Một “quả cầu lửa” vừa lướt qua Trái đất và trở về không gian
Một thiên thạch phát sáng như một quả cầu lửa đã được quay và chụp lại khi lướt qua bầu khí quyển của Trái đất trong mấy giây, phía trên bầu trời Đức và Hà Lan, trước khi quay trở lại hành trình xuyên không gian.
Các nhà thiên văn phát hiện một vệt sáng trên bầu trời đêm 22-9, ở độ cao 56 dặm (khoảng 90 km), thấp hơn so với bất kỳ vệ tinh nào quay quanh Trái đất.
Các thành viên Mạng lưới Sao băng toàn cầu (Global Meteor Network – GMN), một nhóm các nhà thiên văn nghiệp dư có máy ảnh trên khắp thế giới để ghi lại những dịp này, đã phát hiện một thiên thạch quý hiếm và quay lại đoạn video dài 19 giây con đường bay khoảng 800 km của thiên thạch.
Thiên thạch đã được chụp lại khi lướt qua bầu khí quyển của Trái đất trong mấy giây, phía trên Đức và Hà Lan trước khi quay trở lại không gian.
Video cho thấy thiên thạch phóng qua bầu trời đêm phía bắc nước Đức và Hà Lan vào ngày 22-9 trước khi quay trở lại không gian.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Western ở Ontario, Canada đã lần theo dấu vết của thiên thạch đến quỹ đạo sao Mộc, nhưng không thể xác định được vật thể mẹ trùng khớp.
Anh Denis Vida, một nhà nghiên cứu vật lý tại Đại học Western và là người sáng lập GMN cho biết: “Mạng lưới về cơ bản là một công cụ khoa học phi tập trung, bao gồm các nhà thiên văn nghiệp dư và các nhà khoa học công dân trên toàn cầu, mỗi người có hệ thống camera của riêng họ”.
Video đang HOT
“Chúng tôi cung cấp tất cả dữ liệu như quỹ đạo và quỹ đạo của thiên thạch cho cộng đồng khoa học và công chúng, với mục tiêu quan sát các đợt bùng phát mưa sao băng hiếm gặp và tăng số lượng thiên thạch rơi được quan sát và giúp hiểu cơ chế di chuyển của thiên thạch tới Trái đất”, anh Vida nói.
Hơn 100 người cho biết họ đã nhìn thấy thiên thạch và chia sẻ những hình ảnh họ chụp được.
Trả lời Cnet qua email, anh Vida cho biết: “Đây là lần thứ năm Trái đất ghi nhận được thiên thạch có kích thước như vậy. Có lẽ còn nhiều hơn vì không phải tất cả các quan sát đều được công bố, nhưng chúng hiếm hơn đáng kể so với các thiên thạch thông thường”.
Anh Vida ước tính kích thước của thiên thạch vào khoảng 4 inch (10 cm).
Sự kiện ngày 22-9, mặc dù chỉ kéo dài 19 giây, nhưng đã khiến nhiều người kinh ngạc khi chứng kiến vệt đá rải rác trên bầu trời đêm. Hơn 100 người cho biết họ đã nhìn thấy thiên thạch và chia sẻ những hình ảnh họ chụp được về sự kiện.
Đây là cách mới để tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất
Bằng cách tìm kiếm các phân tử ngay trên Trái Đất, giới nghiên cứu hy vọng tìm thấy bằng chứng về sự sống ngoài không gian.
Trong lần nguyệt thực toàn phần gần đây nhất, kính Hubble đã nghiên cứu bầu khí quyển Trái Đất bằng cách sử dụng Mặt Trăng như một tấm gương.
Lần nguyệt thực này mang đến cho các nhà thiên văn cơ hội thử nghiệm kỹ thuật quan sát mới trên mục tiêu quen thuộc là Trái Đất. Kỹ thuật này có thể đo nồng độ ozone trong bầu khí quyển Trái Đất, bên cạnh việc tìm kiếm sự sống trên các ngoại hành tinh.
Các nhà thiên văn đã dùng Mặt Trăng như tấm kính phản chiếu khi ánh sáng Mặt Trời đi qua bầu khí quyển Trái Đất. Ảnh: Hubble.
Vị trí Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng khi diễn ra nguyệt thực toàn phần cũng tương tự vị trí các hành tinh ngoại khi chúng đi ngang qua ngôi sao chủ nhìn từ phía Trái Đất. Cách Hubble quan sát nguyệt thực toàn phần cũng tương tự các kính thiên văn thế hệ tiếp theo quan sát bầu khí quyển hành tinh ngoại.
"Việc tìm ra ozone trong quang phổ hành tinh ngoại rất quan trọng vì nó là sản phẩm phụ từ quá trình quang hóa phân tử oxy", nhà nghiên cứu Allison Youngblood thuộc Phòng thí nghiệm Vật lý Khí quyển và Không gian, trưởng nhóm nghiên cứu các quan sát của Hubble cho biết.
Trước đây, quan sát nguyệt thực toàn phần từ mặt đất đã được thực hiện nhiều lần nhưng Hubble là kính viễn vọng không gian đầu tiên chụp được ảnh. Đây cũng là lần đầu tiên người ta ghi nhận nguyệt thực toàn phần ở bước sóng cực tím. Quan sát này đã cho thấy hiện diện của ozone trong bầu khí quyển Trái Đất.
Bản vẽ Kính viễn vọng không gian Hubble ở phía trước Mặt trăng khi diễn ra nhật thực. Ảnh: ESA.
Ozone là nhân tố quan trọng đối với sự sống, bảo vệ Trái Đất khỏi tia cực tím. Qua hàng tỷ năm quang hợp, một lượng oxy nồng độ cao và tầng ozone dày được hình thành trong bầu khí quyển.
Các nhà nghiên cứu cũng thử nghiệm kỹ thuật quan sát quang phổ ở các bước sóng khác để tìm kiếm dấu hiệu của oxy, metan, carbon monoxide và nước.
"Một trong những mục tiêu chính của NASA là xác định các hành tinh có hỗ trợ sự sống. Nhưng làm thế nào biết được một hành tinh có thể sinh sống hay không? Đó là lý do cho việc phát triển các mô hình quang phổ Trái Đất để phân loại bầu khí quyển ngoại hành tinh", nhóm nghiên cứu cho hay.
Các nghiên cứu trước cho thấy có thể có một tỷ hành tinh giống Trái Đất nằm rải rác trong Dải Ngân hà.
Kính viễn vọng không gian James Webb dự kiến ra mắt năm 2021, có khả năng quan sát bầu khí quyển các ngoại hành tinh. Ảnh: NASA.
Hubble từng quan sát bầu khí quyển các hành tinh khí khổng lồ như Mộc tinh. Tuy nhiên, những hành tinh đất đá tương tự Trái Đất có kích thước nhỏ, bầu khí quyển mỏng hơn, ánh sáng đi qua các ngoại hành tinh này rất yếu, gây khó khăn cho việc quan sát.
Bằng cách tìm kiếm các phân tử có liên quan đến sự sống ngay trên Trái Đất, giới nghiên cứu hy vọng tìm thấy bằng chứng về sự sống ngoài không gian.
Không giống các phương pháp xác minh tín hiệu vô tuyến, tìm kiếm các dạng khí tồn tại trong khí quyển ngoài Trái Đất có thể giúp tìm thấy những dạng sống sơ khai, chưa thể phát triển công nghệ vô tuyến.
Vật thể lạ, chết một nửa lao nhanh giữa thiên hà chứa Trái Đất Một hiện tượng chưa từng thấy đã xảy ra trên bầu trời, hậu quả là một vật thể lạ trong tình trạng xác sống đang bay khắp Milky Way với tốc độ khoảng 900.000 km/giờ. Theo phân tích ban đầu của các nhà thiên văn từ Đại học Warwick (Anh), đó là một ngôi sao lùn trắng bất thường, dường như chỉ chết...