Một sinh vật ở châu Phi đang đột biến thành loài mới
Các khảo sát di truyền liên quan đến những con cá sấu màu cam kỳ lạ cho thấy chúng có thể đang biến đổi thành một loài mới.
Theo Live Science, loài mới tiềm năng sống bên trong hệ thống hang động Abanda, tỉnh Ogooue-Maritime, Gabon, quốc gia vùng Trung Phi.
Đó là những con cá sấu mà theo phân loại hiện nay thuộc về loài cá sấu lùn Osteolaemus tetraspis. Nhưng cá sấu lùn ở Abanda rất khác biệt so với các cá thể cùng loài ở nơi khác.
Cá sấu lùn màu cam trong hang động ở Gabon có thể đang biến đổi thành một loài mới, với vẻ ngoài khác biệt so với cá sấu lùn trong rừng được đặt bên cạnh – Ảnh: Olivier Testa
Tại Abanda, cá sấu lùn sống trong bóng tối hoàn toàn, ăn dơi và bơi trong vùng nước đầy phân dơi, và có làn da màu cam bí ẩn.
Video đang HOT
Người ta không biết có bao nhiêu con cá sấu đang sống trong hệ thống hang động này, hoặc chúng bắt đầu lối sống ngầm này từ khi nào, nhưng chúng có thể đã ở dưới đó hàng ngàn năm.
Một khảo sát năm 2016 chỉ ra điểm khác biệt giữa cá sấu sống trong hang và cá sấu sống trong rừng, bao gồm chế độ ăn khác nhau, tình trạng sức khỏe khác nhau.
Họ cho rằng cá sấu hang đẻ trứng ở cửa hang, sau đó cá sấu non sẽ mạo hiểm vào bóng tối. Khi trưởng thành, chúng hiếm khi rời khỏi hang.
Một khảo sát từ nhà sinh vật học bảo tồn Matthew Shirley từ Đại học Quốc tế Florida (Mỹ) cho thấy làn da cam khác thường ở các con cá sấu hang động trưởng thành có thể là kết quả của thời gian dài bơi trong nước chứa phân dơi, vốn rất giàu ure.
Theo thời gian, quá trình tiếp xúc này dường như khiến da cá sấu bị trải qua quá trình giống như bị tẩy bằng hóa chất.
Phân tích di truyền của nhóm cá sấu này cho thấy điều quan trọng nhất: Chúng đang đột biến. Cụ thể hơn, một nhóm các biến thể DNA được tìm thấy ở nhóm cá sấu lùn sống trong hang không giống với những con sống trong rừng.
“Những con cá sấu hang động Abanda nổi bật như một nhóm di truyền biệt lập” – nhà khoa học Richard Oslisly, từ Viện khảo sát phát triển (Pháp), từng trả lời phỏng vấn trên The Guardian.
Vì vậy, họ cho rằng sự cô lập hàng thế kỷ nơi hang động đã kích thích nhóm cá sấu này dần tiến hóa thành một loài mới. Tuy vậy, khi nào chúng có thể thực sự được phân loại thành một loài mới, đó vẫn là vấn đề cần theo dõi và khảo sát thêm.
Phát hiện trăn gấm 'khổng lồ' dài 4m, nặng gần 100kg tại Phú Quốc
Đội quản lý và bảo vệ rừng Rạch Vẹm (xã Gành Dầu, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) vừa phát hiện và đuổi một con trăn gấm dài khoảng 4m, nặng gần 100kg trở về khu rừng tự nhiên.
Ngày 4-1, Vườn quốc gia Phú Quốc cho biết, các cán bộ và nhân viên Đội quản lý và bảo vệ rừng Rạch Vẹm vừa phát hiện một cá thể trăn gấm khổng lồ đang bò chậm rãi gần bìa rừng.
Con trăn gấm có chiều dài khoảng 4m, nặng gần 100kg
Cá thể trăn gấm này có đường kính khoảng 20cm, dài 4m và ước tính nặng gần 100kg. Sau khi phát hiện, con trăn đã được nhân viên đuổi về lại môi trường sống tự nhiên tại Phú Quốc.
Được biết, trăn gấm là loài động vật hoang dã quý hiếm thuộc nhóm 2B, cần được bảo vệ.
Ông Đặng Minh Lạp, Giám đốc Trung tâm du lịch sinh thái và cứu hộ sinh vật Vườn quốc gia Phú Quốc, cho biết, nơi đây có hệ sinh thái phong phú với khoảng 480 loài động vật, bao gồm 43 loài bò sát, ếch, nhái, trong đó có một số loài quý hiếm như rắn hổ chúa, kỳ đà hoa và trăn gấm.
Trong năm 2024, Vườn quốc gia Phú Quốc đã phối hợp người dân thả về môi trường tự nhiên 43 cá thể động vật hoang dã như rắn, trăn, rùa và khỉ.
Trước đó, một người dân tại ấp Bãi Vòng, xã Hàm Ninh, đã tự nguyện giao nộp một con trăn nặng khoảng 30kg cho vườn quốc gia, và con trăn này đã được thả về khu rừng tự nhiên tại xã Hàm Ninh.
Học ngay cách chống muỗi 'bất bại' của người châu Phi, dù muỗi đậu khắp người cũng không cắn Người châu Phi có bí quyết đặc biệt khiến muỗi đậu khắp người mà không hề đốt. Không phải ngẫu nhiên hay do cơ địa, phương pháp này đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, giúp họ tránh khỏi phiền toái từ muỗi. Muỗi có ở khắp nơi trên thế giới. Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 3.000 loài. Thông thường...