Một phụ nữ tử vong ở phòng tập Yoga
Sáng 8/3, cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đang điều tra, xác minh nguyên nhân dẫn đến chị N.T.T.H (SN 1996, ngụ TP Đà Lạt) tử vong trong tư thế lơ lửng trên sợi dây tập tại một phòng yoga trên đường Phạm Hồng Thái, phường 10, TP Đà Lạt.
Trước đó, khoảng 17h30 ngày 7/3, bà Phạm Thị Cúc (SN 1985, ngụ đường Trần Quý Cáp, TP Đà Lạt) tới phòng tập trên thì phát hiện chị N.T.T.H đã tử vong. Tại hiện trường, chị H bị dây tập bằng vải có đầu mối treo trên xà nhà thắt siết ngang bụng, hai chân sắp chạm tới mặt sàn.
Thời điểm người dân phát hiện chị H tử vong ở phòng tập yoga.
Nhiều người cho biết, rất có thể trong lúc luyện tập các động tác liên quan tới sợi dây trên, chị H đã bị sợi dây siết, thắt ngang bụng trong khi chân không giẫm tới sàn nhà. Điều này dẫn tới tình trạng nạn nhân bị sợi dây siết gây ngạt thở.
Được biết, chị H là người luyện tập yoga từ nhiều năm qua, đang chuẩn bị thi cấp chứng chỉ hành nghề huấn luyện viên của bộ môn này.
Video đang HOT
Xóa tận gốc nạn 'cò' khám chữa bệnh
Bạn đọc đề nghị tăng mức phạt, đồng thời mong khâu giám sát sau xử phạt vi phạm trong khám chữa bệnh phải thực chất hơn để không tái diễn cảnh 'cò' khám chữa bệnh lộng hành.
Như Thanh Niên đề cập, sau loạt bài "Cò" khám chữa bệnh lộng hành đăng trên Thanh Niên các ngày 6 - 7.2, UBND TP.HCM đã chỉ đạo Công an TP.HCM, Sở Y tế và các địa phương liên quan vào cuộc kiểm tra nhiều phòng khám (PK) xung quanh PK đa khoa Medic - Hòa Hảo (Q.10), Bệnh viện Da liễu (Q.3) và Bệnh viện Ung bướu (Q.Bình Thạnh), xử lý nghiêm các vi phạm. Nhiều PK, bác sĩ bị Sở Y tế TP.HCM tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đồng thời xử phạt hành chính hàng chục triệu đồng.
Sau loạt bài "Cò" khám chữa bệnh lộng hành của Báo Thanh Niên, nhiều phòng khám, bác sĩ bị Sở Y tế TP.HCM tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Ảnh Duy Tính
Đa số các PK bị kiểm tra đều vi phạm các lỗi: nhân viên không đeo biển tên, lập sổ khám chữa bệnh nhưng không ghi chép đầy đủ theo quy định của pháp luật; người hành nghề không đăng ký hành nghề khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật; người hành nghề chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật không có mặt tại cơ sở trong thời gian đăng ký hoạt động mà không ủy quyền cho người khác theo quy định của pháp luật; không bảo đảm một trong các điều kiện sau khi đã được cấp giấy phép hoạt động khám chữa bệnh.
Một điểm chung nữa là các PK này đều có hiện tượng cấu kết với "cò" dẫn dụ bệnh nhân đến đây khám chữa bệnh.
Sao cứ để tái diễn ?
Nhắc đến "một phen hoảng hồn" vì bị chèo kéo trước cổng PK đa khoa Medic - Hòa Hảo, bạn đọc (BĐ) phamthithuvan chia sẻ: "Mới vừa đến cổng chưa kịp định thần thì đã có người đến hỏi rồi chỉ qua một PK phía bên kia đường. Tôi chần chờ nói khám trong bệnh viện nhưng người này đẩy tôi đi luôn, nói là đăng ký bên đó xong sẽ qua bệnh viện. Tôi đi thử xem sao, thấy một số người đang chờ sẵn, người ta đưa tờ đăng ký cho tôi. Chờ 10 phút, tôi đi ra, nhân viên PK chạy theo hỏi tôi đi đâu, đòi giấy lại. Tôi chạy thẳng vào trong PK Hòa Hảo, đăng ký khám bệnh. Giờ nhớ lại còn sợ".
Rất nhiều bệnh viện, PK chuyên khoa quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội là theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng người dân không dễ biết được bệnh viện, PK nào thật, cái nào không phép, làm ăn dối trá... Chỉ đến khi "đụng" chuyện mới hay. Vai trò quản lý, thanh tra chuyên ngành cần nâng cao hơn nữa. Võ Trọng
Phải có thêm các biện pháp xử lý mạnh tay hơn chứ phạt tiền như vậy chẳng thấm tháp gì với khoản tiền họ "móc túi" bệnh nhân. Trung Lê Chí
Nói thật, bệnh viện, PK mà phải nhờ "có" dắt mối thì chắc chắn chất lượng rất tệ, không cạnh tranh được mới dùng chiêu này. Bà con cứ nhớ điều này mà tránh xa. Vũ Sĩ
Câu chuyện của BĐ Truc Anh Nguyen cũng không khác mấy: "Chiêu trò dẫn dụ khách đến phòng khám tư kiểu này mình từng gặp. Mà may sao mình nhanh trí quay đầu xe chạy ra hẻm luôn. Lúc đó mấy "cò" còn đứng đầu đường, chặn lại nữa chứ".
Nhiều BĐ lưu ý việc người dân từng nhiều lần phản ánh "cò" khám chữa bệnh chèo kéo, cơ quan quản lý từng nhiều lần ra quân xử phạt, nhưng tại sao vẫn cứ tái diễn? BĐ Đào Huy Hoàng bức xúc: "Nói thẳng ra là mấy cái vụ cò khám chữa bệnh này xảy ra hoài, như bắt cóc bỏ đĩa. Báo chí lên tiếng, dăm ba hôm lắng xuống rồi không hiểu sao đâu lại vào đấy. Có cần tôi lục báo cũ cho đọc lại không?".
Xử lý mạnh tay hơn
BĐ Minh Nghĩa cho rằng muốn dẹp nạn "cò" khám chữa bệnh này thì cơ quan quản lý có thể áp dụng đồng loạt nhiều biện pháp: "Tôi xin nêu vài kế sách: Một là kỷ luật buộc thôi việc nếu phát hiện nhân viên bệnh viện tiếp tay với cò. Hai là thanh tra y tế kiểm tra nghiêm hoạt động của các cơ sở khám bệnh chung quanh bệnh viện, nếu phát hiện có nhờ cò dẫn dắt khách thì đóng cửa ngay. Ba là nếu đã phát hiện, xử phạt thì khâu giám sát càng phải duy trì thường xuyên, hiệu quả, tập trung vào hẳn các PK từng bị phạt". Tán thành, BĐ Tùng Ly cho rằng cần có những biện pháp xử lý mạnh tay hơn, "chứ phạt vài chục triệu như vậy theo tôi là quá nhẹ và chả thấm vào đâu".
Đa phần BĐ đồng ý quan điểm các cơ quan quản lý một khi đã tăng cường xử phạt thì cần duy trì công tác giám sát vi phạm mới thực sự giải quyết tận gốc nạn "cò" khám chữa bệnh chèo kéo.
"Đề nghị các cơ quan chức năng có biện pháp giám sát chặt chẽ, không để các cơ sở và bác sĩ vi phạm tiếp tục thành lập PK chui gây thiệt hại thêm cho xã hội", BĐ Binh Truong Thanh góp ý.
Hàng trăm nhân viên y tế ở Đồng Nai nghỉ việc Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022, Đồng Nai đã có 231 bác sĩ, điều dưỡng và kỹ thuật viên tại các cơ sở y tế công lập từ tỉnh đến xã nghỉ việc. Theo bác sĩ Lê Quang Trung, Phó giám đốc phụ trách Sở Y tế Đồng Nai, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022, Đồng Nai đã có 231 bác...