Một người từ Phần Lan về Hà Nội nghi Covid-19
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội ngày 14/3 ghi nhận một thanh niên dương tính CoV đang cách ly tập trung tại Trung đoàn 58 sau khi nhập cảnh.
Người này sinh năm 1986, địa chỉ ở Quang Trung, phường 12, quận Gò Vấp, TP HCM. Anh từ Phần Lan qua Pháp, nhập cảnh tại sân bay Nội Bài trên chuyến bay VN18 ngày 9/3. Anh cách ly tập trung tại Trung đoàn 58, Sư đoàn 308, huyện Quốc Oai, xét nghiệm lần một do CDC thực hiện ngày 10/3 âm tính.
Ngày 13/3, anh sốt, ho, đau rát họng, được Trung tâm Y tế huyện Quốc Oai lấy mẫu, CDC Hà Nội xét nghiệm kết quả dương tính. Hiện, anh cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2.
Ca dương tính này chưa được Bộ Y tế định mã số bệnh nhân nên được coi như ca nghi nhiễm.
Từ ngày 27/1 đến nay, Hà Nội ghi nhận 37 ca Covid-19, không có ca tử vong, trong đó 35 ca tại cộng đồng, 2 ca nhập cảnh. Hiện, Hà Nội đã 27 ngày liên tiếp không ghi nhận ca mắc mới tại cộng đồng.
Hà Nội đã triển khai tiêm vaccine Covid-19 từ ngày 9/3, hiện 163 người đã được tiêm.
Con đường đưa "thiên đường giáo dục" Phần Lan về Việt Nam
Tính ưu việt và hiện đại của giáo dục Phần Lan đã được nhập khẩu và áp dụng thành công ngay tại Việt Nam.
Phương pháp giáo dục Phần Lan từ lâu đã được nhiều nước trên thế giới nhập khẩu và áp dụng bởi tính ưu việt và hiện đại, giúp phát huy tối đa năng lực của người học. Nền giáo dục ưu việt ấy cũng đã được áp dụng thành công ngay tại Việt Nam.
Hiện tượng giáo dục Phần Lan
Những năm gần đây, các chuyên gia giáo dục hàng đầu thế giới đều ấn tượng với nền giáo dục Phần Lan - đất nước có tỷ lệ học sinh dẫn đầu cuộc thi quốc tế PISA (chương trình đánh giá học sinh quốc tế về toán, khoa học và đọc hiểu).
Video đang HOT
Điều kỳ lạ là ở Phần Lan không có một chương trình hay trường lớp nào dạy học sinh thi PISA. Trong suốt quãng thời gian tới trường, học sinh Phần Lan chỉ có một kỳ thi chuẩn hóa bắt buộc mang tên Đại học Quốc gia (National Matriculation Examination) sau khi kết thúc lớp 12.
Kể cà bài thi Đại học Quốc gia cũng chỉ dành cho học sinh nào chọn học cấp 3 từ lớp 10 đến lớp 12. Đối với những bạn chọn học nghề sau khi kết thúc lớp 9 thì không cần phải dự thi bài này.
Thế nhưng năng lực học tập của của Phần Lan lại khiến các chuyên gia giáo dục từ 65 quốc gia khác nhau trên thế giới phải ngạc nhiên. Ngay cả các chuyên gia giáo dục của Mỹ cũng phải tìm tới Phần Lan nghiên cứu về một "hiện tượng giáo dục" để học hỏi.
Ít ai biết rằng, đầu những năm 1970, Phần Lan có một hệ thống giáo dục bị xuống cấp trầm trọng. Họ thực hiện chính sách đổi mới giáo dục bắt đầu từ những người giáo viên. Đây là bước căn bản trong quá trình cải cách giáo dục ở đất nước này.
Tất cả giáo viên ở Phần Lan phải có bằng Thạc sĩ và tất cả phải được đào tạo trong cùng một chương trình đào tạo chất lượng cao.
Hệ thống giáo dục của Phần Lan hiện nay bao gồm các chương trình cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và chương trình cho trẻ độ tuổi mầm non (từ 2 - 6 tuổi); chương trình giáo dục cơ bản toàn diện bắt buộc kéo dài 9 năm (bắt đầu từ lúc 7 tuổi và kết thúc ở 15 tuổi). Sáu năm đầu tiên, học sinh sẽ được học với một giáo viên duy nhất dạy các môn (trừ các môn năng khiếu), 3 năm cuối cấp sẽ được học theo từng giáo viên bộ môn như: toán, khoa học, kinh tế gia đình,...
Sau khi thời gian giáo dục cơ bản 9 năm tại một trường học phổ thông hỗn hợp, học sinh ở độ tuổi 16 có thể chọn tiếp tục học tại trường đại học hoặc theo học một trường dạy nghề.
Khi tới lớp, học sinh Phần Lan không phải chịu áp lực từ những bài kiểm tra, điểm danh, thành tích học tập. Thay vào đó, giáo viên cho phép học sinh nghiên cứu theo chủ đề dưới nhiều góc độ khác nhau.
Các học sinh thường được yêu cầu thể hiện năng lực của họ để giải quyết các vấn đề liên quan đến sự phát triển, tiến hóa, mất việc, ăn kiêng, các vấn đề chính trị, bạo lực, chiến tranh,... Những vấn đề đó yêu cầu học sinh phải có nhiều kỹ năng và kiến thức. Nguyên tắc cơ bản của giáo viên là đối xử với học sinh với thái độ khách quan, công bằng, lớp học là nơi khuyến khích trẻ, không phải nơi răn đe trẻ.
Hành trình đưa "thiên đường giáo dục" về Việt Nam
Tại Việt Nam, hệ thống Giáo dục Tân Thời Đại là đơn vị đầu tiên chính thức đưa Giáo dục Phần Lan về Hà Nội và áp dụng thành công trên chương trình Mầm non và Tiểu học.
Bà Phạm Thị Lam - Chủ tịch HĐQT hệ thống giáo dục Tân Thời Đại làm việc cùng TS Sanna Lukander - CEO Fun Academy trong chuyến công tác tại Phần Lan năm 2018
Bà Phạm Thị Lam - Chủ tịch HĐQT Hệ thống giáo dục Tân Thời Đại xác định, linh hồn tạo ra giáo dục Phần Lan như hiện nay đến từ đội ngũ giáo viên nên từ thời điểm sáng lập hệ thống vào tháng 1/2018, Tân Thời Đại đã chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, nhân viên. Để làm được điều này, Tân Thời Đại đã mời các chuyên gia giáo dục Phần Lan trực tiếp đào tạo.
Giáo viên làm việc tại hệ thống giáo dục Tân Thời Đại có nền tảng kiến thức chung về tâm lý học, giáo dục học, khoa học tự nhiên và xã hội.
Các giáo viên của Tân Thời Đại được đào tạo để xây dựng kế hoạch phát triển cá nhân (áp dụng cho từng trẻ); xây dựng chương trình dạy học theo lứa tuổi và thiết kế giáo án trên cơ sở khung chương trình, gói gọn trên một trang giấy, kết hợp với tài liệu bổ trợ, thiết bị thông minh... đến từ chính những công ty giáo dục hàng đầu ở Phần Lan.
"Tại Tân Thời Đại, chúng tôi quán triệt tới đội ngũ cán bộ, giáo viên tình thần: 3 CÓ - Có Yêu thương, Có Trân trọng, Có Trách nhiệm; 3 KHÔNG - Không Bạo lực, Không Áp đặt, Không Thờ ơ; 3 SẴN SÀNG - Sẵn sàng tự thân lập nghiệp, Sẵn sàng đổi mới tích cực, Sẵn sàng chịu trách nhiệm xã hội" - bà Lam bày tỏ.
Tháng 5/2018, hội đồng sáng lập và ban lãnh đạo hệ thống giáo dục Tân Thời Đại đã có chuyến đi lịch sử tới Phần Lan, trực tiếp làm việc với Bộ Giáo dục Phần Lan, Ủy ban Quốc gia Giáo dục Phần Lan đưa Giáo dục Phần Lan về Việt Nam với chương trình đầu tiên là Future Astronaut program (Nhà du hành vũ trụ).
Từ tháng 5/2018 - 5/2019, trọn vẹn một năm học, Giáo dục Tân Thời Đại vừa thực hành phương pháp Giáo dục Phần Lan tại các cơ sở Giáo dục Mầm non, vừa tiếp tục đàm phán với các Công Ty GD Phần Lan - những công ty được Chính phủ Phần Lan cho phép đóng gói xuất khẩu Chương trình giáo dục. Trong quá trình đó.
Ngày 15/8/2019, Hệ thống giáo dục Tân Thời Đại đã ký hợp tác toàn diện với Fun - Academy thiết kế chương trình giảng dạy chi tiết đến các chuỗi chủ đề, chuỗi hoạt động để giáo viên tổ chức dạy học theo phương pháp giáo dục Phần Lan.
Ngày 15/8/2019, Bà Phạm Thị Lam - Chủ tịch HĐQT hệ thống giáo dục Tân Thời Đại và ngài Peter Vesterbacka - Nhà đồng sáng lập Fun Academy (Phần Lan) kí kết hợp tác chiến lược
Được biết, Công ty Giáo dục Fun Academy là một trong số ít công ty được Chính phủ Phần Lan cấp phép xuất khẩu chương trình giáo dục ra nước ngoài. Fun Academy đã triển khai các chương trình đào tạo giáo viên tại nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Trung Quốc, Tunisia... Tỷ phú Peter Vesterbacka là đồng sáng lập Fun Academy - doanh nhân trong danh sách "Những người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới". Tại Việt Nam, Tân Thời Đại là đơn vị đầu tiên được Fun Academy lựa chọn hợp tác.
GS.TS Lê Anh Vinh - Phó Viện trưởng phụ trách viện Khoa học Giáo dục Việt Nam nhìn nhận, giáo dục Phần Lan thay vì hướng học sinh quá tập trung vào một kiến thức cụ thể bằng việc đề cao sự phát triển tư duy toàn diện của học sinh, giúp trẻ chuẩn bị được những kỹ năng bản thân cho phát triển tương lai.
Mỗi bài học của giáo dục Phần Lan đều phù hợp với từng học sinh. Chính vì thế, học sinh Phần Lan không cảm thấy có sự lạc lõng trước những điều mà giáo viên truyền tải, tạo ra sự hứng thú cho trẻ tới trường.
Khi cùng đội ngũ chuyên gia Phần Lan xây dựng chương trình cho học sinh theo học tại hệ thống giáo dục Tân Thời Đại, GS.TS Lê Anh Vinh đặt yếu tố đầu tiên cần chú trọng nhất là sự yêu thích học tập của trẻ, đó là sự đồng cảm giữa đội ngũ xây dựng chương trình với những em học sinh.
"Trước khi xây dựng chương trình, chúng tôi đã đặt ra 3 mục tiêu cốt lõi, thứ nhất là học sinh yêu thích học, thứ hai là học sinh cảm thấy môn học gần gũi với cuộc sống thường ngày, thứ ba là giúp học sinh phát triển năng lực về môn học đó.
Đó cũng là tư tưởng của giáo dục Phần Lan khi đặt sự yêu thích của học sinh lên hàng đầu chứ không đặt nặng vấn đề học sinh phải giải được bài mà giáo viên đề ra" - GS.TS Lê Anh Vinh chia sẻ.
Phương pháp Giáo dục Phần Lan giúp học sinh học vui vẻ và phát huy tối đa năng lực của bản thân
Chính từ việc khiến học sinh yêu thích các môn học của nhà trường nên trong quá trình hoạt động hệ thống giáo dục Tân Thời Đại suốt quãng thời gian qua, cả thầy và trò đều cảm thấy việc dạy và học đều nhẹ nhàng, thú vị, vui vẻ, hạnh phúc, đồng thời vẫn đảm bảo được các mục tiêu truyền tải kiến thức đề ra.
Finnish Education Bootcamp - Diễn đàn giáo dục Phần Lan
9h00 - 12h00, Chủ nhật, ngày 21/3/2021, Hệ thống giáo dục Tân Thời Đại - Hệ thống trường học Phần Lan đầu tiên tại Hà Nội - sẽ tổ chức "Diễn đàn giáo dục Phần Lan - Finnish Education Bootcam" tại Trường Tiểu học, Mầm non Tân Thời Đại - Fun Academy, Khu B, KĐT Geleximco, Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội.
Finnish Education Bootcam sẽ mang đến bức tranh toàn cảnh, khách quan về phương pháp giáo dục hiện đại, ưu việt ngay tại trường học Phần Lan đầu tiên tại Hà Nội.
Đồng hành cùng chương trình có đại diện Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam, GS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến - Chuyên gia về giáo dục sớm, TS. Chu Thị Hồng Nhung - Giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội, TS. Trần Việt Hùng - Nhà sáng lập tổ chức SFVN, cùng các tổ chức giáo dục quốc tế: FINEST, WCF, NXB Macmillan Vietnam và các đơn vị giáo dục tại Việt Nam.
Phần Lan hoãn bầu cử địa phương do COVID-19 Bộ trưởng Tư pháp Phần Lan Anna-Maja Henriksson ngày 6/3 tuyên bố nước này sẽ hoãn cuộc bầu cử hội đồng các địa phương, dự kiến diễn ra vào tháng tới, sang giữa tháng 6 do sự gia tăng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Tình hình dịch bệnh hiện nay làm dấy lên lo ngại...