Một nữ du khách chết vì bệnh dại sau khi giải cứu chó thả rông
Một phụ nữ Na Uy đã chết vì bệnh dại sau khi cô chơi với một chú chó con bị nhiễm bệnh mà cô đã cố gắng giải cứu khi đi du lịch.
Ảnh minh họa
Cô Birgitte Kallestad, 24 tuổi đi du lịch ở Philippines cùng bạn bè vào tháng 2 năm nay. Khi họ nhìn thấy một chú chó con bên vệ đường, Kallestad đã đưa chú chó con trở lại khu nghỉ mát. Cô đã tắm rửa và chơi đùa cùng chú chó.
Kallestad đã nhìn thấy một số “vết xước nhỏ” từ con vật này và cô đã tự rửa nó mà không điều trị y tế.
Nhưng phải đến khi Kallestad trở lại Na Uy, cô mới bắt đầu gặp phải các triệu chứng và đến phòng cấp cứu nhiều lần.
Vào thời điểm đó, một thời gian dài đã trôi qua kể từ chuyến đi Philippines của cô nhưng các bác sĩ vẫn gặp khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh.
Mãi đến ngày 4.5, các bác sĩ mới xác nhận cô bị bệnh dại, Fox News đưa tin. Không lâu sau đó, Kallestad đã qua đời vào ngày 6.5.
Đây là cái chết đầu tiên gắn liền với bệnh dại ở Na Uy trong hơn 200 năm, theo BBC.
“Kallestad thân yêu của chúng tôi yêu động vật. Chúng tôi rất lo sợ nếu điều này sẽ xảy ra với những người khác có trái tim ấm áp như con bé” – gia đình cô nghẹn ngào.
Video đang HOT
Bệnh dại là một bệnh do virus thường lây truyền qua vết cắn của động vật bị nhiễm bệnh, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC). Các dấu hiệu ban đầu của bệnh bao gồm các triệu chứng giống cúm như sốt và đau đầu. Sau đó là các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bao gồm lo lắng, nhầm lẫn, ảo giác và mất ngủ.
Có một loại vắc-xin cho bệnh dại, nhưng để có hiệu quả, nó phải được đưa ra trước khi các triệu chứng xuất hiện. Thật không may, khi một người bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bệnh dại, không có cách điều trị hiệu quả và căn bệnh này hầu như luôn gây tử vong.
Vào tháng 1, CDC đã báo cáo trường hợp một phụ nữ ở Virginia chết vì bệnh dại sau khi bị chó con cắn khi đang ở Ấn Độ.
THẢO ANH (DỊCH THEO LIVESCIENCE)
Theo laodong
Hạt đậu Lào được dân mạng đồn thổi "thần kì, chữa bách bệnh": Sự thật được chuyên gia tiết lộ sẽ khiến bạn "ngã ngửa"
Hạt đậu Lào được nhiều người truyền tai nhau với những công dụng tuyệt vời như hút nọc độc do rắn cắn, chữa bệnh dại do chó cắn... có thực sự thần thánh?
Hạt đậu Lào với những công dụng thần thánh được nhiều người truyền tai nhau
Thời gian gần đây, mạng xã hội Facebook liên tục xuất hiện những lời chào bán, quảng cáo về công dụng chữa bệnh của hạt đậu Lào trong các nhóm. Theo đó, những người bán hàng nhận định mỗi gia đình cần có 4-5 hạt đậu Lào phòng sẵn, nhất là những nhà có trẻ con thì việc này lại càng cần thiết.
Thời gian gần đây, mạng xã hội Facebook liên tục xuất hiện những lời chào bán, quảng cáo về công dụng chữa bệnh của hạt đậu Lào trong các nhóm.
Theo đó, công dụng của hạt đậu Lào được những người rao bán chia sẻ cụ thể như sau:
- Hỗ trợ, sơ cứu khi có nọc của rắn độc, rết độc, các loại côn trùng có độc khác, sau đó đến cơ sở y tế gần nhất.
- Áp chế và làm teo mụn nhọt, mụn đầu đinh hiệu quả.
- Hỗ trợ xử lý, sơ cứu ban đầu trong các trường hợp bị chó dại, mèo dại cắn, sau đó đến cơ sở y tế gần nhất.
- Trẻ em, người lớn khi bị mụn nhọt, sưng mủ có thể sử dụng hạt đậu Lào sẽ giúp giảm sưng tấy đỏ hiệu quả.
Cách sử dụng hạt đậu Lào cũng được "thổi phồng" để sơ cứu vết thương vô cùng đơn giản như sau:
- Xác định vết cắn: Buộc ga rô trên vết cắn khoảng từ từ 3-5cm.
- Bổ đôi hạt đậu Lào theo đường gân sẵn có. Dùng nước bọt bôi vào mặt trong của nửa hạt và ốp vào vết thương bị rắn cắn, chó mèo cắn... Hoặc có thể giã nát đậu rồi đắp lên vết thương. Có thể sử dụng kim khêu cho vết thương mở và xuất huyết ra trước, nửa hạt đậu sẽ tự dính chặt và hút nọc độc.
- Khi hút hết nọc độc hoặc chứa đầy rồi, nửa hạt đậu sẽ tự rơi ra. Bạn dùng nửa còn lại để sơ cứu tiếp, sau đó nên đến cơ sở y tế để kiểm tra.
- Nếu muốn sử dụng lại hạt đậu đã dùng một lần, chỉ cần ngâm vào bát nước vo gạo trong vòng 24 giờ, sau đó lấy ra dùng bình thường.
Bởi được rao bán với công dụng tuyệt vời đến vậy, hạt đậu Lào có giá cả không hề rẻ, dao động từ 20.000 đến 60.000 đồng/ hạt. Nhưng công dụng của hạt đậu Lào có thực sự thần thánh đến vậy?
Hạt đậu Lào dùng để hút nọc độc, chữa bệnh dại chỉ là đồn thổi, không có cơ sở khoa học
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), hạt đậu Lào hay còn gọi là hạt đậu Mèo, hạt mắc cải lai, hạt Nọc là loại hạt được người đi rừng "hộ thân" theo thông tin truyền miệng. Với dân nuôi rắn và người đi rừng nhiều thì họ cũng phòng thân cho mình vài ba hạt đậu Lào để phòng khi bị rắn độc cắn theo thông tin truyền miệng dân gian.
Trong những trường hợp bị rắn độc cắn, chó cắn cần hết sức cẩn trọng khi dùng hạt đậu Lào hút độc.
Theo vị chuyên gia này, hạt đậu Lào chỉ được sử dụng để dùng ngoài da, tuyệt đối không được sử dụng qua đường uống. Tuy nhiên, điều cần ghi nhớ là chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào cho thấy loại hạt này có tác dụng thần thánh đến vậy.
"Sử dụng hạt đậu Lào để làm thuốc chữa bệnh thực chất là mẹo chữa bệnh truyền miệng, chưa được nghiên cứu khoa học nào nhận định nên không sử dụng tùy tiện để làm thuốc. Tại Việt Nam, chưa có bất cứ cuốn sách nào viết về công dụng của hạt đậu Lào, do đó Đông y chưa thể kiểm chứng công dụng của nó", lương y Bùi Hồng Minh khẳng định.
Theo vị chuyên gia này, hạt đậu Lào có kích thước khá bé, không thực sự thần thánh như lời đồn thổi được bởi kích thước quá nhỏ, không hút được nhiều chất độc. Nếu có sơ cứu trong trường hợp rắn cắn, chó cắn, chỉ là phương pháp sơ cứu nhanh và cần đưa vào bệnh viện gấp, tránh những trường hợp nọc đi quá sâu, gây độc quá mạnh.
"Chưa hết, hạt đậu này có độc nên cần hết sức chú ý không được ăn dù theo hình thức nào. Người dân khi sử dụng phương pháp dân gian trong chữa trị bệnh phải thật sự thận trọng, tránh rước thêm họa vào thân đặc biệt là trong lời đồn thổi chữa trị rắn và chó dại cắn", lương y Bùi Hồng Minh lưu ý. Trong những trường hợp bị rắn độc cắn, chó cắn cần hết sức cẩn trọng. Không nên mù quáng tin theo lời đồn thổi thiếu kiếm chứng trên mạng xã hội vì có thể khiến bạn trả giá bằng mạng sống của mình.
Theo Helino
Tiêm phòng bệnh dại khi bị chó cắn: Quy trình tiêm và giá cả cần nắm rõ Theo BS Nguyễn Trung Cấp (Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương), trường hợp bệnh nhân lên cơn dại thường rất ám ảnh, hầu như không thể chữa được. Nhiều người nhà bệnh nhân chia sẻ, họ ước gì thời gian quay ngược lại để bệnh nhân có thể đi tiêm phòng bệnh dại khi bị chó cắn. Thời...