Một số cách tính chi phí sử dụng xe hơi
Tìm hiểu cách tính chi phí sử dụng xe là phương thức để bạn có thể xác định số tiền lương phải để dành ra mỗi tháng. Tính toán giá nhiên liệu, bảo trì và bảo hiểm để có được một con số tương đối về chi phí cơ bản.
Lưu ý: các phương pháp dưới đây chỉ nhằm đưa ra cách tính toán chi phí sử dụng một cách tương đối. Giá nhiên liệu, bảo dưỡng, bảo hiểm có thể không giống như thực tế.
Phương pháp 1: Tính toán chi phí nhiên liệu
1. Tính toán chi phí nhiên liệu bằng cách ghi lại số km trên công tơ mét khi xe gần như đã hết xăng.
2. Đổ đầy bình xăng, chú ý không đổ quá đầy gây trào ra ngoài.
3. Tiếp tục nạp đầy bình khi xe lại hết xăng và ghi lại số lít đã đổ. Nên đổ lượng xăng tương đương với bước (1).
4. Ghi lại số km mới ở công tơ mét và trừ đi số cũ trước khi đổ đầy bình để xem xe đã đi được bao xa. Ví dụ như khi tại lần đổ xăng thứ nhất giá trị công tơ mét là 48.280km, tại lần đổ xăng thứ hai có giá trị là 48.763 km, vậy có nghĩa với mỗi bình xăng đầy thì xe có thể chạy khoảng 482,8 km.
5. Chia số km đã chạy cho số lít xăng đã đổ. Ví dụ, nếu xe chạy 482,8 km và hết 56,78 lít xăng thì có nghĩa chỉ số tiêu thụ nhiên liệu xấp xỉ 8,5km/lít.
Video đang HOT
6. Quy đổi quãng đường đã đi mỗi tháng ra lít xăng sử dụng. Ví dụ như xe sử dụng trong vòng 40 tháng và tổng quãng đường đi là 48.280 km thì trung bình mỗi tháng xe chạy 1.207 km. Trong giả thuyết này, lấy số km chạy trong tháng là 1.207 km chia cho 75,7 lít xăng sẽ cho ra số lượng xăng xe một tháng tiêu thụ khoảng 142 lít.
7. Nhân tổng lượng nhiên liệu sử dụng mỗi tháng với giá xăng sẽ tính ra được chi phí nhiên liệu cho một tháng. Nếu giá xăng là 22.000 đồng một lít thì tổng chi phí bằng 2.816.000 đồng mỗi tháng ( 2.200 đồng cho mỗi km).
Phương pháp 2: Chi phí bảo dưỡng và bảo hiểm
1.Hãy tính tổng toàn bộ số tiền phải chi trả cho việc thay dầu, thay lốp, bảo dưỡng định kì, sửa chữa xe, bảo hiểm. Chia tổng số này cho 12 để ra chi phí cho một tháng. Ví dụ tổng số là 41.580.000 đồng vậy chi phí hàng tháng cho bảo trì, sửa chữa và bảo hiểm là 3.465.000 đồng.
2. Thêm chi phí kiểm tra và đăng kiểm trong một năm và chia cho 12. Nếu tổng số là 2.200.000 đồng mỗi năm, chi phí hàng tháng là 183.260 đồng.
Phương pháp 3: Chi phí lái xe1. Tính tổng số nhiên liệu hàng tháng (ví dụ trong bài 2.816.000 đồng); bảo trì, sửa
chữa và bảo hiểm (3.465.000 đồng); kiểm tra và đăng ký (183.260 đồng) để xem chi phí lái xe mỗi tháng là bao nhiêu. Trong kịch bản giả định của bài viết thì toàn bộ chí phí sẽ tốn khoảng 6.452.600 đồng một tháng.
2. Chia tổng chi phí vận hành xe 6.452.600 đồng cho quãng đường đi trong tháng là 1.207 km để tính số tiền cho mỗi km. Kết quả nhận được là khoảng 5.300 đồng trên một km.
3. Lưu ý rằng chi phí tính toán trong bài không bao gồm giá mua xe, thời gian đi lại, khấu hao giá trị ô tô, tai nạn, phí đỗ xe, vé cầu phà – đường cao tốc, các loại thuế phí khác của nhà nước. Nếu tính toàn bộ các chi phí kể trên thì giá cho mỗi km chạy xe có thể lên đến 17.000 đồng.
Theo Vnexpress
7 loại đèn cảnh báo quan trọng trên xe ô tô tài xế cần lưu ý
Có rất nhiều đèn báo trên bảng táp lô tuy nhiên người lái, đặc biệt là cánh tài mới tuyệt đối không thể bỏ qua 7 loại đèn cảnh báo sau đây.
1. Đèn cảnh báo hệ thống phanh
Thông thường khi đèn báo phanh phát sáng thì có nhiều khả năng những bộ phận như má phanh hay ống dẫn dầu có vấn đề. Cũng không loại trừ trường hợp dầu phanh cạn hoặc xảy tra tình trạng bó cứng phanh...
2. Đèn báo kiểm tra lỗi động cơ
Đèn cảnh báo lỗi động cơ hay còn gọi là đèn check-engine báo sáng thường do 5 nguyên nhân chính sau: bộ cảm biến oxy bị hỏng, bộ cảm biến lượng khí nạp bị hỏng, nắp bình chứa nhiên liệu bị nứt hoặc chưa được vặn chặt, bộ chuyển đổi xúc tác và bugi bị hỏng.
3. Đèn cảnh báo áp suất lốp
Khi áp suất lốp xe dưới 25%, đèn cảnh báo sẽ phát sáng. Đừng chủ quan với tình trạng này bởi vì theo các chuyên gia nhiều kinh nghiệm về ô tô, lái xe khi lốp non tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, đặc biệt ảnh hưởng đến an toàn tính mạng.
4. Đèn cảnh báo áp suất dầu bôi trơn
Khi dầu bôi trơn cạn, hoặc đóng cặn bẩn hay quá loãng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của động cơ. Nếu vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện, động cơ ô tô có thể sẽ bị hỏng hóc nghiêm trọng hơn. Chi phí để sửa hay thay thế động cơ là rất lớn.
5. Đèn cảnh báo nhiệt độ nước làm mát
Bình nước làm mát có tác dụng 'giải nhiệt' cho khoang máy, tránh tình trạng động cơ quá nóng. Nếu khi lái xe ô tô, tài xế thấy đèn TEMP báo sáng, hãy dừng xe ngay lập tức để kiểm tra bình nước làm mát. Có thể nước làm mát bị rò rỉ hoặc cạn, cần tiếp thêm để động cơ hoạt động trở lại bình thường.
6. Đèn cảnh báo hệ thống túi khí
Túi khí là bộ phận quan trọng trong việc bảo vệ an toàn tính mạng cho người sử dụng xe hơi khi xảy ra va chạm bất ngờ. Tuy nhiên vẫn có trường hợp túi khí an toàn không hoạt động do hệ thống kiểm soát túi khí gặp vấn đề trục trặc, mà phần lớn do đầu giắc cắm không vào điện.
7. Đèn cảnh báo nạp ắc quy
Khi ắc quy cạn hoặc bị hỏng các dây đai, đèn cảnh báo sẽ phát sáng. Kinh nghiệm lái xe của các bác tài già là tài xế nên đưa xe đến các gara uy tín để các kỹ thuật viên xử lý được chính xác hơn.
Theo Vnexpress
Đi nhờ xe ô tô và 10 phép lịch sự tối thiểu phải nhớ Dưới đây là 10 phép lịch sự tối thiểu dành cho bạn khi đi nhờ xe ô tô. Hãy cố gắng cư xử thật đúng mực và có văn hóa mỗi khi đi nhờ xe tránh làm mất lòng chủ xế và rồi sẽ không có lần sau. Khi sở hữu một chiếc xe ô tô, chắc chắn không thể tránh khỏi việc...