Một phụ nữ trình báo cháu bé đã từng trọ ở nhà mình
Một phụ nữ đã tìm đến UBND phường 1, quận 8, TPHCM để cung cấp những thông tin liên quan đến vụ bé trai gần 2 tuổi bị bỏ rơi trên taxi.
Liên quan đến vụ bé trai bị bỏ rơi trên taxi vào rạng sáng 2/12 tại khu vực cầu Kênh Xáng (phường 1, quận 8, TPHCM).
Ngày 4/12, thông tin từ UBND phường 1, quận 8 cho biết đã có một người phụ nữ tên Oanh đến xin được gặp mặt cháu bé để xác minh.
Bé trai bị bỏ rơi trên taxi vẫn đang được chăm sóc rất tốt
Theo bà Oanh thì qua báo đài, bà thấy bé trai bị bỏ rơi trên taxi vào rạng sáng 2/12 rất giống với con một cô gái đến trọ tại nhà bà ở đường Lê Văn Lương, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè.
Bà Oanh cho biết, cách đây khoảng một tuần có người phụ nữ tên Thảo đến thuê phòng trọ. Khoảng 2 ngày sau, Thảo đưa bé trai về và nói đó là con trai mình.
Tuy nhiên, đến ngày 2/12 thì không thấy bé trai nữa. Bà Oanh hỏi thì Thảo trả lời đã gởi con về quê Cà Mau cho người thân chăm sóc, Thảo cũng trả phòng và đi ngay sau đó.
Trong diễn biến có liên quan, chiều 4/12, mẹ con ông Liêm, (người xưng ông dượng và bà cố đã nuôi dưỡng bé 20 tháng nay) cũng tiếp tục có mặt tại trụ sở UBND phường 1, quận 8 để làm việc.
Hai người tự xưng là ông dượng và bà cố đã nuôi dưỡng cháu bé vẫn tiếp tục đến UBND phường để cung cấp những giấy tờ chứng minh lai lịch cháu bé
Video đang HOT
Theo đó, ông này mang đến một số chứng cứ để chứng minh lai lịch của bé trai.
Theo bà Vũ Yến Oanh, chủ tịch UBND phường 1, quận 8, bé trai vẫn đang được các cán bộ tại đây thay nhau chăm sóc, sức khỏe tốt.
Tuy nhiên bà Oanh từ chối cung cấp địa chỉ bé trai đang “tạm trú” để đảm bảo an toàn cho bé.
“Thời gian lưu bé tại đây có thể được kéo dài thêm vài ngày để tạo điều kiện cho phía gia ông Liêm chứng minh bé được mình nuôi dưỡng. Sau đó, nếu không chứng mình được thì phường sẽ phối hợp các cơ quan chức năng đưa bé vào trung tâm xã hội”, bà Oanh thông tin.
Chiều cùng ngày, khi hai mẹ công ông Liêm rời khỏi trụ sở UBND phường 1, một số phóng viên đã bám theo để tìm hiểu nhân thân. Sau đó, 2 người vào một căn nhà của người thân ở đường Trần Khắc Chân, phường 15, quận Phú Nhuận nghỉ ngơi.
Đến tối cùng ngày, cả 2 đã trở về một ngôi nhà ở quận Gò Vấp.
Đình Thảo
Theo Dantri
Bờ sông sạt lở, dân sống chênh vênh bên miệng "hà bá"
Tình trạng khai thác cát, sạn trái phép trên sông Thạch Hãn đã và đang để lại nhiều hệ lụy, gây ảnh hưởng đến môi trường, đe dọa đời sống người dân dọc con sông. Nhiều lần người dân cầu cứu các cơ quan chức năng, nhưng tình trạng trên vẫn tiếp diễn.
Dân bức xúc, kêu trời vì "cát tặc"
Trời đã giữa trưa nhưng đoạn sông giáp ranh thuộc thôn Tân Xuân và Thượng Phước (xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong) và Như Lệ (xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị) vẫn không kém phần sôi động, bởi các thuyền máy, xà lan vẫn đang thi nhau hút cát hết công suất. Hàng chục người "vã mồ hôi" bên những chiếc máy nổ inh tai, xả khói đen ngòm giữa dòng sông.
Dẫn chúng tôi ra thực tế đoạn sông phía sau nhà, anh Dương Văn Dần, ở thôn Thượng Phước tỏ ra khá bức xúc. "Mặc dù chính quyền đã phân chia ranh giới nơi được khai thác cát và nơi cấm bằng việc cắm cọc ở giữa sông. Tuy nhiên, về ban đêm, đơn vị khai thác cát vẫn lén lút đẩy "vòi rồng" qua sát mép sông cạnh nhà chúng tôi để bơm cát, khiến đoạn sông này bị sạt lở nghiêm trọng, đe dọa cuộc sống của người dân".
Cây cổ thụ hàng chục năm tuổi bị xói lở, đổ nghiêng xuống sông
Cách nhà anh Dần khoảng 10m, cả đoạn bờ sông dài trên 100m bị sạt lở hết sức nghiêm trọng, nhiều khối đất cát bị cuốn tuột xuống nước. Không những thế, nhiều cây cổ thụ hàng chục năm tuổi cũng bị nước làm cho xói mòn, đổ nghiêng xuống dòng sông. Phía bên kia sông, do tình trạng hút cát cũng khiến cho đất đai canh tác nông nghiệp của người dân xã Hải Lệ bị sạt lở, cuốn đi nhiều diện tích hoa màu.
Đoạn sông chạy qua thôn Tân Xuân, Thượng Phước, xã Triệu Thượng đang bị "móc ruột" bởi "cát tặc"
"Trước đây, khi tình trạng khai thác cát chưa ồ ạt như bây giờ, người dân thôn Tân Xuân, xã Triệu Thượng đã dựa vào dòng sông Thạch Hãn để phát triển nuôi cá chình, với khoảng 42 hộ tham gia nuôi từ những năm 2009. Cứ tưởng đó sẽ là hướng làm giàu cho bà con, nhưng không ai ngờ, do khai thác cát sạn, nước sông đục ngầu làm cá chết dần. Nhiều hộ dân ở đây đành phải "ngậm đắng nuốt cay" bán đi những lồng cá chình và đi tìm kế sinh nhai khác" - bà Nguyễn Thị Toàn, thôn Tân Xuân buồn bã.
Cùng chung tâm trạng lo lắng, anh Bùi Thái cho biết: "Cứ khoảng giữa đêm đến rạng sáng, các thuyền cứ thi nhau nổ máy, hút cát khiến bà con chúng tôi vô cùng bất an. Mặc dù đã phân chia ranh giới nhưng các đối tượng khai thác cát vẫn vô tư đẩy máy sang phía thôn Tân Xuân, Thượng Phước để khai thác. Người dân chúng tôi vì quá bức xúc nên ra đẩy đuổi thì bị các đối tượng trên hăm dọa, thậm chí bị ném đá xối xả. Qúa uất ức chúng tôi đành gửi đơn cầu cứu lên chính quyền nhưng cũng chưa dẹp được nạn "cát tặc".
Nhiều khối đất cát bị cuốn tuột xuống sông
Người dân sống ven sông Thạch Hãn, đoạn chảy qua xã Triệu Thượng chủ yếu sống bằng nghề nông. Việc khai thác cát đã gây ảnh hưởng to lớn đến đời sống của bà con. Ông Phan Văn Danh, thôn Tân Xuân nói: "Tư liệu sản xuất chính của người nông dân là đất đai, nhưng việc khai thác cát đã gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của người dân. Rồi đây đất đai trồng hoa màu bị trôi hết thì người nông dân chúng tôi sẽ không biết sống nhờ vào cái gì?".
Bờ sông bị sạt lở rất nghiêm trọng
Ông Nguyễn Đức Vọng, Chủ tịch UBND xã Triệu Thượng cho biết: "Tại xã Triệu Thượng hiện có khoảng 5 - 6 km dọc bờ sông bị sạt lở, kéo dài từ thôn Tân Xuân, cho đến phường An Đôn (thị xã Quảng Trị). Những điểm sạt lở nặng nề nhất là Tân Xuân và Thượng Phước, có đoạn đã ăn sâu vào con đường cứu hộ cứu nạn dọc bờ sông".
Liên quan đến tình trạng sạt lở bờ sông, những năm gần đây, khoảng 100 hộ dân sống ở khu vực xung yếu, tại thôn Tân Mỹ, xã Hải Lệ đã được giải quyết, di dời đến khu tái định cư. Và hiện nay, hàng chục hộ dân khác ở các thôn Tích Tường, Như Lệ cũng đang hàng ngày thấp thỏm chưa biết sẽ bị "hà bá" nuốt xuống sông bất cứ lúc nào.
Xử lý "cát tặc" chỉ như..."bắt cóc bỏ dĩa"
Thời gian gần đây, các ngành chức năng địa phương đã vào cuộc và tỏ ra rất quyết liệt trong xử lý tình trạng khai thác cát, sạn trái phép trên sông Thạch Hãn. Tuy nhiên, tình trạng khai thác cát "chui" trên các nhánh sông vẫn không hề chấm dứt. Bên cạnh đó, "cát tặc" ngày càng tỏ ra tinh vi hơn, liều lĩnh, sử dụng mọi "chiêu thức" để qua mắt lực lượng chức năng.
Trao đổi với phóng viên, Trung tá Lê Văn Phúc, Đội trưởng Đội cảnh sát ĐTTP về trật tự quản lý kinh tế, chức vụ và môi trường, Công an huyện Triệu Phong cho biết: "Thời gian qua, Công an huyện phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức nhiều đợt truy quét, xử lý các đối tượng khai thác cát trái phép trên sông. Từ đầu năm đến nay, lực lượng của đơn vị đã xử lý được 40 trường hợp vi phạm, xử phạt gần 300 triệu đồng nộp vào ngân sách nhà nước".
Ngang nhiên hoạt động giữa ban ngày
Tuy nhiên, trung tá Phúc cũng thừa nhận rằng rất khó để kiểm soát hoàn toàn, cũng như xử lý dứt điểm nạn khai thác cát, sạn trái phép trên sông. Nguyên nhân là vì lợi ích trước mắt, họ sẵn sàng bất chấp mọi thứ, miễn sao đạt được mục đích. Bên cạnh đó, mức xử phạt không đủ mạnh nên các đối tượng khai thác cát ngày càng liều lĩnh, mang theo cả hung khí, sẵn sàng chống trả lại lực lượng chức năng.
"Rất nhiều lần chúng tôi tổ chức truy quét nhưng dường như các đối tượng khai thác cát đã nắm bắt được kế hoạch nên tẩu thoát. Bên cạnh đó, nếu sử dụng xuồng máy chuyên dụng để truy quét thì dễ "đánh động" và không hiệu quả, còn thuê thuyền đánh cá của dân thì họ cũng e ngại vì bị các đối tượng này hăm dọa. Khi phát hiện được quả tang, cùng lắm là phạt hành chính, nhưng cũng không đủ sức răn đe" - trung tá Phúc nói.
Đăng Đức
Theo Dantri
Bé trai bị bỏ rơi trên taxi thân thiết với người xưng là ông dượng UBND phường 1, quận 8, TPHCM cho biết đang xác minh thông tin tại địa phương, đồng thời xem xét để có hướng giải quyết trao lại bé trai bị bỏ rơi trên taxi cho người thân. Ngày 4/12, thông tin từ UBND phường 1, quận 8, TPHCM cho biết vẫn đang xác minh lai lịch, thông tin từ quận Gò Vấp, TPHCM...