Một người mua trái phiếu Vạn Thịnh Phát được tuyên nhận bồi thường hơn 14,8 tỉ đồng
Đây là 1 trong số hơn 35.000 người đầu tư trái phiếu được xác định là bị hại trong đại án Vạn Thịnh Phát, giai đoạn 2.
TAND TP HCM vừa công khai bản án sơ thẩm giai đoạn 1 trong vụ án do Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cùng 33 đồng phạm, thực hiện trên cổng thông tin điện tử của mình.
Kèm theo bản án, tòa cũng công bố danh sách các bị hại là những người đã mua trái phiếu khống trong vụ án. Danh sách này bao gồm thông tin về tên, địa chỉ, số lượng trái phiếu và số tiền bồi thường theo mệnh giá trái phiếu (VNĐ).
Nổi bật trong danh sách, một bị hại ở quận Ba Đình, TP Hà Nội, sở hữu 148.930 trái phiếu (mã ADC-2018.09.01) và được tuyên bồi thường 14,893 tỉ đồng.
Video đang HOT
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại tòa. Ảnh: Hoàng Triều
Theo nội dung bản án, TAND TP HCM đã xem xét giải quyết các yêu cầu bồi thường của các bị hại liên quan đến sáu mã trái phiếu: QT-2018.12.01, ADC-2018.09, ADC-2018.09.01, ADC-2019.01, SET.H2025 và SNW-2018.10. Các mã này do Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông, Công ty CP Đầu tư Sunny World, Công ty CP Đầu tư Quang Thuận, và Công ty CP Dịch vụ và Thương mại TP HCM (Setra) phát hành.
Cũng theo HĐXX, số tiền 30.000 tỉ đồng đã được các cơ quan chức năng dùng làm căn cứ để truy tố trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Do đó, giá trị thiệt hại của các bị hại được xác định dựa trên số trái phiếu mà họ đang sở hữu, với mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu. Những thiệt hại liên quan đến lãi suất, phí chuyển nhượng và các khoản chi phí khác sẽ được giải quyết theo quy trình tố tụng riêng biệt nếu có yêu cầu từ các bị hại.
Theo bản án, bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, được xác định là chủ mưu vụ án. Bị cáo này bị tuyên phạt mức án chung thân về các tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Rửa tiền và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
HĐXX xác định bị cáo Lan đã chủ trương thực hiện nhiều thủ đoạn gian dối trong phát hành trái phiếu khống, chiếm đoạt 30.081 tỉ đồng của hơn 35.000 bị hại là những người đầu tư trái phiếu. Do đó, tòa án buộc bị cáo Trương Mỹ Lan bồi thường toàn bộ hậu quả vụ án.
HĐXX nhận định Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) và SCB đã ký kết hợp đồng môi giới, phát hành trái phiếu. SCB đã sử dụng 239 chi nhánh, phòng giao dịch và hơn 2.400 nhân viên tư vấn khách hàng gửi tiền mua trái phiếu. Đa số người mua trái phiếu là khách hàng tại SCB, đây là 1 trong những thủ đoạn quyết định sự thành công của việc phát hành trái phiếu.
Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Vì sao 46 nhân viên Ngân hàng SCB thoát lao lý?
Dù liên quan tới việc phát hành hoặc bán trái phiếu nhưng 46 cán bộ, nhân viên của Ngân hàng SCB thoát lao lý vì không biết chủ trương phát hành trái phiếu là trái luật của bà Trương Mỹ Lan.
TAND TPHCM đang xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm trong giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Liên quan tới hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trái phiếu", ngoài 29 bị cáo bị truy tố, đưa ra xét xử còn có 46 cá nhân là cán bộ, nhân viên của SCB cũng liên quan tới hành vi này nhưng không bị xem xét trách nhiệm hình sự.
Theo kết quả điều tra, thực hiện chỉ đạo của bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng giám đốc Ngân hàng SCB), Trần Thị Minh Thảo (cựu Phó giám đốc Khối Ngân hàng bán lẻ - Ngân hàng SCB) phối hợp với Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) xây dựng kế hoạch, phương án, tài liệu... để đào tạo cho hơn 2.000 nhân viên sale thuộc 239 chi nhánh Ngân hàng SCB trên toàn quốc tư vấn bán sản phẩm trái phiếu.
Bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm tại tòa. Ảnh: TP
Tuy nhiên, Thảo không biết chủ trương phát hành trái phiếu của bà Trương Mỹ Lan trái quy định pháp luật; các tài liệu đào tạo nhân viên sale và tư vấn bán trái phiếu theo quy trình bán hàng như các sản phẩm khác tại Ngân hàng SCB, không có dấu hiệu đào tạo nhân viên sale lừa dối khách hàng mua trái phiếu. Bị cáo là người làm công ăn lương, không được hưởng lợi nên cơ quan điều tra không xem xét trách nhiệm hình sự.
Với 45 cá nhân là nhân viên tại Ngân hàng SCB liên quan tới việc đi lệnh dòng tiền khống tại các chi nhánh Sài Gòn, Bến Thành đều thành khẩn khai báo; họ thừa nhận việc thực hiện, ký khống các chứng từ là sai quy định pháp luật.
Kết quả điều tra xác định 45 người này không biết chủ trương phát hành trái phiếu trái quy định pháp luật, là người làm công hưởng lương, thực hiện theo chỉ đạo và bị lệ thuộc, không được hưởng lợi nên không xem xét trách nhiệm hình sự.
Bên cạnh đó, 15 cá nhân đứng tên đại diện pháp luật, kế toán trưởng của 4 công ty phát hành trái phiếu gồm An Đông, Sunny World, Quang Thuận, Setra, cơ quan điều tra xác định, họ đều là những cá nhân được các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thuê trả công.
115 cá nhân được thuê ký chứng từ nộp, rút tiền tạo lập dòng tiền khống cho 4 công ty trên phát hành trái phiếu đều là người được Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thuê, cơ quan điều tra xác định họ được trả tiền để đứng tên ký chứng từ.
Xét thấy, các cá nhân này không biết về chủ trương phát hành trái phiếu trái quy định pháp luật, là người làm công hưởng lương, nhiều người không có việc làm ổn định. Quá trình điều tra thành khẩn khai báo, hợp tác tích cực với cơ quan điều tra nên không xem xét trách nhiệm hình sự là phù hợp.
Trương Mỹ Lan khẳng định bằng mọi giá khắc phục hơn 30.000 tỉ đồng cho trái chủ Được thẩm vấn tại tòa, Trương Mỹ Lan bày tỏ mong muốn khắc phục hậu quả cho các trái chủ bằng mọi giá, bởi trái chủ là các ông bà cụ già, đó là tiền dưỡng già cuối đời. Trong chiều 23.9, khi trả lời HĐXX, bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) trình...