Một ông nông dân Đắk Lắk thu 2,7 tỷ nhờ trồng 3 cây trong 1 vườn, đó là những cây gì?
Cách đây 6 năm, một lần về thăm quê ở Hải Dương, anh Phùng Văn Long (ở thôn 7C, xã Ea Hiao, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk) đi tham quan một số mô hình trồng vải thiều cho thu nhập cao.
Qua nghiên cứu nhận thấy cây vải có nhiều ưu điểm và phù hợp với chất đất ở huyện Ea H’leo của tỉnh Đắk Lắk, anh Long bàn với gia đình mua 500 cây vải về trồng xen vào 1 ha cà phê đang kém năng suất.
Nhờ cần cù, chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình trồng vải hiệu quả, sau 3 năm vườn vải thiều của gia đình anh Long phát triển tốt, cho năng suất cao.
Cán bộ nông nghiệp và Hội Nông dân xã Ea Hiao, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk tham quan vườn vải của gia đình anh Long.
Video đang HOT
Từ thành công ban đầu, anh quyết định mở rộng quy mô trồng thêm 2.500 cây vải thiều giống. Hiện nay, gia đình anh đã chuyển đổi toàn bộ 7 ha đất hoa màu và cà phê kém hiệu quả sang trồng 5.000 cây vải xen 3.000 cây mắc ca.
Năm 2021, gia đình anh thu hoạch được hơn 100 tấn vải thiều tươi, 3 tấn mắc ca và 6 tấn cà phê nhân, thu nhập 2,7 tỷ đồng.
Anh Long chia sẻ, vải thiều rất hợp với chất đất ở xã Ea Hiao bởi bình thường 3 năm vải cho trái, nhưng nếu chăm tốt thì chỉ 2 năm đã có quả bói. Ưu điểm của vải thiều trồng ở Ea Hiao là chín sớm hơn 1 tháng so với vải trồng ở các tỉnh miền Bắc.
Trái vải thiều có vỏ mỏng, cơm dày, ăn có vị ngọt không khác gì vải Hải Dương.
Ngoài việc bán quả vải thiều, anh Long còn cung cấp cây vải thiều giống cho người dân có nhu cầu, đồng thời sẵn sàng tư vấn kỹ thuật trồng vải thiều và chăm sóc.
Hiện anh đã chiết được 3.000 bầu vải thiều giống với giá bán 70.000 đồng/bầu. Theo anh Long, cây vải thiều được chiết có bộ rễ khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt, dễ chăm sóc.
Anh Long còn trực tiếp đứng ra thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp Ea Sol Farm với mục đích tìm đầu ra ổn định cho quả vải thiều cũng như các loại cây ăn trái khác ở địa phương.
Vải thiều được ản xuất đạt quy trình VietGAP, có truy xuất nguồn gốc, mã vạch với mục tiêu đưa sản phẩm quả vải của hợp tác xã đạt sản phẩm OCOP được gắn sao cấp tỉnh trong thời gian tới.
Hiện gần 30 ha cây ăn trái của gia đình anh Long và các thành viên trong hợp tác xã đã đầu tư toàn bộ hệ thống tưới nước phun sương tự động.
Hà Nội tổ chức Ngày hội livestream đặc sản OCOP lần 2
Theo Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội, nối tiếp thành công của sự kiện "Ngày hội livestream đặc sản OCOP lần 1" diễn ra đầu tháng 6-2021, đơn vị tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức "Ngày hội livestream đặc sản OCOP lần 2" dự kiến diễn ra vào thứ bảy (10-7-2021).
Sản phẩm OCOP của Hà Nội được giới thiệu tại "Ngày hội livestream đặc sản OCOP lần 1" diễn ra vào đầu tháng 6-2021.
Theo ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội, hiện nay, dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho cả người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng. Trong bối cảnh đó, các chủ thể kinh doanh và ngành Nông nghiệp Hà Nội cần chủ động chia sẻ, kết nối và lan tỏa những giá trị nông sản Việt thông qua các kênh phân phối trực tuyến, giúp người sản xuất, người kinh doanh thêm cơ hội tiếp cận thị trường.
Tại sự kiện "Ngày hội livestream đặc sản OCOP lần 2", Ban tổ chức sẽ giới thiệu các sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao của 8 chủ thể OCOP trên địa bàn thành phố như: Miến dong (xã Tân Hòa, huyện Quốc Oai); ống hút rau củ của Hợp tác xã nông nghiệp Sông Hồng (xã Đại Mạch, huyện Đông Anh); rượu mơ núi Tản (xã Vân Hòa, huyện Ba Vì); trứng gà sạch (xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ); rau hữu cơ (xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng)...
Quá trình livestream, người bán sẽ giới thiệu đến khách hàng về quy trình sản xuất, chế biến nông sản thực phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như câu chuyện về văn hóa kết tinh trong từng sản phẩm.
"Ngày hội livestream đặc sản OCOP lần 2" dự kiến diễn ra từ 9h đến 12h ngày 10-7-2021, phát trực tiếp tại 2 kênh Fanpage: OCOP Live và VTC Now.
Chương trình OCOP xác lập vị trí cho nhiều mặt hàng nông sản Tập trung chuẩn hóa sản phẩm mới, nâng hạng những sản phẩm đã được công nhận, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã góp phần quan trọng trong việc xác lập vị trí nhiều mặt hàng nông sản ở tỉnh Phú Thọ. Thành công bước đầu cho thấy, chương trình đã giúp người dân nâng cao giá trị sản xuất nông...