Một số bài thuốc Đông y chữa chứng sốt cao, co giật ở trẻ
Đông y xếp sốt cao, co giật thuộc phạm vi chứng can phong – một chứng bệnh nội thương sinh ra do công năng của tạng can bất thường, hoạt động của can mất điều đạt làm xuất hiện triệu chứng sốt cao, cấp kinh, co giật, hoa mắt, chóng mặt.Bệnh gặp nhiều ở trẻ.
Để chữa trị bệnh này Đông y dùng pháp bình can, tiềm dương, tức phong, chỉ kinh. Xin giới thiệu một số phương thuốc thường dùng.
Trường hợp phong do can nhiệt gây sốt cao co giật dùng một trong các bài sau:
Bài 1: Sinh địa tươi 90g, lá hẹ tươi một nắm, giã nát, vắt lấy nước cho uống, ngày 2 lần.
Bài 2: Câu đằng 12g, thiên ma 10g, mộc hương 2g, tê giác 2g, toàn yết 4g, cam thảo 3g. Sắc uống ngày một thang.
Bài 3: Toàn yết, ngô công, chu sa bằng lượng nghiền bột mịn mỗi lần uống 1-2g, ngày 2 lần tùy tuổi.
Nếu sốt cao kinh giật, toàn thân co quắp, tê dại, lưỡi xám đen có thể dùng
Bài 1: Tang diệp 12g, xuyên khung 6g, sinh địa 10g, câu đằng 8g, cúc hoa 8g, phục thần 8g, bạch thược 8g, hoàng cầm 12g. Sắc cho trẻ uống tùy theo tuổi.
Video đang HOT
Bài 2: Thiên ma 8g, phòng phong 8g, khương hoạt 6g, bạch phụ tử 4g, bạch chỉ 8g, thiên nam tinh 4g.
Bài 3: Toàn yết 6g, câu đằng 12g, cương tàm 8g, chu sa 4g, xạ hương 2g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa sốt nóng phát cuồng mê sảng kinh giật, đờm dãi tắc
Bài 1: Ngưu hoàng 0,3g, uất kim 9g, hoàng cầm 9g, hoàng liên 4g, chu sa 3g, chi tử 9g. Làm thành hoàn 2 viên. Mỗi lần 1 viên, uống hai lần/ngày.
Bài 2: Sừng tê giác 1g, tâm sen 10g, búp lá tre 10g, liên kiều 10g, huyền sâm 14g, mạch môn 14g. Sừng tê giác mài riêng, các thuốc khác sắc để nguội, uống cùng sừng tê giác.
Trường hợp trẻ co giật nguy cấp dùng các phương sau
Bài 1: Bọ hung 2 con tẩm giấm thanh đốt trên than đỏ, hoa khế 4g, lá chua me đất 4g, đem sắc lấy nước làm thang uống với bột thuốc, mỗi lần một thìa cà phê, ngày 2 lần. Nếu trẻ đang bú, mẹ kiêng ăn thịt gà, các thức cay, nóng.
Bài 2: Sài hồ 6g, cát lâm sâm 12g, hoàng cầm 8g, cam thảo 4g, bán hạ 4g, phòng phong 4g, thuyền thoái 4g, kinh giới tuệ 8g. Sắc đặc cho trẻ uống lúc lên cơn.
Bài 3: Thiên trúc hoàng 8g, bạch linh 12g, mạch môn 6g, xuyên quy 12g, hoàng liên 4g, ngưu hoàng 4g, mộc thông 12g, thanh đại 4g, đởm nam tinh 8g, táo nhân 8g, xích thược 8g, bạc hà 6g, thần sa 2g, chi tử 8g, long cốt 10g. Sắc uống, tùy theo tuổi mà uống nhiều hay ít.
Nếu trẻ co giật, hôn mê, mắt đỏ, sưng đau dùng thiên trúc hoàng 4g, uất kim 2g, phục thần 4g, cam thảo 4g, bằng sa 1g, bạch chỉ 4g, xuyên khung 4g, cương tàm 2g, chỉ xác 2g, chu sa 0,2g, xạ hương 0,1g, thuyền thoái 2g. Tán thành bột, hoàn viên uống với nước sắc bạc hà hay mạch môn, mỗi lần 1-2g, ngày uống 2-3 lần.
Trường hợp đờm úng tắc nhiệt vít lấp có chứng thở hổn hển suyễn gấp, sốt cao kinh giật, phải thanh khí trấn kinh, tuyên phế, khử đàm, dẹp phong, chỉ kinh dùng câu đằng 15g, cương tàm 10g, sơn chi sao 6g, ma hoàng 6g, đình lịch tử 10g, sinh thạch cao 60g, toàn yết 20g, thiên nam tinh 10g, quất hồng 6g, đào nhân 6g, cam thảo 6g, tán bột trộn thêm xạ hương, ngưu hoàng, bột linh dương giác, mỗi thứ 1g, băng phiến 1,2g luyện mật làm viên mỗi viên nặng 1,5g, chu sa làm áo bao ngoài. Trẻ 1-3 tuổi mỗi lần uống 1 viên, 3-5 tuổi mỗi lần uống 1,5 viên, trên 5 tuổi mỗi lần uống 2 viên, ngày 2 lần.
Nếu sốt cao co giật, sợ hãi run rẩy vật vã, giấc ngủ không yên là do nhiệt cực sinh phong nên thanh nhiệt dẹp phong trấn kinh an thần dùng câu đằng 1,5g, phục thần 1,5g, thiên trúc hoàng 1,5g, bạc hà 1,5g, huyền thoái 1,5g, địa long 3g, bạch vi căn 9g, cương tàm 3g, hổ phách 1g, sắc cho trẻ 1 tuổi uống, nếu trẻ lớn tùy theo mà tăng lượng.
Trường hợp sốt cao co giật, hôn mê mạch sác, lưỡi đỏ tía hoặc ban chẩn lờ mờ hoặc nhiệt độc phạm vào doanh khí, phong động vít lấp khiếu, khí phận nhiệt quá thịnh phải tả hỏa, lương huyết, dẹp phong, trấn kinh dùng uất kim 30g, sơn chi tử 30g, hàn thủy thạch 30g, hổ phách 1,5g, chu sa 1,5g, hoàng cầm 30g, hoàng liên 30g, đại mạo (vảy con đồi mồi) 30g, băng phiến 9g. Tán thành bột mịn cho trẻ 1-5 tuổi mỗi lần 0,6g-1g. Ngày uống 2 lần.
Nếu huyết nhiệt thiên thịnh phải thanh nhiệt, lương huyết dẹp phong, thông khiếu dùng sinh địa hoàng 15g, xuyên khung 6g, bạch mao căn 30g, toàn yết 10g, địa long 10g, đương quy 10g, hà diệp 30g, cam thảo 10g, ngô công 3g, xương bồ 3g. Sắc uống chia làm nhiều lần trong ngày.
Trường hợp trẻ co giật từng lúc không liên tục sắc mặt vàng nhạt hoặc trắng xanh, sốt khoảng 38,5o tinh thần nửa mê nửa tỉnh, mắt nhắm, mệt mỏi, tiêu chảy phân xanh hoặc trắng nhợt, mạch chậm. Dùng bài “Tỉnh tỳ thang” nhân sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 8g, thiên ma 8g, quất bì 6g, đởm tinh 6g, cương tàm 10g, cam thảo 4g, mộc hương 4g, thương truật 10g, toàn yết 6g, sinh khương 5g. Sắc kỹ, liều lượng tùy theo tuổi mà cho uống nhiều hay ít.
Theo SKDS
Phát hiện bệnh nhân viêm não mô cầu đầu tiên
Bệnh nhân nhập viện với biểu hiện sốt cao, co giật, rối loạn ý thức, hôn mê và xuất huyết hoại tử hình sao trên da và được xác định mắc bệnh viêm não mô cầu. Đây là bệnh nhân viêm não mô cầu đầu tiên tại Nghệ An tính tới thời điểm này.
Thời tiết nắng nóng khiến số trẻ em nhập viện tăng cao
Theo người nhà của bệnh nhân Phan Thị Thu Hoài (26 tháng tuổi, quê xã Đô Thành, Yên Thành, Nghệ An), vào sáng ngày 20/5, cháu Hoài kêu đau đầu, đến trưa thì có hiểu hiện sốt cao nên được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Phủ Diễn (Diễn Châu). Trên cơ thể bệnh nhân có xuất hiện các nốt ban đỏ, nổi hạt và được bác sỹ chẩn đoán bị sốt xuất huyết. Tối ngày 21/5, cháu Hoài có biểu hiện hôn mê và được chuyển đến Bệnh viện Nhi Nghệ An.
Khi vào viện, cháu Hoài sốt cao, co giật, rối loạn ý thức, hôn mê, trên da có nhiều ban xuất huyết hoại tử hình sao, có dấu hiệu viêm màng não. Các xét nghiệm cho thấy tiểu cầu giảm mạnh, men gan và protein tăng cao, dày đặc vi trường. Đây là biểu hiện của bệnh viên não mô cầu ở thể nặng.
Theo bác sỹ Nguyễn Văn Sơn, Trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Nghệ An thì đây là bệnh nhân viễm não mô cầu đầu tiên được phát hiện tại Nghệ An sau nhiều năm vắng bóng. Căn bệnh này đã xuất hiện và được cảnh báo nguy cơ từ năm ngoái tại nhiều địa phương và đã có bệnh nhân nhi tử vong. Đây cũng là dịch bệnh có tốc độ lây lan và tử vong khá nhanh. Do vậy khi trẻ có biểu hiện sốt, buồn nôn, đau đầu, gáy cứng, trên da xuất hiện nhiều phát ban màu đỏ có thể dẫn tới hôn mê sâu, suy tuần hoàn... cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện để điều trị. Bác sỹ Sơn cũng khuyến cáo các bệnh viện tuyến dưới cần thận trọng khi chẩn đoán và điều trị đối với các bệnh nhân có biểu hiện viêm não mô cầu.
Quang Anh
Theo Dân trí
Bệnh quai bị ở người lớn: chớ chủ quan Năm nay em 22 tuổi, chưa lập gia đình. Gần đây quanh nhà em có trẻ bị quai bị nên em hơi lo. Em có khả năng bị bệnh quai bị không? (Nguyễn Văn Triển, thị xã Cao Bằng). Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng gây ra. Bệnh có thể bị biến chứng sốt cao, nhức đầu,...