Một nhát cắt vô hình
“Chị làm ơn bày cách cho em làm sao để ly dị mà không phải chia tài sản cho anh ấy bởi thật ra mọi thứ trong nhà đều một tay em sắm sửa chứ ảnh có bao nhiêu, không cho anh em thì cũng tiêu hết cho bạn bè…”. Vợ anh đã gọi điện thoại cho em, vừa khóc, vừa nói như vậy.
Nhiều năm trước em cũng giống cô ấy bây giờ. Nhưng em không bận tâm về việc phải chia chác tài sản như thế nào. Lúc đó chúng mình còn ở nhà thuê, công việc bấp bênh. Hồi đó, thỉnh thoảng em vẫn phải chạy về nhà mẹ xin mấy lon gạo, chai nước mắm, ít bột ngọt…
Rồi con bệnh, phải vay đầu nọ, hỏi đầu kia để chạy chữa. Nợ nần phát sinh từ đó. Vợ chồng bắt đầu cắng đắng nhau từ đó. Thế nhưng nếu cho rằng chỉ vì nghèo mà đổ vỡ thì cũng không đúng. Em nhớ khi anh có việc làm ổn định ở một công ty nước ngoài, có lần được thưởng một khoản tiền lớn, anh hí hửng khoe: “Để anh cho thằng út mua chiếc xe máy để chở ba đi khám bệnh”.
Video đang HOT
Em thấy có lý nên cũng chấp nhận dù tiền nợ chữa bệnh cho con vẫn chưa trả được. Những lần sau cũng vậy. Hết thằng út tới anh hai, chị tư… Em nhiều lần tự hỏi: Dường như trong mắt anh không có vợ con… Dường như anh chưa bao giờ nhận ra vợ mình đã mặc chiếc áo ấy 2 năm, con mình thấp còi vì không đủ dinh dưỡng…
Những câu hỏi ấy cứ ngày càng nhiều thêm và trở thành một nhát cắt vô hình khoét sâu vào tình cảm vợ chồng. Khi em ra đi, anh chỉ đơn giản nghĩ rằng, em quá ích kỷ, quá đòi hỏi… Thế nhưng một người vợ đòi hỏi được yêu thương, quan tâm, chăm sóc chẳng phải là chính đáng hay sao?
Và bây giờ, anh lại đi vào con đường cũ. Em nghĩ người phụ nữ hiện tại của anh cũng đã chán ngán khi phải sống với một người đàn ông quá đỗi vô tình. Chắc chắn cũng như em, khi ra tòa, cô ấy sẽ không thể nào nói ra cái lý do tưởng rất buồn cười ấy để chia tay…
Theo VNE
Cách xác định tài sản chung vợ chồng
Tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký sở hữu nhưng trong giấy chứng nhận chỉ ghi tên một người, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng.
Ảnh minh họa
Theo Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình, tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra; thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân... Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của vợ chồng.
Tại Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng quy định: để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng. Nếu có tranh chấp là tài sản riêng, người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh. Trong trường hợp không chứng minh được tài sản đang có tranh chấp này là của riêng, tài sản đó là của chung vợ chồng.
Việc xác định tài sản có trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng hay tài sản chung của vợ chồng không phải căn cứ người thực hiện giao dịch hay người đứng tên trên các giấy tờ mà phải căn cứ nguồn gốc tạo dựng tài sản đó. Vì vậy, căn nhà tạo lập trong thời kỳ hôn nhân, do công sức đóng góp của cả hai vợ chồng là tài sản chung. Một mình chồng bạn đứng tên trên sổ đỏ không làm ảnh hưởng đến quyền sở hữu của bạn.
Quy định của pháp luật hiện hành không bắt buộc giao dịch chung của vợ chồng phải có sự hiện diện của cả hai vợ chồng. Trên thực tế, bên mua trong giao dịch mua bán nhà đất cũng thường được thực hiện bởi một bên vợ hoặc chồng. Do đó, việc chỉ mình chồng bạn thực hiện giao dịch mua bán ngôi nhà không phải là căn cứ để xác định quyền sở hữu riêng của anh ấy đối với khối tài sản này.
Trong trường hợp, chồng bạn nhất quyết đòi quyền sở hữu riêng đối với ngôi nhà, anh ấy có nghĩa vụ chứng minh ngôi nhà được tạo dựng từ nguồn tài sản riêng. Lưu ý, những chứng cứ để chứng minh (ví dụ như giấy vay nợ, hợp đồng tặng cho...) phải được xác lập trước hoặc trong thời điểm mua ngôi nhà này chứ không phải những giấy tờ hay lời khai được xác lập khi Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp chồng nhất quyết không thừa nhận ngôi nhà là tài sản chung vợ chồng, bạn cũng cần chuẩn bị những chứng cứ để chứng minh công sức đóng góp của mình vào khối tài sản đó (ví dụ xác nhận của chủ nhà về sự xuất hiện của bạn trong quá trình chuẩn bị mua ngôi nhà, giấy tờ vay nợ thời kỳ mua nhà, các hợp đồng cho thuê nhà hoặc hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay của Ngân hàng ... có tên cả hai vợ chồng).
Theo VNE
Đâm chết vợ ngay trước mặt cán bộ TAND Khi đoàn cán bộ TAND xuống xác minh tài sản của vợ chồng Ca trước khi ly hôn, Ca liền mang dao thủ sẵn trong người và đâm chết vợ mình. Đôi tượng Tào Văn Ca Ngày 4/9, thông tin từ cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng...