Một nhân viên công ty mua sắm trực tuyến bị liệt 2 chân do ngày nào cũng ngồi làm việc nhiều giờ bên máy tính
Có rất nhiều công việc đòi hỏi phải ngồi trước máy tính trong nhiều giờ, nhưng điều này thực sự rất tệ cho lưng của bạn! Và trường hợp anh nhân viên bị liệt 2 chân này sẽ khiến bạn phải suy nghĩ đến những việc cần làm.
Anh Liu, 35 tuổi, sống tại Chiết Giang, Trung Quốc là nhân viên làm việc trong một công ty mua sắm trực tuyến. Do đặc thù công thù công việc phải xử lý các đơn đặt hàng, ngày nào anh Liu phải ngồi làm việc nhiều giờ trước máy tính hoặc điện thoại di động. Thậm chí có hôm bận quá, anh Liu còn quên cả việc uống nước.
Theo thông tin trên trang China Press, vào cuối tháng 9, khi cảm thấy thường xuyên bị đau lưng kèm theo các triệu chứng khác, anh Liu đã đến cơ sở massage tư nhân để massage và thư giãn. Nhưng ngay sau đó anh cảm thấy rất yếu và thấy khó di chuyển. Nhưng vì anh không muốn gia đình lo lắng, anh chỉ nằm trên sàn và nghỉ ngơi.
Nhưng ngày hôm sau, tình trạng của anh Liu càng trở nên tồi tệ hơn. Anh không thể cử động được các chi dưới. tới bệnh viện thứ tư Đại học Chiết Giang để cấp cứu.
Tại bệnh viện, sau khi chụp CT, kết quả cho thấy anh Liu bị hẹp ống sống (hẹp ống ống cổ). Theo các bác sĩ, ống sống cổ của anh Liu đã bị thu hẹp một cách bất thường và đang chèn ép rễ thần kinh, gây ra sự yếu kém ở các chi dưới.
Bác sĩ điều trị cho biết tình trạng này thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi hoặc bệnh nhân bị thoái hóa hay chấn thương nặng, hiếm khi ở bệnh nhân trẻ tuổi như anh. Ngay sau đó, anh Liu được chỉ định phẫu thuật khẩn cấp.
Thật không may, ngay cả sau khi phẫu thuật, anh vẫn không thể di chuyển các chi dưới và các bác sĩ nói với anh rằng rất có thể anh sẽ bị liệt sau này.
Theo báo cáo, bệnh thoái hóa đốt sống cổ của anh Liu đã tích lũy theo thời gian. Thực tế, anh đã điều trị chứng khó chịu ở cổ và chân từ 1 năm trở lại đây. Vào thời điểm đó, những hình ảnh chụp MRI đã cho thấy anh có vấn đề ở các đốt sống cổ và cần phải phẫu thuật.
Tuy nhiên, anh và gia đình có xu hướng bảo thủ nên thay vì phẫu thuật, họ quyết định điều trị bằng cách xoa bóp và bấm huyệt tại các cơ sở tư nhân. Trong năm qua, cứ mỗi khi thấy cột sống cổ không thoải mái là anh lại lái xe đến cơ sở đó để được massage.
Video đang HOT
Có rất nhiều công việc đòi hỏi nhân viên phải ngồi trước máy tính trong nhiều giờ, nhưng điều này thực sự rất tệ cho lưng của bạn! Vì vậy, hãy nhớ dành thời gian để đứng lên và đi bộ vài bước xung quanh chỗ làm việc của mình, tránh ngồi nguyên một chỗ trong nhiều giờ. Làm như vậy là bạn đã bảo vệ cột sống của mình rồi!
Hẹp ống sống là gì?
Hẹp ống sống là tình trạng ống sống bị thu hẹp (do nhiều nguyên nhân khác nhau) gây chèn ép lên tủy sống và/hoặc các rễ thần kinh. Đây là một bệnh lý khá phổ biến, thường xảy ra ở đối tượng là những người trên 50 tuổi, ít có sự khác biệt về tỷ lệ mắc giữa nam và nữ. Bệnh ít khi gặp ở người trẻ, thường có nguyên nhân là do di truyền hoặc là di chứng sau chấn thương vùng cột sống.
Các nguyên nhân hẹp ống sống có thể gồm:
- Các đĩa đệm bắt đầu khô và phình to ra;
- Các xương và dây chằng cột sống dày lên hoặc phát triển lớn hơn;
- Bị viêm khớp cột sống;
- Các bệnh về xương (như bệnh Paget);
- Khuyết tật cột sống bẩm sinh;
- Từng bị chấn thương cột sống hoặc có khối u trong cột sống.
Dấu hiệu và triệu chứng hẹp ống sống
Triệu chứng phụ thuộc vào vùng nào của cột sống bị hẹp. Hẹp ở phần dưới sẽ gây đau thắt lưng, mông và đùi. Ở những trường hợp nặng, chân hoặc cánh tay có thể bị tê và yếu. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng sau:
- Bị chuột rút ở tay hoặc chân;
- Gặp khó khăn khi di chuyển hoặc giữ thăng bằng;
- Đau khi đứng hoặc đi lại;
- Đi tiểu không kiểm soát.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn có một trong các triệu chứng sau:
Gặp tác dụng phụ của thuốc.
Xuất hiện cảm giác tê hoặc châm chích ở chân.
Tiểu khó hoặc mất kiểm soát tiêu tiểu.
Theo WOB/Hellobacsi
Bệnh viện không in phim khi chiếu chụp đầu tiên tại Việt Nam
Sau khi chụp cộng hưởng từ, thay vì phải in phim như trước đây, kết quả chụp sẽ được lưu ngay trên máy tính và nhanh chóng gửi lên hệ thống trực tuyến của các khoa.
Mới đây, Bệnh viện (BV) Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội) tiếp nhận trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ não là ông PVT (59 tuổi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Vào buổi sáng, khi đang ngồi ăn sáng thì ông T. có dấu hiệu đột quỵ não với biểu hiện tê bì, hai chân và hai tay không cử động được, nói khó, yếu liệt một bên mặt. May mắn được cấp cứu kịp thời nên ông đã qua cơn nguy kịch.
Sau khi chiếu chụp, kết quả sẽ hiện lên máy tính, đồng thời gửi đi các khoa, phòng mà không cần in ra phim. Ảnh: PQ
Một trường hợp khác là cụ bà gần 80 tuổi (Hà Nội), trước đó sức khỏe vẫn bình thường đột nhiên mất dần ý thức, cử động chậm dần và hôn mê. Gia đình vội vàng đưa bệnh nhân đến BV Hữu nghị Việt Xô cấp cứu.
Tại BV, bệnh nhân được đặt nội khí quản, thở máy, kết quả chụp CT cho thấy hình ảnh xuất huyết do vỡ phình mạch. Bệnh nhân được các bác sĩ (BS) cấp cứu và can thiệp nút phình mạch.
Sau một thời gian điều trị nội trú, bệnh nhân phục hồi nhiều, được rút ống nội khí quản, dự kiến sắp tới sẽ được tập phục hồi chức năng để sớm trở lại cuộc sống bình thường.
PGS-TS, BS CKII Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, BV Hữu nghị Việt Xô, cho biết với bệnh nhân đột quỵ, nếu phát hiện trong 6 giờ đầu việc quan trọng là phải có ngay hình ảnh của mạch não, tiếp theo cần xác định chính xác các tổn thương tính định khu.
Để làm được điều này, các BS sẽ sử dụng hai loại máy là chụp cộng hưởng từ và cắt lớp vi tính. Sau khi chụp xong, chỉ 2-5 giây toàn bộ hình ảnh tổn thương sẽ hiện lên và lưu kết quả ngay trên máy tính, sau đó nhanh chóng gửi đi các khoa, phòng mà không cần in ra phim để BS quyết định tình trạng cấp cứu cho bệnh nhân và đưa ra phương hướng điều trị.
Theo BS Dũng, việc không dùng phim trong chụp chiếu có rất nhiều ý nghĩa. Đó là do sử dụng công nghệ số nên kết quả sẽ có rất nhanh, các BS có thể xem kết quả chụp ở bất cứ đâu và kết quả lúc nào cũng luôn như mới, có thể gửi sang Pháp, Mỹ bất cứ thời gian nào. Cạnh đó, việc không in phim sẽ góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí.
Hiện nay hầu hết các BV vẫn đang thực hiện quản lý và lưu trữ hồ sơ song song dưới dạng văn bản giấy và phim. Việc lưu trữ như vậy khiến các dữ liệu chẩn đoán hình ảnh rời rạc, tách rời giữa phim và biên bản ghi nhận kết quả chẩn đoán dẫn đến dễ nhầm lẫn, thất lạc.
Cạnh đó, việc chuyển cho bệnh nhân phim để lưu trữ, sử dụng tham khảo cho lần khám chữa bệnh sau cũng không hiệu quả vì thường bệnh nhân không biết bảo quản đúng tiêu chuẩn, phim cũng không thể lưu trữ lâu, bị trầy xước và không thể đọc chính xác.
BV Hữu nghị Việt Xô là một trong năm BV đầu tiên của Bộ Y tế ứng dụng công nghệ không phim trong lâm sàng. Việc ứng dụng này đã được BV thực hiện trong vài năm gần đây, tiết kiệm nhiều tỉ đồng do không phải in phim.
Theo PLO
Bí quyết bảo vệ mắt cho dân công sở Do đặc thù nghề nghiệp phải ngồi hàng giờ trước màn hình máy tính, dân văn phòng dễ mắc phải các bệnh về mắt dẫn đến hiệu quả công việc bị giảm sút, ảnh hưởng đến cuộc sống nếu như không được cải thiện kịp thời. Dưới đây là một số mẹo giúp dân công sở chủ động khắc phục các triệu chứng...