Một người Singapore, một người Nhật mắc Covid-19 sau tiêm vaccine
Một công nhân nhập cư ở Singapore và một nhân viên y tế tại Nhật dương tính với nCoV sau tiêm đủ hai liều vaccine Covid-19 của Pfizer.
Ca nhiễm tại Singapore được báo cáo hôm 11/4. Cùng ngày, Nhật Bản ghi nhận một nhân viên y tế dương tính với nCoV sau tiêm hai liều vaccine Covid-19 của Pfizer-BioNTech. Cả hai trường hợp đều không biểu hiện triệu chứng.
Mắc Covid-19 sau hai lần tiêm vaccine là chuyện không mới. Tuy nhiên, theo giới chức y tế, những ca lây nhiễm này cho thấy sự cần thiết của việc luôn nâng cao cảnh giác và duy trì các biện pháp phòng dịch. “Ca nhiễm mới là lời nhắc nhở rằng người đã tiêm vaccine vẫn có thể nhiễm virus. Vì thế, chúng ta không được lơ là”, Bộ trưởng Y tế Singapore Gan Kim Yong cho biết.
Người công nhân mắc Covid-19 kể trên là một chàng trai 23 tuổi đến từ Ấn Độ, sống tại khu trọ ở phía nam Singapore. Anh này được tiêm mũi vaccine Pfizer-BioNTech đầu tiên ngày 25/1 và mũi thứ hai ngày 17/2.
Trong đợt xét nghiệm giám sát định kỳ cho cộng đồng người nhập cư, anh này có kết quả dương tính với nCoV hôm 7/4. Chàng trai được cách ly ngay khi xét nghiệm lần hai cũng cho kết quả tương tự. Do người này có xét nghiệm âm tính vào tháng 3, giới chức cho rằng anh nhiễm virus cách đây không lâu.
Trường hợp này đặc biệt vì khoảng thời gian từ khi tiêm phòng tới lúc phát hiện bệnh tương đối dài. Ngoài ra, thân thế bệnh nhân cũng đáng lưu ý. Người lao động nhập cư vốn là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề khi Covid-19 càn quét những khu trọ đông đúc ở Singapore vào năm 2020.
Singapore đang triển khai vaccine nhanh hơn các nước láng giềng châu Á, Bộ Y tế nhấn mạnh các biện pháp an toàn, xét nghiệm và truy vết vẫn đóng vai trò thiết yếu trong kiểm soát dịch. Cơ quan này cũng lên tiếng trấn an người dân về hiệu quả của vaccine trong phòng chống Covid-19 có triệu chứng.
Tính đến ngày 10/4, Singapore đã triển khai được tỷ lệ trung bình 28,5 liều vaccine trên 100 người dân. Thành tích này giúp quốc gia dẫn trước Trung Quốc (11,43 liều), Hong Kong (10,55 liều), Ấn Độ (7,36 liều), Indonesia (5,51 liều), Hàn Quốc (2,37 liều) và Nhật Bản (1,26 liều). Trong khi đó, Israel, nước dẫn đầu thế giới về tốc độ tiêm chủng, đã cung cấp 118 liều vaccine trên 100 người.
Ngày 2/4, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cung cấp báo cáo cho thấy vaccine Pfizer và Moderna có hiệu quả thực tế lên tới 90% và phát huy tác dụng sau 14 ngày. Tuy nhiên, câu hỏi quan trọng đối với các nước hiện nay là ngoài phòng bệnh, vaccine ảnh hưởng tới sự lây truyền của virus như thế nào . Bộ Y tế Singapore cho rằng cần có nghiên cứu sâu hơn để xác định vấn đề này.
Video đang HOT
Một điểm tiêm chủng tại Singapore. Ảnh: StraitsTimes.
Chiến lược 'phong tỏa tận gốc' ngăn Covid-19 của Australia
Một bảo vệ khách sạn cách ly dương tính với nCoV và xuất hiện triệu chứng nhẹ là tất cả những gì khiến hai triệu dân thành phố Perth bị phong tỏa.
"Đây là tình huống rất nghiêm trọng", Thủ hiến bang Tây Australia Mark McGowan tuyên bố hôm 31/1, khi quyết định áp lệnh phong tỏa Perth, thành phố lớn thứ tư Australia. "Mỗi người chúng ta phải làm mọi thứ có thể để ngăn dịch lây lan trong cộng đồng", ông nói, kêu gọi người dân hy sinh lợi ích bản thân vì cộng đồng và quốc gia.
"Tình huống nghiêm trọng" mà McGowan nhắc tới là việc một bảo vệ khách sạn cách ly trở thành ca nhiễm cộng đồng đầu tiên của bang Tây Australia trong gần 10 tháng. Một ca nhiễm này khiến hai triệu người dân Perth phải ở trong nhà ít nhất 5 ngày tới.
Khách sạn có ca nhiễm nCoV mới bị phong tỏa ở thành phố Perth, bang Tây Australia hôm 31/1. Ảnh: AFP.
Tốc độ và mức độ phản ứng ở Perth có thể là điều không tưởng tượng được đối với người Mỹ hay châu Âu. Nhưng đối với người Australia, những điều này rất quen thuộc.
Lệnh phong tỏa Perth và khu vực lân cận xảy ra sau những nỗ lực tương tự ở Brisbane và Sydney, nơi chỉ cần vài ca nhiễm cũng đủ khiến chính quyền địa phương áp đặt hàng loạt hạn chế nghiêm ngặt. Điều đó đã khiến họ nhanh chóng kiểm soát được virus và dần đưa cuộc sống trở lại gần như bình thường.
"Nếu hỏi người Australia về cách tiếp cận này, họ có thể chỉ nhún vai. Thay vì cô đơn, buồn rầu hay bức xúc khi tự do bị hạn chế, họ đã quen với việc hy sinh lợi ích cá nhân vì tập thể", Damien Cave, biên tập viên của NYTimes, cho hay.
Sự tương phản giữa Australia với Mỹ và châu Âu trong chiến lược ứng phó đại dịch ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Australia tới nay chỉ báo cáo tổng cộng 909 ca tử vong vì Covid-19, ít hơn số người chết mỗi ngày hiện nay ở Anh và Mỹ.
"Chúng tôi có cách để cứu tính mạng mọi người, mở cửa nền kinh tế và tránh tất cả nỗi sợ hãi, rắc rối này", Ian Mackay, nhà virus học tại Đại học Queensland, nói. "Tất cả mọi người có thể học từ chúng tôi, nhưng không phải ai cũng sẵn sàng học".
Australia chỉ là một trong số nhiều câu chuyện chống dịch thành công của châu Á - Thái Bình Dương. Các quốc gia tầm trung của khu vực, như New Zealand, Thái Lan và Việt Nam, về cơ bản đã kiểm soát dịch tốt, trong khi tình hình ở các cường quốc lớn ngày càng tệ hơn.
Một số người cho rằng nền y tế cộng đồng hoạt động hiệu quả không chỉ nhờ vào nền kinh tế ổn định, sự giàu có, mà còn phải nhờ vào tinh thần dân tộc và những kiến thức chuyên môn thực tế.
Vị trí địa lý tách biệt của Australia là một lợi thế lớn trong cuộc chiến chống đại dịch. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn có nhiều bước đi quyết liệt. Australia đã hạn chế nghiêm ngặt việc đi lại giữa các bang, trong khi yêu cầu cách ly bắt buộc tại khách sạn đối với người đến từ nước ngoài kể từ cuối tháng 3. Anh và Mỹ hiện nay mới tìm cách thực hiện yêu cầu cách ly bắt buộc người đến từ các điểm nóng của dịch.
Australia cũng duy trì một hệ thống truy vết tiếp xúc mạnh mẽ, ngay cả khi nhiều quốc gia khác về cơ bản đã từ bỏ. Với ca nhiễm ở thành phố Perth, những người truy vết tiếp xúc đã xét nghiệm những người cùng nhà với nam bảo vệ vào thời điểm lệnh phong tỏa được công bố và yêu cầu cách ly 14 ngày tại cơ sở do bang quản lý. Nhà chức trách cũng liệt kê hơn 10 địa điểm mà nhân viên bảo vệ có thể đã tới và tiếp xúc với người nào đó.
Brisbane cũng từng có động thái quyết liệt tương tự hồi đầu tháng 1 sau khi phát hiện một nhân viên dọn phòng trong hệ thống khách sạn cách ly nhiễm chủng virus mới ở Anh. Đây là lần đầu tiên chủng virus này được phát hiện trong cộng đồng ở Australia, nên các quan chức đã nhanh chóng hành động. Annastacia Palaszczuk, thủ hiến Queensland, nơi có thành phố Brisbane, lập tức thông báo phong tỏa 16 tiếng sau ca dương tính.
"Làm ba ngày bây giờ có thể giúp tránh phải làm điều này 30 ngày trong tương lai", bà nói.
Brisbane giờ quay trở lại trạng thái bình thường mới giữa đại dịch như tất cả khu vực khác ở Australia, ngoại trừ thành phố Perth. Trên khắp cả nước, văn phòng và nhà hàng đều mở cửa nhưng thực hiện quy định giữ khoảng cách an toàn. Khẩu trang được khuyến nghị sử dụng thay vì yêu cầu bắt buộc. Các sự kiện đông người cũng được phép diễn ra. Giải Australia mở rộng dự kiến đón 30.000 người hâm mộ quần vợt mỗi ngày kể từ khi bắt đầu vào ngày 8/2 tới.
Tiến sĩ Mackay, người đã làm việc chặt chẽ với quan chức chính phủ Australia, gọi đó là "cách tiếp cận thành công".
"Phong tỏa cho phép nhân viên truy vết tiếp xúc và y tế cộng đồng có thêm thời gian để đảm bảo có thể tiếp cận tất cả mọi người, thu thập đầy đủ thông tin và ngăn không để họ truyền bệnh cho người khác", ông nói.
Ông thêm rằng châu Âu mà Mỹ dường như thích "kiểu phong tỏa nửa vời", đồng thời đặt quá nhiều niềm tin vào vaccine mà không nhận ra rằng tác động của chúng đối với dịch bệnh là lâu dài chứ không phải tức thì.
Phần lớn châu Âu đều nhanh chóng mệt mỏi và sau đó thất bại trong cuộc chiến chống Covid-19 vì cách tiếp cận của họ, theo Damien Cave, biên tập viên của NYTimes. Một phân tích phản ứng đại dịch của 98 quốc gia mà Viện Lowy của Australia thực hiện cho thấy nhiều quốc gia châu Âu cách đây vài tháng từng đứng tốp đầu về khả năng ứng phó đại dịch. Anh, Pháp và một số quốc gia khác giờ đang tụt xuống cuối bảng xếp hạng, cùng với Mỹ.
"Họ chưa nỗ lực hết mình", Hervé Lemahieu, người đứng đầu nghiên cứu, nói. "Khi thu được chút thành tựu, họ vội thư giãn quá sớm".
Người dân đi xét nghiệm Covid-19 tại bệnh viện Royal Perth ở thành phố Perth hôm 1/2. Ảnh: NCA NewsWire.
Cho tới chiều 1/2, Tây Australia không báo cáo thêm bất kỳ ca nhiễm mới nào. Trong khu vực bị phong tỏa, cư dân nhanh chóng thích nghi. Khẩu trang mua từ nhiều tháng trước đã được sử dụng. Nhân viên của các viện dưỡng lão kêu gọi người nhà của cư dân cao tuổi tuân thủ các quy định an toàn.
Allan Thompson, chủ ngân hàng đầu tư ở Perth, cho biết ông là một trong số nhiều người nhanh chóng trở về nhà hôm 31/1 theo lời kêu gọi của Thủ hiến McGowan.
"Có những lúc chúng ta chỉ đứng trong một vũng nước nhỏ và nghĩ rằng mình sẽ chết đuối", Thompson nói. "Chúng ta phải nghĩ mình sẽ thoát khỏi nó. Chúng ta biết rằng điều tốt đẹp sẽ đến bằng cách làm điều đúng đắn vào khoảng thời gian đúng đắn".
Hàng trăm lính Mỹ cách ly vì Covid-19 xâm nhập chiến hạm Hàng trăm thủy thủ khu trục hạm USS Chafee phải lên bờ cách ly sau khi nhiều đồng đội trên tàu dương tính với nCoV. Phần lớn trong số 350 thủy thủ và sĩ quan trên tàu khu trục USS Chafee được đưa tới các khách sạn ở San Diego tại bang California, Mỹ, để cách ly theo quy định hạn chế di...