Một số bệnh trẻ hay gặp khi gió lạnh về
Tiết trời thay đổi, cũng là lúc một số bệnh được phen “phát tác” và “hoành hành” ở trẻ em. Vì vậy các bậc phụ huynh cần lưu ý đến những biểu hiện ở trẻ để có được sự can thiệp kịp thời.
Viêm mũi họng là chứng bệnh rất hay gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi đặc biệt là khi thay đổi thời tiết, lúc chuyển mùa.
Triệu chứng dễ nhận thấy đầu tiên là trẻ sốt cao, có khi 39 – 40oC, ho húng hắng hoặc ho từng cơn như co thắt kèm theo đó là tắc, ngạt mũi, chảy nước mũi cả hai bên làm trẻ phải há miệng để thở, tiếng thở khò khè. Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, kích động, bỏ ăn, bỏ bú vì tắc mũi. Một số trẻ còn bị nôn trớ và ỉa chảy, thậm chí khi sốt cao trẻ có thể bị lên cơn co giật. Quan sát họng khi trẻ há miệng thấy niêm mạc họng xung huyết đỏ, tăng tiết dịch nhầy bóng, nhưng không có mủ hoặc giả mạc.
Mỗi đợt bệnh như vậy kéo dài khoảng 2-4 ngày sau đó các triệu chứng giảm dần, trẻ có thể khỏi bệnh nhưng dễ tái phát, và khi tái phát nhiều lần có thể dẫn đến những biến chứng cấp tính nguy hiểm như viêm mủ tai giữa, viêm xoang cấp, viêm thanh quản cấp, mất nước do sốt cao, viêm xoang có thể dẫn đến viêm màng não rất nguy hiểm.
Video đang HOT
Viêm tiểu phế quản (VTPQ) là căn bệnh hàng đầu ở trẻ nhỏ, là bệnh viêm nhiễm cấp tính thường xảy ra ở trẻ dướdi 24 tháng tuổi, hay gặp nhất là 3-6 tháng tuổi. Khi mắc bệnh, các phế quản nhỏ bị viêm, sưng phù, tiết nhiều dịch làm cho đường thở của trẻ chít hẹp, thậm chí tắc nghẽn.
Triệu chứng ban đầu thường thấy nhất là tình trạng trẻ ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Sau 3-5 ngày thì trẻ ho ngày càng nhiều, xuất hiện khó thở, thở rít. Những trường hợp nặng thì tím tái, thậm chí ngừng thở.
Tất cả các trường hợp VTPQ ở trẻ, nếu không được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị tốt sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: suy hô hấp, viêm tiểu phế quản lan tỏa, viêm phổi (do bị bội nhiễm), xẹp phổi…
Do vậy, khi thấy trẻ có dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
3. Bệnh suyễn ( hen phế quản)
Hen suyễn là bệnh khá phổ biến ở trẻ em. Hen suyễn ảnh hưởng tới ống dẫn không khí từ bên ngoài vào trong cơ thể tới phổi thông qua hoạt động hít thở của con người. Bệnh thường gặp ở trẻ có cơ địa dị ứng như có bệnh chàm, nổi mề đay, ngứa… Khó thở là biểu hiện điển hình, khó thở khi thở kéo dài làm phập phồng cánh mũi, gây co kéo hõm ức, tiếng thở khò khè, môi tím, vẻ mặt sợ hãi. Nhiều trường hợp khó thở cấp tính cần xử trí cấp cứu kịp thời.
Mùa lạnh sắp về, và đây là khoảng thời gian giao mùa, thường gây nhiều khó chịu cho bé bị hen suyễn. Bạn cần chuẩn bị sẵn sàng mọi trường hợp khi bệnh hen của bé biến đổi bất thường.
Biện pháp phòng bệnh mùa lạnh
Cần chăm sóc trẻ chu đáo, tránh nhiễm lạnh do mưa, giữ ấm, tránh gió lạnh về chiều. Không nên nằm ngủ trong phòng máy lạnh kéo dài hay để quạt suốt đêm.Cần vệ sinh ăn uống, vệ sinh răng miệng thường xuyên cho trẻ để tránh nhiễm trùng.Rửa tay sạch sẽ, không cho trẻ mút tay, ngoáy mũi.Bố trí phòng ở thoáng mát, sạch sẽ, tiêu diệt muỗi, thông thoát nước tốt, tránh để nước đọng vũng tạo môi trường ẩm thấp.Cần chủng ngừa cho trẻ đầy đủ theo chương trình quy định.Theo dõi và đi khám bệnh sớm, tránh để bệnh tiến triển gây biến chứng nguy hiểm.
Theo SKDS
Lợi ích sức khỏe từ hạt mù tạt
Hạt mù tạt được biết đến cách đây khoảng 5.000 năm với rất nhiều lợi ích sức khỏe như hàm lượng calo thấp, giá trị dinh dưỡng cao.
Có nhiều loại mù tạt khác nhau như mù tạt đen, mù tạt trắng, mù tạt nâu Ấn Độ. Dưới đây là những lợi ích từ hạt mù tạt:
- Tinh dầu mù tạt rất tốt cho da vì nó có thể sản sinh nhiệt giữ ấm và độ ẩm cho da.
- Hạt mù tạt giàu chất dinh dưỡng (xê-len) giúp giảm nguy cơ tấn công từ bệnh suyễn, hen phế quản và các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp, đồng thời giúp giảm huyết áp.
- Bạn bị đau nửa đầu? Hạt mù tạt sẽ là lựa chọn hoàn hảo để loại bỏ các cơn đau này.
- Canxi, magie, axit béo omega 3, sắt, kẽm, protein, chất xơ có rất nhiều trong hạt mù tạt. Đây đều là những vi khoáng có lợi cho sức khỏe.
- Đối với những người có cơn thèm ăn quá độ, trộn một ít hạt mù tạt đen với sữa và sử dụng trước bữa ăn chính tầm 15 đến 10 phút. Sẽ rất hiệu quả đấy!
- Hạt mù tạt cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa bởi chúng có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
- Ngoài ra, đây cũng là lựa chọn hoàn hảo cho phụ nữ mãn kinh có các vấn đề về giấc ngủ.
Theo PNO
Hạn chế bệnh tai mũi họng do thời tiết - Cách gì? Thời tiết và viêm mũi họng là hai yếu tố luôn song hành. Qua nghiên cứu người ta nhận thấy, tỷ lệ viêm mũi họng khi thời tiết thay đổi có thể tăng gấp 4-5 lần, thời gian bị bệnh cũng kéo dài hơn, bệnh hay tái phát. Vậy yếu tố nào làm cho bệnh viêm mũi họng tăng nhiều đến như vậy....