Một sáng trên chợ nổi Phong Điền
Tiểu thương chợ nổi Phong Điền sẵn sàng đón khách du lịch lên ghe tham quan chợ, buôn bán cùng mình.
Chợ nổi Phong Điền nằm cách trung tâm TP Cần Thơ khoảng 17 km về hướng đông nam. Nhóm chúng tôi xuất phát từ 4h30 để đến nơi có thể đón bình minh trên chợ. Phong Điền cũng là một trong hai chợ nổi có tiếng ở Cần Thơ bên cạnh Cái Răng, tuy nhiên nơi này vẫn còn lưu giữ nét mộc mạc, chân phương.
Từ tờ mờ sáng, tiểu thương đã treo đèn đến chợ gặp bạn hàng cân mua rau củ quả tươi, chở về các kênh rạch nhỏ trong vùng bán lại cho người dân. Trời càng sáng càng nhiều ghe xuồng đến, đông đúc nhất là từ 5h30 đến 6h30. Vào những ngày rằm, chợ sẽ nhộn nhịp hơn ngày thường.
Ngày trước, chợ nổi Phong Điền nằm ở ngã ba sông Phong Điền nhưng nay đã dời về điểm mới cách đó 800 m thuộc xã Nhơn Ái. Điểm họp chợ mới giúp tiểu thương đón được người dân đi chợ sáng trong các kênh rạch và vẫn tiếp tục kết hợp khai thác du lịch do có quan cảnh đẹp, sông nước êm đềm.
Video đang HOT
Đến chợ, khách du lịch có thể vẫy tay gọi tiểu thương chở đi tham quan chợ nổi. Tiểu thương ở đây vừa bán nông sản, đồ ăn trên ghe, vừa chở khách du lịch với mức giá khoảng 80.000 đến 100.000 đồng một người.
Ngồi trên ghe của các tiểu thương, du khách được tiếp xúc gần hơn với đời sống giao thương miền sông nước, nghe họ kể chuyện buôn bán trên sông và đôi khi cũng trở thành người bán hàng “bất đắc dĩ” khi chủ ghe đắt khách.
Giá bán các mặt hàng nông sản, hàng tiêu dùng, đồ ăn cho khách du lịch cũng bằng giá bán cho bạn hàng. Tô bún riêu, hủ tiếu trên chợ nổi Phong Điền có giá từ 20.000 đồng một tô, nước giải khát cũng giao động từ 10.000 đồng một ly. Ăn sáng, uống cà phê trên chợ nổi là một trải nghiệm bạn không nên bỏ qua khi đến Phong Điền.
Chiếc ghe nhỏ nhưng đủ loại hàng hóa: nước mắm, nước rửa chén, tất chân, bao tay… như một tiệm tạp hóa thu nhỏ trên sông. Ngoài buôn bán những mặt hàng mình có, tiểu thương cũng tranh thủ mua thực phẩm, vật dụng cần thiết cho gia đình. Khoảng hơn 7h, chợ bắt đầu vãn dần, tiểu thương chợ nổi bắt đầu một ngày buôn bán của mình trong những con rạch nhỏ ở Phong Điền.
Hiệp Thiên Cung: Điểm du lịch mang dấu ấn tín ngưỡng người Hoa
Nằm giữa trung tâm phường Lê Bình (quận Cái Răng, TP Cần Thơ), đã từ lâu Hiệp Thiên Cung (hay còn gọi là chùa Ông) được xem như là một góc đặc sắc thể hiện góc văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa và là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng khi du khách có dịp đến vùng đất Tây Đô.
Hiệp Thiên Cung đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào ngày 14/4/2017.
Khoảng nửa đầu thế kỷ XIX, lưu dân từ Trung Hoa đã sang Việt Nam lập nghiệp, chung sống chan hòa với cư dân bản địa. Vốn giỏi làm ăn, mua bán, thế hệ lưu dân người Hoa đầu tiên đã nhận ra vị trí đắc địa của quận Cái Răng bây giờ. Nằm ven bờ sông Cần Thơ thuận tiện cho giao thông thủy, bộ lại có vị trí trung tâm giữa hai tiểu vùng Tây - Nam sông Hậu nên Cái Răng rất thuận tiện cho việc giao thương, mua bán, trao đổi hàng hóa, nông sản.
Nằm ngay trong lòng phố thị Cái Răng, Hiệp Thiên Cung từ lâu đã trở thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa cộng đồng của cư dân người Hoa nơi đây.
"Cận giang lập thị"- một khu chợ ven sông được hình thành và phát triển ngày càng sầm uất. Đặc tính của người Hoa là rất xem trọng yếu tố tâm linh nên cộng đồng người Hoa ở chợ Cái Răng vận động nhau quyên góp tài lực, vật lực, nhân lực để cất một ngôi miếu thờ để thờ Quan Thánh Đế Quân (tức Quan Công) và Thiên Hậu Thánh Mẫu theo tín ngưỡng của hệ phái Hoa Tông. Đến năm 1856, ngôi miếu được trùng tu, nâng cấp với tên "Miếu Quan Công". Lần trùng tu năm 1904 thì miếu mới mang tên Hiệp Thiên Cung như bây giờ.
Hiệp Thiên Cung có lối kiến trúc đặc trưng Trung Hoa theo hình chữ "Quốc" khép kín và vuông góc với nhau. Ở giữa là một khoảng không gian trống được gọi là "giếng trời". Chính điện thờ Quan Công, gian bên phải thờ Phúc Đức Chính Thần, gian bên trái thờ Thiên Hâu Thánh Mẫu. Hai dãy nhà bên trái và bên phải được gọi là Tây lang, Đông lang dùng làm nơi hội họp và sinh hoạt cộng đồng.
Hiệp Thiên Cung có kiến trúc độc đáo
Ông Lâm Quế Hạnh (87 tuổi) - Hội trưởng người Hoa Hiệp Thiên Cung chia sẻ: Hằng năm, Hiệp Thiên Cung diễn ra rất nhiều lễ hội, nghi thức tín ngưỡng. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến Nguyên Tiêu (Rằm tháng Giêng, âm lịch), đại lễ Vu Lan (Rằm tháng Bảy, âm lịch), Vía Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu (23-3, âm lịch) và Vía Ông Quan Thánh Đế (12-14/5, âm lịch)... Mỗi dịp đại lễ Vu Lan, hàng ngàn bà con tề tựu về Hiệp Thiên Cung chung niềm cung kính tế lễ và hân hoan chung vui ngày hội.
Hiệp Thiên Cung đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào ngày 14/4/2017.
Ngoài phần cầu an cho ông bà cha mẹ đã khuất, đông đảo và náo nhiệt nhất vẫn là nghi thức phóng tiêu, thí giàn, phát thẻ: thẻ gạo, thẻ muối... Qua đó, thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, hỗ trợ người nghèo khó của cộng đồng người Hoa Cái Răng.
Ông Quế Hạnh cho biết thêm: Hiệp Thiên Cung là một ngôi miếu rất linh thiêng "cầu được, ước thấy". Ông kể; hồi xưa chợ Cái Răng có xảy ra một trận hỏa hoạn lớn. Với phương tiện chữa cháy thô sơ lúc bấy giờ thì việc dập tắt đám cháy gần như bất khả. Cư dân người Hoa xót của chạy đến miếu Quan Công đốt nhang khấn vái, than khóc cầu xin các đấng linh thiêng trợ lực. Bất chợt, một đám mây đen xuất hiện ở bầu trời trên mái đình rồi sà về phía đám cháy. Một trận mưa như trút nước xảy ra và đám cháy được dập tắt.
Ông Đặng Ngọc Nhẫn - Giám đốc Trung tâm Văn hóa- Thể thao và Truyền thanh quận Cái Răng cho biết: Trải qua 164 năm thành lập, Hiệp Thiên Cung vẫn giữ được nét uy nghi, cổ kính, với những nét kiến trúc đặc trưng độc đáo. Nằm ngay trong lòng phố thị Cái Răng, Hiệp Thiên Cung từ lâu đã trở thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa cộng đồng của cư dân người Hoa nơi đây.
Cần Thơ dừng tổ chức ngày hội du lịch 'Văn hóa chợ nổi Cái Răng' vì dịch COVID-19 Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, TP Cần Thơ quyết định dừng tổ chức ngày hội du lịch "Văn hóa chợ nổi Cái Răng" lần thứ V năm 2020, dự kiến diễn ra trong tháng 8. Khách tham quan, trải nghiệm tại chợ nổi Cái Răng - Ảnh: LÊ DÂN Ngày 29-7, ông Nguyễn Khánh Tùng, giám đốc Sở Văn hóa...