Một số bệnh viện ở TP.HCM thiếu huyết thanh kháng nọc rắn
Một số bệnh viện tại TP.HCM không còn huyết thanh kháng nọc rắn để chữa trị cho bệnh nhân trong thời gian dài.
Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), hiện bệnh viện vẫn không có huyết thanh kháng nọc rắn cạp nong và cạp nia. Tháng 8 vừa qua, đơn vị phải sử dụng 5 lọ huyết thanh kháng độc rắn hổ đa giá cuối cùng để cứu sống bệnh nhi 13 tuổi bị rắn cạp nia cắn.
Bệnh viện Chợ Rẫy cũng gặp tình trạng tương tự như trên trong hơn năm nay. Bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết, hiện bệnh viện không có huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia, chàm quạp, hổ chúa.
Nguyên nhân khan hiếm thuốc được bác sĩ Hùng lý giải do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều loại huyết thanh kháng nọc rắn chưa được sản xuất, khó khăn về nguồn cung ứng nên không có thuốc để điều trị cho bệnh nhân.
Nếu người bệnh không may bị rắn cắn nhưng không có thuốc giải độc, các bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp như: suy hô hấp hỗ trợ thở máy, lọc máu. Còn đối với các loại thuốc giải độc tố khác, thỉnh thoảng vẫn thiếu hụt nhưng sau đó bệnh viện có thể xoay xở được.
Video đang HOT
Sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn là biện pháp điều trị rắn độc cắn hiệu quả nhất.
Ngoài huyết thanh kháng nọc rắn, một số cơ sở y tế tại TP.HCM còn thiếu thuốc giải độc.
Theo bà Lê Thiện Quỳnh Như, Phó chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM, Bệnh viện Nhân dân 115 báo cáo sở về việc thiếu thuốc Pralidoxim 500mg sử dụng trong điều trị ngộ độc hóa chất hoặc thuốc trừ sâu phosphat hữu cơ. Nguyên nhân thiếu loại thuốc này do công ty trúng thầu gián đoạn cung ứng vì số đăng ký hết hạn, chưa gia hạn được số đăng ký.
Hiện Bệnh viện nhân dân 115 đã tìm được nhà cung ứng khác (với số lượng đang có sẵn là 36.000 ống, hạn sử dụng đến tháng 4/2024) và sẵn sàng cung ứng khi có nhu cầu điều trị.
Cô gái 19 tuổi đẻ con sinh đôi khác cha
Người phụ nữ Brazil đã sinh ra một cặp song sinh khác cha sau khi quan hệ tình dục với hai người đàn ông trong cùng một ngày. Cô gái 19 tuổi giấu tên sống ở bang Goias, Brazil, chia sẻ, 8 tháng sau khi sinh con, cô không biết ai là cha của 2 đứa trẻ. Bởi vậy, cô quyết định thực hiện xét nghiệm.
Cô thu thập DNA từ người mà cô nghĩ là cha cặp song sinh. Nhưng sau 2 lần kiểm tra, kết quả chỉ dương tính với một trong hai bé.
Sau đó, cô gái nhớ ra mình đã quan hệ tình dục với hai người đàn ông vào cùng ngày. Kết quả xét nghiệm cho thấy, người thứ 2 là cha của bé song sinh còn lại.
Hiện tượng này có tên khoa học là bội thụ tinh khác kỳ.
Cặp song sinh cùng mẹ khác cha chào đời khỏe mạnh.
Bác sĩ Tulio Jorge Franco giải thích trên Globo: "Có thể xảy ra trường hợp những người đàn ông khác nhau thụ tinh cho hai trứng của cùng một người phụ nữ. Các em bé có chung vật chất di truyền của mẹ, nhưng phát triển ở các nhau thai khác nhau".
Vị bác sĩ cho biết, hai bé sinh ra khỏe mạnh và nhấn mạnh trường hợp này cực kỳ hiếm (xác suất 1 trên 1 triệu người), ông không nghĩ mình sẽ gặp một cặp song sinh như vậy trong đời. Chỉ có khoảng 20 ca tương tự được ghi nhận trên toàn trên thế giới.
Các phương tiện truyền thông địa phương đưa tin, hai đứa trẻ hiện đã được 16 tháng tuổi. Một trong hai ông bố chăm sóc cả hai bé và hỗ trợ người mẹ.
Những cặp song sinh cùng mẹ khác cha chỉ được phát hiện khi người thân nghi ngờ, yêu cầu xét nghiệm ADN của trẻ. Theo Conversation, một nghiên cứu cho thấy hiện tượng trên có thể xuất hiện với xác suất 1 trong 400 ca sinh đôi ở Mỹ.
Khả năng đó xảy ra khi hai trứng của một người phụ nữ được thụ tinh bởi hai tế bào tinh trùng của hai người đàn ông khác nhau.
Người phụ nữ thường phải quan hệ tình dục với cả hai người đàn ông trong vòng một ngày trước hoặc sau khi trứng rụng để cả hai trứng được thụ tinh.
Bội thụ tinh khác kỳ hiếm gặp ở người nhưng tương đối phổ biến ở các động vật như chó, mèo, bò và động vật gặm nhấm.
Người bệnh kêu thiếu thuốc, đại diện các bệnh viện nói gì? Tình trạng thiếu thuốc xảy ra ở nhiều nơi, từ tuyến cơ sở tới trung ương, khiến bệnh nhân thiệt thòi, bác sĩ mệt mỏi. Nhiều bệnh viện trên cả nước đang đối diện thực trạng thiếu trang thiết bị y tế, nhất là thuốc phục vụ người dân. Lãnh đạo các đơn vị đưa ra nhiều nguyên nhân và đang tìm giải...