Một quyết định lịch sử của BRICS

Theo dõi VGT trên

Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) đã nhất trí kết nạp thêm 6 thành viên mới vào khối, gồm Argentina, Ai Cập, Iran, Ethiopia, Saudi Arabia và Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất ( UAE).

Đây là lần thứ hai khối này mở rộng sau 14 năm thành lập. Quyết định lịch sử này được đánh giá là sẽ cho phép Trung Quốc tiếp tục hy vọng xây dựng một trật tự mới và cũng là cơ hội lớn cho Nga trong bối cảnh bị cô lập hiện nay.

“Hổ mọc thêm cánh”

Sức mạnh kinh tế và chính trị của BRICS sẽ được tăng cường sau khi 6 quốc gia nêu trên trở thành thành viên chính thức của khối từ ngày 1/1/2024. Điều này có nghĩa là BRICS sẽ đại diện cho 47% dân số thế giới và 36% nền kinh tế toàn cầu. Thật vậy, bất chấp sự đa dạng của mình, BRICS sau khi được mở rộng sẽ có ảnh hưởng kinh tế “đáng gờm” hơn, với 6 trong số 10 quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới là thành viên.

Một quyết định lịch sử của BRICS - Hình 1
Các nhà lãnh đạo BRICS. Ảnh: Reuters

Ông Gustavo de Carvalho, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Quan hệ Quốc tế Nam Phi cho biết, việc kết nạp các quốc gia giàu dầu mỏ như Saudi Arabia, UAE và Iran phù hợp với ý tưởng sử dụng đồng nội tệ.

“Việc kết nạp 3 quốc gia xuất khẩu mạnh các sản phẩm dầu mỏ và năng lượng sẽ mang lại khả năng thanh khoản tiềm năng cho các thành viên BRICS”, ông De Carvalho nói và cho biết, hiện tại, các quốc gia này đang chuyển hướng xuất khẩu dầu sang Đông Á và Ấn Độ vì Mỹ không còn là khách hàng tiềm năng nữa.

Theo nhà nghiên cứu này, việc kết nạp Ai Cập không chỉ đưa một quốc gia Trung Đông khác gia nhập khối, mà nước này còn là thành viên tích cực của Liên minh châu Phi (AU) và nền kinh tế lớn thứ 2 ở châu Phi. Ông De Carvalho cũng lưu ý, Ai Cập là đối tác thương mại quan trọng của Nga và Trung Quốc, có kênh đào Suez chiến lược.

Bên cạnh đó, ông nhận định Iran rất quan trọng đối với Moscow, vì nước này có thể giúp tạo ra hành lang Bắc – Nam cho phép Nga – nước xuất khẩu ngũ cốc và dầu mỏ lớn – vận chuyển hàng hóa qua Vịnh Ba Tư đến châu Á và châu Phi, mà không cần đi qua Biển Đen hay Bắc Âu. Về Argentina, theo vị chuyên gia, đây là quốc gia có thu nhập trung bình khá cao.

Video đang HOT

Tuy nhiên, nước này đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng do đồng nội tệ mất giá trong những năm gần đây. Ông cũng cho biết, Ethiopia có dân số đông và nền kinh tế đang phát triển, đồng thời với vị trí chiến lược ở vùng Sừng châu Phi và là trụ sở của AU, quốc gia này có tầm ảnh hưởng lớn trong các vấn đề khu vực. Nhà phân tích địa kinh tế Aly-Khan Satchu nhận định, những thành viên mới “nặng ký” của BRICS bao gồm Iran, Saudi Arabia và UAE.

Ông cho biết, Saudi Arabia và UAE có ngân sách dồi dào và có thể đóng vai trò như nước cho vay khi một thành viên rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính. Đối với Argentina, ông Satchu bình luận quốc gia này đã “gõ cửa” BRICS và điều quan trọng là phải đưa một quốc gia Mỹ Latinh vào khối dựa trên “quan điểm cân bằng lục địa”. Nhà phân tích này cũng nói thêm rằng, Ai Cập và Ethiopia là những nước có thế mạnh về nhân khẩu học ở châu Phi. Việc kết nạp hai quốc gia này vào BRICS cũng là cách đảm bảo các dự án của khối trong tương lai.

Quyết định mở rộng của BRICS được cho là một chiến thắng của Trung Quốc và Nga. Người đứng đầu Chương trình Châu Mỹ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) Ryan Berg nhận định: “Đối với Trung Quốc, nó cho phép họ tiếp tục xây dựng những gì họ hy vọng là một trật tự lấy Bắc Kinh làm trung tâm. Đối với Nga, nước sẽ giữ chức Chủ tịch luân phiên của BRICS vào năm tới, họ coi đây là một cơ hội to lớn trong thời điểm bị cô lập đáng kể hiện nay”. Ngoài việc ứng phó với các lệnh trừng phạt của phương Tây, BRICS cũng mang lại một động lực khác cho Nga khi khối này đang tìm kiếm các giải pháp thay thế cho hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.

Đừng đợi G7

BRICS được cho là đối trọng của Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7). Theo quan điểm của nhà kinh tế học nổi tiếng Jim O’Neill – cựu Thư ký Thương mại Bộ Tài chính Anh được gọi là “cha đẻ” của BRICS, G7 ngày càng trở nên không phù hợp trong một thế giới có nhiều cường quốc mới nổi. Quả thực, kể từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden lên nắm quyền, Mỹ đã tìm cách nâng cao vai trò của G7, gieo kỳ vọng lên một số thành viên trong “câu lạc bộ” này về tầm ảnh hưởng của họ trong nền kinh tế thế giới.

Tuy nhiên, thực tế, từng thành viên G7 vẫn đang phải đối mặt trực tiếp với nhiều vấn đề nan giải, xuất phát từ chỉ một vấn đề trọng tâm – “phần đóng góp” của họ trong nền kinh tế toàn cầu ngày càng giảm. Nhật Bản và Italy gần như không đạt mức tăng trưởng nào trong 20 năm qua. Đức cũng không phát triển tốt lắm. Vương quốc Anh cũng vậy, hầu như không tăng trưởng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính. Trên thực tế, G7 hiện là câu lạc bộ ngày càng bị Mỹ thống trị về mặt kinh tế.

Chắc chắn, khi nói đến các vấn đề toàn cầu – có thể là thách thức kinh tế toàn cầu, biến đổi khí hậu, bệnh truyền nhiễm hay bất kỳ mối quan tâm thực sự toàn cầu nào khác – riêng G7 không thể giải quyết một cách hiệu quả những vấn đề này.

Không phải G7, những gì chúng ta đã và đang thấy trong thời gian qua là những nỗ lực chung của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) trong cuộc khủng hoảng tài chính vì trong nhóm bao gồm cả các thành viên BRICS và toàn bộ G7, để từ đó tạo nên một trung tâm hoạch định chính sách toàn cầu.

Trước những thách thức địa chính trị như hiện nay, khi ngày càng nhiều nền kinh tế mới nổi ngày càng lớn mạnh hơn, dường như không thể tránh khỏi vấn đề tiếng nói của họ có “sức nặng hơn” trong các vấn đề toàn cầu, bất chấp một số thách thức địa chính trị đi kèm.

Các nền kinh tế mới nổi cũng có đầy đủ tiềm năng để duy trì vai trò là động lực quan trọng của nền kinh tế toàn cầu, cả hiện tại và tương lai. Bằng chứng là, hiện tại, Trung Quốc giữ vị trí nền kinh tế lớn thứ hai thế giới về mặt danh nghĩa và lớn nhất về sức mua tương đương (PPP).

Trong vài năm tới, Ấn Độ sẵn sàng thách thức Đức để giành vị trí lớn thứ tư, sau khi vượt qua Pháp và Anh. Quỹ đạo tăng trưởng kết hợp của Trung Quốc và Ấn Độ có tác động đáng kể nhất đến GDP toàn cầu. Trong khi đó, một số nền kinh tế mới nổi khác cũng rất đáng chú ý, đặc biệt là Indonesia và Việt Nam – đang nổi lên ở châu Á. Ở Mỹ Latinh, Mexico và châu Phi, mặc dù có xuất phát điểm thấp hơn đáng kể nhưng các quốc gia như Nigeria, Ethiopia và Ai Cập đang dần thể hiện tầm quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, theo phân tích của chuyên gia Jim O’Neill, hiện trong số 5 quốc gia BRICS, có 3 quốc gia không thể hiện được hiệu quả kinh tế mạnh mẽ trong hơn một thập niên qua. Nhưng vận mệnh của họ sẽ thay đổi nếu họ bắt tay vào những cải cách kinh tế đáng kể, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào giá cả hàng hóa và những biến động ở bên ngoài. Trong khi đó, dù gặp khá nhiều vấn đề bên trong nền kinh tế, nhưng Trung Quốc hiện vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Mỹ lại tăng cường hiện diện ở Vùng Vịnh

Từng đánh giá rằng Mỹ sẽ rút khỏi Trung Đông nhưng giờ đây, các nước quân chủ Arab giàu có ở Vùng Vịnh nhận ra, Mỹ đang tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực và một trong những mục đích là nhắm vào Iran, với lý do quốc gia Hồi giáo này đã có hành động đe dọa an ninh giao thông hàng hải.

Ông Timothy Hawkins - Phát ngôn viên của Hạm đội 5 của Mỹ, đóng quân tại Bahrain, nói với AFP: "Nguy cơ đe dọa những đoàn thủy thủ trong khu vực đang gia tăng vì những vụ bắt giữ" do Iran thực hiện tại eo biển Hormuz. Nằm giữa bờ biển của Iran và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), eo biển Hormuz có ý nghĩa chiến lược đối với hoạt động thương mại toàn cầu, là khu vực lưu thông cho 1/5 lượng dầu được vận chuyển bằng đường biển trên toàn cầu.

Mỹ lại tăng cường hiện diện ở Vùng Vịnh - Hình 1
Timothy Hawkins - Phát ngôn viên của Hạm đội 5 Mỹ, đóng quân tại Bahrain, trả lời báo chí về việc tăng cường quân sự ở vùng Vịnh.

Theo quân đội Mỹ, trong 2 năm qua, Iran đã bắt giữ hoặc cố gắng kiểm soát gần 20 con tàu có treo cờ nước ngoài. Gần đây, Washington thông báo rằng họ đã 2 lần ngăn chặn Iran bắt giữ tàu chở dầu thương mại ngoài khơi Oman vào đầu tháng 7. Vào hôm 12/8, một liên minh hải quân do Mỹ lãnh đạo đã khuyến cáo các tàu "tránh càng xa lãnh hải của Iran càng tốt". Đối với ông Timothy Hawkins, đây là một "bước đi thận trọng" trước những sự cố gần đây.

Đầu tháng 8/2023, hải quân Mỹ cho biết có hơn 3.000 binh sĩ Mỹ, cùng 2 tàu chiến USS Bataan và USS Carter Hall, xuất hiện tại Biển Đỏ, nằm phía bên kia bán đảo Arab. Theo ông Timothy Hawkins, hành động tăng cường hiện diện quân sự này cho phép Washington có sẵn một "lực lượng mạnh hơn nếu cần thiết".

"Củng cố liên minh"

Vào tuần trước, một quan chức nước Mỹ giấu tên đã tiết lộ với AFP rằng Washington đang chuẩn bị cử các nam nữ quân nhân hải quân lên những tàu chở dầu thương mại đi qua Vùng Vịnh. Tuy chưa có thông báo chính thức nào được đưa ra, nhưng ông Timothy Hawkins nhấn mạnh rằng Mỹ có nhân sự "được đào tạo ngay trong khu vực để thực hiện tất cả các nhiệm vụ được giao phó".

Các quốc gia Arab ở Vùng Vịnh vốn lệ thuộc nhiều vào Mỹ vì tiềm lực an ninh của họ. Từ lâu, họ đã mong chờ những cam kết mạnh mẽ hơn từ Mỹ, nhất là sau năm 2019, khi số lượng sự cố gia tăng rõ rệt. Việc Tổng thống Mỹ Joe Biden tập trung vào châu Á chỉ làm gia tăng lo ngại về việc Mỹ rút lui, khiến Saudi Arabia và UAE tăng cường quan hệ với những nước đối thủ của Mỹ, như Trung Quốc, hay thậm chí là cả Iran. Vào tháng 5 vừa qua, UAE đã quyết định rút khỏi liên minh hải quân do Mỹ lãnh đạo.

Bà Dina Arakji - nhà phân tích tại công ty tư vấn Control Risks, ước tính rằng việc Mỹ tăng cường sự hiện diện là một "sự thay đổi về tư thế", "có khả năng là để trấn an các nước Arab ở Vùng Vịnh rằng Washington vẫn tuân thủ cam kết đảm bảo an ninh cho khu vực". Bà nói với AFP: "Thái độ thù địch ngày càng gia tăng của Iran và sự can dự của Trung Quốc trong khu vực đã thu hút chú ý của Washington". Bà cũng lưu ý rằng người Mỹ "hiện đang tìm cách củng cố liên minh của họ".

"Răn đe hiệu quả hơn"

Bù lại, Iran đã đe dọa sẽ bắt giữ các tàu Mỹ nhằm "đáp trả bất kỳ hành động xấu xa nào từ Mỹ". Sự gia tăng căng thẳng này diễn ra sau khi nhiều nỗ lực khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 đi vào thất bại, vì Washington và Tehran vẫn còn điểm bất hòa về vấn đề này. Ông Torbjorn Soltvedt - nhà phân tích của công ty tư vấn Verisk Maplecroft, cho biết: "Trong trường hợp không có bất kỳ dấu hiệu nào về một thỏa thuận ngoại giao giữa Mỹ và Iran, giải pháp thay thế duy nhất là răn đe nhiều hơn". Nhưng, theo lời của vị chuyên gia này, việc Mỹ tăng cường triển khai lực lượng quân sự "sẽ không đủ để xua tan những lo ngại lớn dần về vấn đề an ninh trong khu vực". Theo ông, chừng nào mà các vụ việc vẫn còn tiếp diễn, các nước sẽ mãi còn "ấn tượng rằng Mỹ chưa cố gắng hết mình để ngăn chặn các cuộc tấn công của Iran".

Liên quan đến chương trình hạt nhật của Iran, vào hôm 15/8, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken cho biết tuy không thể xác nhận thực hư việc Iran giảm tốc độ tích trữ uranium được làm giàu đến "cấp độ vũ khí", nhưng sẽ hoan nghênh bất kỳ động thái nào do Iran thực hiện nhằm giảm leo thang "mối đe dọa hạt nhân đang lớn dần". Ông Blinken cũng khẳng định: Việc Iran quản thúc tại gia những người Mỹ đang bị giam giữ không có liên quan gì đến bất kỳ khía cạnh nào khác trong chính sách của Mỹ đối với Iran, vốn tập trung vào chiến lược răn đe, gây áp lực và ngoại giao.

Vào hôm 17/8, các nguồn tin cho biết Iran có thể trả tự do cho 5 công dân Mỹ đang bị giam giữ, thể theo khuôn khổ thỏa thuận giải phóng 6 tỷ USD khỏi các quỹ mà Iran đặt tại Hàn Quốc. Iran đã chuyển 4 công dân Mỹ đang bị giam giữ sang chế độ quản thúc tại gia.

Theo Wall Street Journal ngày 17/8, Iran đã giảm đáng kể tốc độ tích trữ uranium làm giàu đến gần "cấp độ vũ khí" và pha loãng một phần trữ lượng uranium của họ, nhằm hạ căng thẳng với Mỹ và khôi phục cơ hội mở vòng đàm phán sâu rộng hơn về chương trình hạt nhân của nước này. "Tất nhiên, chúng tôi hoan nghênh bất kỳ bước đi nào mà Iran thực hiện để thực sự giảm bớt mối đe dọa lớn dần về hạt nhân, do chính nước này gây ra sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran", trích câu trả lời phỏng vấn họp báo của ông Blinken, với hàm ý ám chỉ sự kiện cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận vào năm 2018.

Theo Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) năm 2015 của Iran và 6 cường quốc, Iran đã đồng ý hạn chế chương trình hạt nhân của mình nhằm thu hẹp cơ hội có được vũ khí hạt nhân. Đổi lại, Mỹ, Liên minh châu Âu và Liên hợp quốc sẽ nới bỏ lệnh trừng phạt áp đặt lên Iran

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Máy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vongMáy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vong
16:28:16 01/02/2025
Bất thường trong thảm kịch trực thăng quân sự đâm vào máy bay hành khách ở MỹBất thường trong thảm kịch trực thăng quân sự đâm vào máy bay hành khách ở Mỹ
22:02:32 31/01/2025
Nga xác nhận 3 nạn nhân thiệt mạng trong tai nạn máy bay ở MỹNga xác nhận 3 nạn nhân thiệt mạng trong tai nạn máy bay ở Mỹ
23:22:26 31/01/2025
Nguyên nhân khiến nhiều thanh niên Trung Quốc bỏ qua Tết Nguyên đánNguyên nhân khiến nhiều thanh niên Trung Quốc bỏ qua Tết Nguyên đán
05:01:22 02/02/2025
Nga cảnh báo Tổng thống Trump khơi lại "Chiến tranh giữa các vì sao"Nga cảnh báo Tổng thống Trump khơi lại "Chiến tranh giữa các vì sao"
07:09:03 02/02/2025
Chính phủ liên minh của Na Uy sụp đổ vì bất đồng về chính sách năng lượngChính phủ liên minh của Na Uy sụp đổ vì bất đồng về chính sách năng lượng
15:15:33 31/01/2025
Ukraine báo động đỏ trên cả nước: Hàng loạt máy bay Tu-95 Nga cất cánhUkraine báo động đỏ trên cả nước: Hàng loạt máy bay Tu-95 Nga cất cánh
09:50:24 02/02/2025
Ban hiệu suất chính phủ "khoe" giúp Mỹ tiết kiệm được 1 tỷ USD mỗi ngàyBan hiệu suất chính phủ "khoe" giúp Mỹ tiết kiệm được 1 tỷ USD mỗi ngày
10:06:01 02/02/2025

Tin đang nóng

'Bộ tứ báo thủ' và nỗi thất vọng về thương hiệu Trấn Thành'Bộ tứ báo thủ' và nỗi thất vọng về thương hiệu Trấn Thành
08:01:04 02/02/2025
Sao nam Vbiz gây tranh cãi nhất mùa Tết 2025: Đăng mã QR nhận lì xì, đùa vui hay phản cảm?Sao nam Vbiz gây tranh cãi nhất mùa Tết 2025: Đăng mã QR nhận lì xì, đùa vui hay phản cảm?
10:56:39 02/02/2025
Cực căng: 1 dancer than thở "bị xúc phạm" vì xem phim Trấn Thành, nhận đòn trừng phạt đau đớn đến tan nát sự nghiệpCực căng: 1 dancer than thở "bị xúc phạm" vì xem phim Trấn Thành, nhận đòn trừng phạt đau đớn đến tan nát sự nghiệp
07:49:36 02/02/2025
Xác minh video tài xế ô tô bị hành hung tại bến phà ở Nam ĐịnhXác minh video tài xế ô tô bị hành hung tại bến phà ở Nam Định
09:13:47 02/02/2025
4 con sò điệp giá hơn 1,4 triệu đồng, quán ăn ở Vũng Tàu "bị soi"4 con sò điệp giá hơn 1,4 triệu đồng, quán ăn ở Vũng Tàu "bị soi"
10:08:29 02/02/2025
Sao Việt 2/2: Đặng Thu Thảo khoe nhà sang trọng, Hồng Đào trẻ đẹp bên 2 con gáiSao Việt 2/2: Đặng Thu Thảo khoe nhà sang trọng, Hồng Đào trẻ đẹp bên 2 con gái
07:52:52 02/02/2025
Thêm 1 sao nam lên tiếng về drama chê phim Trấn Thành, đứng ra giảng hoà nhưng bị Lê Giang đáp trả đến câm nínThêm 1 sao nam lên tiếng về drama chê phim Trấn Thành, đứng ra giảng hoà nhưng bị Lê Giang đáp trả đến câm nín
11:06:33 02/02/2025
Nhận được lời đề nghị sốc óc từ anh chồng, tôi "đốp" thẳng khiến cả nhà anh cứng họngNhận được lời đề nghị sốc óc từ anh chồng, tôi "đốp" thẳng khiến cả nhà anh cứng họng
10:14:49 02/02/2025

Tin mới nhất

Nga dội "mưa" tên lửa, tấn công ồ ạt mục tiêu ở Ukraine

Nga dội "mưa" tên lửa, tấn công ồ ạt mục tiêu ở Ukraine

13:36:19 02/02/2025
Nga đã tiến hành cuộc không kích quy mô lớn bằng máy bay không người lái và tên lửa, khiến ít nhất 12 người thiệt mạng ở Ukraine.
Mỹ sẽ sa thải hàng nghìn nhân viên FBI từng điều tra ông Trump?

Mỹ sẽ sa thải hàng nghìn nhân viên FBI từng điều tra ông Trump?

10:24:22 02/02/2025
Số đặc vụ và nhân viên FBI bị sa thải vì từng tham gia điều tra vụ bạo động ngày 6/1/2021 có thể lên tới hàng trăm hoặc hàng nghìn người.
Ông Trump ra lệnh không kích IS

Ông Trump ra lệnh không kích IS

10:22:17 02/02/2025
Máy bay chiến đấu Mỹ, theo lệnh của Tổng thống Donald Trump, đã không kích nhằm vào các thành viên cấp cao Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Somalia.
Nga đồng loạt tấn công nhiều mục tiêu ở Ukraine trong đêm

Nga đồng loạt tấn công nhiều mục tiêu ở Ukraine trong đêm

10:16:46 02/02/2025
Trong số các mục tiêu ở Ukraine bị tên lửa Nga tấn công có một tòa nhà 5 tầng và một cơ sở hạ tầng năng lượng tại Poltava.
Châu Âu hoài nghi về kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine

Châu Âu hoài nghi về kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine

10:07:51 02/02/2025
NATO được cho là vẫn đang hoài nghi về tính khả thi của ý tưởng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine.
Báo Mỹ: Georgia có nguy cơ bị kéo vào xung đột Nga - Ukraine

Báo Mỹ: Georgia có nguy cơ bị kéo vào xung đột Nga - Ukraine

10:04:13 02/02/2025
Địa điểm mới của căn cứ hải quân này mang lại mức độ an toàn cao hơn cho các tàu Nga vì nó nằm xa tầm tấn công của Ukraine hơn so với các cơ sở hiện tại.
Ông Trump nêu khả năng cùng ông Putin chấm dứt xung đột Ukraine

Ông Trump nêu khả năng cùng ông Putin chấm dứt xung đột Ukraine

09:41:05 02/02/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump kỳ vọng có thể trao đổi với người đồng cấp Nga Vladimir Putin về việc giải quyết xung đột Ukraine.
Binh sĩ Ukraine nêu lý do đằng sau làn sóng đào ngũ quy mô lớn

Binh sĩ Ukraine nêu lý do đằng sau làn sóng đào ngũ quy mô lớn

09:36:21 02/02/2025
Quân nhân Ukraine chia sẻ với truyền thông phương Tây về nguyên nhân vì sao hàng loạt binh sĩ đào ngũ trong thời gian qua.
Nhiệm vụ đặc biệt của trực thăng quân sự va chạm với máy bay Mỹ

Nhiệm vụ đặc biệt của trực thăng quân sự va chạm với máy bay Mỹ

09:32:22 02/02/2025
Chiếc trực thăng va chạm với máy bay thương mại làm 67 người thiệt mạng trực thuộc một phi đội có nhiệm vụ đặc biệt trong quân đội Mỹ.
Iran cảnh báo Mỹ về nước đi sai lầm "có thể dẫn tới cuộc chiến toàn diện"

Iran cảnh báo Mỹ về nước đi sai lầm "có thể dẫn tới cuộc chiến toàn diện"

09:28:26 02/02/2025
Ông Araqchi tuyên bố rằng việc Israel và Mỹ phát động một cuộc tấn công quân sự vào các cơ sở hạt nhân của Iran sẽ là một trong những sai lầm lịch sử lớn nhất mà Mỹ có thể mắc phải .
Ông Trump quyết áp thuế với hàng hóa từ Trung Quốc, Canada, Mexico

Ông Trump quyết áp thuế với hàng hóa từ Trung Quốc, Canada, Mexico

09:09:04 02/02/2025
Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế đối với 3 đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ gồm Canada, Mexico và Trung Quốc.
Nga lên tiếng sau khi ông Trump ra tối hậu thư cho BRICS

Nga lên tiếng sau khi ông Trump ra tối hậu thư cho BRICS

08:52:14 02/02/2025
Quan chức Nga bình luận về cảnh báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng ông sẽ đánh thuế 100% lên nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) nếu họ tạo ra đồng tiền riêng.

Có thể bạn quan tâm

Vụ tai nạn ô tô 7 người tử vong ở Nam Định: Bé gái sống sót tiến triển khả quan

Vụ tai nạn ô tô 7 người tử vong ở Nam Định: Bé gái sống sót tiến triển khả quan

Tin nổi bật

13:33:43 02/02/2025
Ngay khi tiếp nhận, thầy thuốc đã chuyển bệnh nhi lên khu vực hồi sức, đánh giá tiên lượng sức khỏe ổn. Diễn biến trong đêm mùng 2 Tết và các ngày sau không có vấn đề đặc biệt.
Người đàn ông bị dây kẽm dài 20cm xuyên vào lồng ngực

Người đàn ông bị dây kẽm dài 20cm xuyên vào lồng ngực

Sức khỏe

13:30:03 02/02/2025
Ngày 2/2, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam cho biết vừa cấp cứu, phẫu thuật thành công, cứu sống nam bệnh nhân bị dị vật kẽm có bọc nhựa dài 20cm xuyên vào lồng ngực.
Quyền Linh phấn khích khi thầy giáo U.50 chinh phục được mẹ đơn thân xinh đẹp

Quyền Linh phấn khích khi thầy giáo U.50 chinh phục được mẹ đơn thân xinh đẹp

Tv show

13:21:22 02/02/2025
Thầy giáo dạy toán từng đổ vỡ hôn nhân, được con trai đăng ký đến chương trình hẹn hò để tìm vợ mới. Được Quyền Linh mai mối cho mẹ đơn thân có cùng hoàn cảnh, cả hai cùng bấm nút và nắm tay nhau ra về.
Đối đầu với Trấn Thành mùa tết, số phận phim 'Nụ hôn bạc tỷ' ra sao?

Đối đầu với Trấn Thành mùa tết, số phận phim 'Nụ hôn bạc tỷ' ra sao?

Hậu trường phim

13:17:06 02/02/2025
Ngoài bàn luận về tác phẩm điện ảnh của chồng Hari Won, nhiều người tò mò về số phận của Nụ hôn bạc tỷ - bộ phim do Thu Trang làm đạo diễn, đối đầu trực tiếp với Trấn Thành ở phòng vé.
Lý do H'Hen Niê giấu kín bạn trai suốt 7 năm

Lý do H'Hen Niê giấu kín bạn trai suốt 7 năm

Sao việt

13:13:44 02/02/2025
Thông qua trang cá nhân, H Hen Niê chia sẻ hình ảnh tình cảm bên bạn trai nhiếp ảnh gia. Đây là lần hiếm hoi hoa hậu 9X công khai người yêu.
Bạn trai 'không vui' khi Jennifer Garner ngày càng gắn bó chồng cũ Ben Affleck

Bạn trai 'không vui' khi Jennifer Garner ngày càng gắn bó chồng cũ Ben Affleck

Sao âu mỹ

13:09:59 02/02/2025
Bạn trai Jennifer Garner - John Miller - cảm thấy không vui khi nữ diễn viên và chồng cũ Ben Affleck dành nhiều thời gian hơn cho nhau, một nguồn tin độc quyền chia sẻ với Page Six.
Sê ri hoạt hình người nhện của Marvel nhận 'mưa lời khen'

Sê ri hoạt hình người nhện của Marvel nhận 'mưa lời khen'

Phim âu mỹ

12:53:15 02/02/2025
Loạt phim hoạt hình mới về nhân vật người nhện là Your Friendly Neighborhood Spider-Man nhận được nhiều đánh giá tích cực từ giới phê bình phim
Quy tắc để có trang phục tiếp khách ngày tết thật hoàn hảo

Quy tắc để có trang phục tiếp khách ngày tết thật hoàn hảo

Thời trang

12:24:44 02/02/2025
Từ vẻ ngoài cổ điển nhất cho đến những combo phá cách, từ việc lựa chọn màu sắc cho đến phụ kiện, dưới đây là những mẹo bạn cần biết để tránh mắc sai lầm cho trang phục tiếp khách ngày tết.
Top 4 con giáp có đường tài lộc dồi dào nhất tháng 2

Top 4 con giáp có đường tài lộc dồi dào nhất tháng 2

Trắc nghiệm

12:09:41 02/02/2025
Nếu bạn đang mong chờ một tháng 2 đầy ắp tiền bạc và cơ hội, thì đừng bỏ lỡ những dự đoán thú vị về 4 con giáp có đường tài lộc rực rỡ nhất.
Asensio cập bến Premier League

Asensio cập bến Premier League

Sao thể thao

12:01:19 02/02/2025
Cựu sao Real Madrid đạt thỏa thuận gia nhập Aston Villa trong những ngày cuối kỳ chuyển nhượng đầu năm 2025. Asensio cùng Rashford gia nhập Aston Villa.
Với 6 cây cảnh 'thả đâu sống đó' này, bạn sẽ trở thành chuyên gia làm vườn mà chẳng cần nỗ lực nhiều!

Với 6 cây cảnh 'thả đâu sống đó' này, bạn sẽ trở thành chuyên gia làm vườn mà chẳng cần nỗ lực nhiều!

Sáng tạo

11:38:30 02/02/2025
Bạn nghĩ mình không mát tay trong việc trồng cây? Đừng lo, với những loại cây thả đâu sống đó này, bạn sẽ trở thành chuyên gia làm vườn mà chẳng cần nỗ lực nhiều.