Một người thầy không biết mặt
Do hoàn cảnh mà tôi thôi học từ năm lớp 10, rời trường xa lớp trong lòng ngổn ngang. Vào đời với hai ba con chữ và tay trắng, sự nuối tiếc thời áo trắng dở dang luôn thường trực trong lòng.
ảnh minh họa
Vì nghèo mà thôi học, cái lý do ấy luôn được tôi dùng để bào chữa cho mình, để nguôi ngoai. Nhưng rồi khi chứng kiến người bà con từ vùng sâu vùng xa, đến ở trọ ngay ngôi nhà tranh của gia đình tôi để học, rau cháo đạm bạc mà không bỏ cuộc, tôi đã nhìn lại vấn đề. Nhiều khi tôi lén lấy sách giáo khoa của cậu ấy xem lại, và từng con chữ thôi thúc tôi với một sức mạnh rất lạ. Cậu ấy cũng nghèo, lại phải ở trọ, xa nhà mà vẫn miệt mài đeo đuổi sự học, mình sao lại bỏ cuộc chơi dễ dàng thế?
Tôi tập tành đi làm ăn cùng đội khoan giếng nước ngầm. Tỉnh này qua tỉnh khác, thành thị đến thôn quê, mỏi chân chồn gối… Về, lại chứng kiến cảnh dùi mài kinh sử của con nhà chủ. Mấy cậu bé học đến xanh xao, thức khuya dậy sớm. Tôi thực sự phải nhìn lại mình nhiều hơn và quyết định, khi tuổi đã gần 30.
Rời bỏ công việc khoan giếng, cái mà tôi đem về nhà ngoài một ít tiền còm là câu chuyện về sự học và cách mà anh chủ rèn con: “Ngay từ bé, con tôi té và nằm vạ, vợ xót con song tôi luôn có nguyên tắc: phải để nó tự đứng lên. Khi con tôi đến trường, bạn trêu đùa (vì khuyết tật), tôi nói với cháu: con học giỏi, khắc có bạn cõng con đi học”. Và điều ấy đã trở thành sự thật, cậu trò bị bại liệt từ bé tên Phong đã được bạn thay nhau đưa đến trường, nay là thạc sĩ công nghệ thông tin.
Với sức mạnh đã có như nói trên, tôi dũng cảm cắp sách đến trung tâm giáo dục thường xuyên huyện đăng ký học bổ túc. Mọi thứ đều khó khăn, quỹ thời gian, sức ì, và tất nhiên – kinh tế, song tôi không để mình đầu hàng lần nữa. Tôi đánh vật với từng trang giáo khoa đến khuya. Nhà ồn ào quá không tập trung được, tôi viết đi viết lại bài học vào giấy trắng và phát hiện ra rằng đấy là cách hữu hiệu để ghi nhớ. Một câu thức đọc ra rả không nhớ, những nếu bạn viết đi viết lại như cách mà các thầy giám thị phạt, sẽ sẽ rất lâu! Phương pháp của tôi là thế.
Nhưng mấu chốt lại nằm ở chỗ khác. Số là sách làm văn 12 có mấy bài cho dù ghi rõ là tham khảo, song tôi thấm thía lắm. Bài viết về tinh thần khoa học, về văn hóa… và đặc biệt bài viết về sự tự học được giáo sư Phan Trọng Luận chấp bút. Tự học theo Giáo sư là tất yếu đối với mỗi cá nhân và xã hội trong thời đại mà kho tri thức dường như vô tận, khi quỹ thời gian của mỗi con người là hữu hạn. Giáo sư nêu bật sự coi trọng con đường tự học ngay cả ở những xã hội phát triển cao, như nước Mỹ, và sự lên ngôi của các hình thức giáo dục đào tạo không chính quy. Bàn sâu, nói kỹ, khơi trúng vấn đề, cứ như giáo sư nói với riêng tôi, phân tích cho tôi nghe và chỉ cho tôi con đường đi hợp với hoàn cảnh của mình.
Tôi thực sự bị chinh phục. Tôi đã viết ngay trong đêm toàn bộ bài viết của giáo sư Phan Trọng Luận lên những tờ giấy A4 mua ở tiệm tạp hóa gần nhà. Viết mấy bận như thế, và hầu như thuộc nằm lòng ngay lập tức.
Video đang HOT
Tốt nghiệp THPT, tôi tiếp tục giải quyết hàng loạt lỗ hổng về tin học, lô gich, tâm lý, mỹ học, triết học, lý luận văn học và ngôn ngữ… bằng cách tự học “khổ sai’ như đã nói, có khi muốn phát khùng. Chẳng thành thám hoa bảng nhãn, nhưng coi như đã có chút chữ nghĩa cần thiết để tiếp tục dấn bước trên đời, thậm chí còn nhận được nhuận bút tiền triệu từ các bài viết đơn giản của mình gửi các báo, tạp chí. Nhìn lại, trong nhiều nguyên nhân, thì đóng góp của bài viết có tính khơi gợi của giáo sư Phan là then chốt.
Tôi tự coi mình là học trò của ông. Cứ nghĩ viết ra “bí mật quân sự này” và may mắn được giáo sư đọc, hẳn ông rất vui lòng. Mong giáo sư luôn được an lành, hạnh phúc. Và biết đâu có ngày tôi sẽ có vinh dự được diện kiến người thầy đáng kính ấy!
Theo VNE
Ai sẽ dạy con tôi?
Chuyện giáo dục của chúng ta đang rất có vấn đề, chuyện chúng ta cần đổi mới, đổi mới một cách căn cơ hệ thống giáo dục tôi đã được nghe từ khi còn đi học. Tới khi tôi lập gia đình, tôi vẫn nghe. Tới giờ tôi đã có con, rồi con tôi đã tới tuổi đi học tôi vẫn nghe, vẫn thấy chúng ta đang bàn về sự bất cập của giáo dục, từ nguyên nhân, thực trạng, hướng giải quyết ...
Thời gian không chờ đợi ai, hàng ngày hằng giờ mọi người vẫn phải dạy vẫn phải học. Nếu thật sự giáo dục của chúng ta tệ thì bao nhiêu lâu nay các sản phẩm giáo dục của chúng ta ra sao?.
Tôi đã lớn lên và được đào tạo trong hệ thống giáo dục có vấn đề, giờ tới con tôi, hệ thống vẫn có vấn đề, và tương lai có thể tới cháu chắt chút chít của tôi hệ thống đó vẫn chưa ổn. Cải cách, cải cách và cải cách...
Ảnh có tính chất minh họa
Thật sự tôi chưa thấy bộ nào có nhiều cải cách như Bộ Giáo dục. Toàn những cải cách vụn vặt. Kể cả chuyện viết đi viết lại sách giáo khoa. Vì sao ư?
Vì theo tôi sản phẩm giáo dục là con người thì con người mới là đối tượng chính. Tại sao không bàn tới chuyện làm sao để có những người thầy giỏi?.
Tại sao hệ thống giáo dục không thu hút được những con người ưu tú nhất của xã hội?.
Không gì thay thế được thầy
Chúng ta ai cũng đều từng đi học, chính chúng ta cảm thấy rõ nhất vai trò người thầy trong giáo dục. Đừng nghĩ rằng thời buổi công nghệ thông tin, một cái máy tính với thật nhiều dữ liệu sẽ thay thế được người thầy. Thậm chí cả cái kho tàng dữ liệu trên thế giới cũng không thể thay thế được người thầy.
Tại sao vẫn với cuốn SGK đó, chương trình đó, nhưng với người này giảng học sinh học thích thú say mê còn với người khác thì trở nên khô khan, chán ngắt. Làm thầy khó lắm chứ. Người học giỏi chưa chắc dạy giỏi.
Đáng lý với vai trò quan trọng như thế, ảnh hưởng đến hàng triệu người của biết bao thế hệ, người thầy phải là đối tượng được trọng vọng và thu nhập thuộc tốp cao trong xã hội thì chúng ta lại ngược lại. Trường sư phạm đáng lý phải là trường khó vào nhất mới đúng. Ngoài học giỏi đi dạy học phải có tình yêu với học trò với công việc, phải có năng khiếu sư phạm....
Thiếu những giáo viên có tâm hồn
Trong trường học chúng ta đang quá thiếu những giáo viên có tâm hồn sư phạm mà đa số là những "thợ dạy". Khi đưa con tới trường tôi mới thấm thía điều đó.
Tuy không phải tất cả, nhưng rất nhiều giáo viên đi dạy mà cứ như cái máy, tới trưởng mở máy nói đúng bài giáo án soạn sẵn, xong về. Chẳng hề có chút tâm huyết và tình thương yêu dành cho học trò. Chúng ta đã không hề có một chính sách thu hút người tài vào sư phạm và giờ là lúc trả giá: thế hệ con cháu chúng ta sẽ gánh chịu.
Trong khi triết lý giáo dục của một số nước là mỗi một con người, mỗi một đứa trẻ là một thực thể đáng trân trọng, là cá biệt và duy nhất, ai cũng đều có điểm mạnh và người thầy phải khơi gợi phát huy hết điểm mạnh, uốn nắn những điểm kém.
Nhưng chúng ta đào tạo ra đội ngũ giáo viên chỉ biết vo tròn các học trò lại tất cả theo 1 khuôn, ai không tròn ép cho tròn, không ép được thì bỏ ra ngoài.
Tôi đã tìm được cho con một cô giáo khác khá tốt, nhưng đó là tôi gặp may, đâu phải ai cũng may mắn như tôi, và những năm tiếp theo cũng chắc gì tôi sẽ gặp may để tìm được cho con cô giáo tốt.
Ai sẽ dạy con tôi?
Để cải thiện được chất lượng giáo viên nếu bắt đầu ngay từ bây giờ tôi nghĩ chắc mất phải vài thế hệ nữa.
Vừa rồi Bộ Giáo dục bị phản đối vì manh nha dự án đổi SGK nữa với con số vài chục ngàn tỷ đồng, thế là vội rút lại để suy nghĩ thêm, tôi thấy thật chán cho cách làm việc của chúng ta. Chi phí thế nào thì gọi là cao thì phải dựa trên tiêu chí hiệu quả mà nó mang lại như thế nào chứ.
Tôi nghĩ nếu chúng ta thay đổi thang bậc lương để giáo viên có thể sống thoải mái bằng đồng lương thì chi phí đó sẽ là con số vô cùng khủng, còn khủng hơn tiền in lại sách giáo khoa nhiều.
Tôi tin rằng chi phí cho người tài đức thì chẳng bao giờ lỗ. Nhất là với sản phẩm đặc biệt là đào tạo các thế hệ sau.
Nhưng tương lai của tôi và và nhiều người dân khác sẽ chưa có gì để hy vọng sẽ sớm thoát được nỗi lo: Ai sẽ dạy con tôi?.
Theo VNN
Tiếng kẻng người thầy Mô hình "Tiếng kẻng người thầy" đã hạn chế được tình trạng trẻ em bỏ học, vực dậy tinh thần học tập của học sinh trên xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ (TP.HCM). Tại Trường THCS Thạnh An, nhiều năm trước đã xảy ra tình trạng học sinh bỏ học để theo bố mẹ kiếm sống, không ít em lại nghiện game...