tội phạm, vi phạm pháp luật mà có thì bị coi đây là tài sản, thu nhập chưa kê khai, chưa nộp thuế, chưa chứng minh được tính hợp pháp thì người có nghĩa vụ phải nộp thuế và nhà nước tiến hành thu thuế. Trường hợp có dấu hiệu gian lận và trốn thuế thì ngoài số thuế phải nộp sẽ bị xử lý theo Luật Quản lý thuế hoặc hình sự theo quy định của pháp luật về hành vi trốn thuế.
Hai phương án này thực tế đã trình ra từ phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội cách đây vài tháng. Nay, Chính phủ dự kiến sau khi xin ý kiến Bộ Chính trị sẽ trình dự luật ra Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 9 này trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua.
Với hai phương án nêu trên, coi như Chính phủ đã chưa thông qua những đề xuất gây tranh cãi trước đây do Thanh tra Chính phủ soạn thảo. Phương án đó là: thu thuế 45% đối với thu nhập chịu thuế của phần tài sản, thu nhập tăng thêm mà người phải kê khai không kê khai, không giải trình được bị cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập yêu cầu phải nộp. Phương án này yêu cầu Luật thuế TNCN đồng thời sửa đổi, bổ sung điều 18a và điều 23 về việc quy định mức thuế suất 45% đối với thu nhập chịu thuế do vi phạm quy định của Luật Phòng chống tham nhũng.
Phương án nữa là cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính với mức phạt tiền bằng 45% giá trị của phần tài sản, thu nhập chênh lệch hoặc tăng thêm. Ngoài ra, việc thu thuế hay xử phạt hành chính đều không loại trừ trách nhiệm hình sự nếu cơ quan có thẩm quyền chứng minh tài sản do phạm tội mà có.
Rất nhiều cuộc tranh luận đã "nổ ra khi có dự thảo quy định này vì việc thu thuế 45% đối với phần tài sản, thu nhập không xác minh được nguồn gốc đồng nghĩa với việc hợp pháp hóa tài sản bất minh do phạm tội mà có.
Cũng tại những phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng trước, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học nhận định rằng đề xuất đưa tòa án giải quyết qua đường tố tụng dân sự là phương án tốt nhất trong số các phương án đã nêu, đồng thời đảm bảo được quyền lợi của các bên. Tuy nhiên, tính khả thi phải được cân nhắc kỹ. Vì thẩm quyền của cơ quan kiểm soát thu nhập như Thanh tra Chính phủ hay bộ phận thanh tra ở các doanh nghiệp, bộ, ngành liệu có "với" được xác minh tài sản của các chức danh do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý... Do vậy cần có những quy định cụ thể để tránh luật đề ra rất hợp lý nhưng thực tế khó triển khai.
Theo thesaigontimes
Quy định về kê khai tài sản đang tạo kẽ hở cho tham nhũng Thảo luận về dự thảo luật Phòng chống tham nhũng tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách ngày 6.9, nhiều đại biểu cho rằng những quy định về đối tượng và nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập chưa hiệu quả, thậm chí đang tạo ra kẽ hở cho tham nhũng. Bà Lê Thị Nga trình bày báo cáo tại...