Một người mắc bệnh ung thư sẽ thấy 2 dấu vết kỳ lạ ở ngực, càng khám sớm thì cơ hội điều trị, sống sót càng cao
Nếu ung thư vú có thể được chẩn đoán sớm và điều trị tích cực thì tỷ lệ sống trên 5 năm có thể lên tới hơn 80%. Vì vậy, điều quan trọng nhất là chị em phải phát hiện được triệu chứng ban đầu của bệnh.
Ung thư vú là một trong 10 loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới. Tại Việt Nam, tỉ lệ bệnh nhân mắc loại ung thư này ngày càng tăng, ước tính có khoảng 45.000 phụ nữ đang sống chung với ung thư vú.
Theo QQ, những người mắc ung thư vú giai đoạn đầu sẽ có 2 dấu hiệu bất thường dưới đây ở ngực.
2 dấu hiệu bất thường xuất hiện ở ngực cảnh báo ung thư
1. Sờ thấy gồ ghề ở ngực
Trong giai đoạn đầu của bệnh ung thư vú, người bệnh có thể sờ thấy phần da ngực khá gồ ghề, kiểm tra kỹ càng sẽ thấy đó là các cục u trên ngực. Những cục này có kết cấu tương đối cứng, hầu hết chúng xuất hiện ở một bên vú. Hình dạng có thể là hình bầu dục, hình tròn hoặc các hình dạng bất thường khác. Đặc biệt, khối u này có dấu hiệu to dần trong thời gian ngắn.
Nếu nhận ra mình có một khối cứng bất thường trong ngực thì bạn cũng nên bình tĩnh bởi chưa chắc đó đã là u ác tính (ung thư). Nhiều trường hợp, đó chỉ là khối u xơ hoặc u nang lành tính.
Tốt nhất, hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn phát hiện bất kỳ thay đổi bất thường nào ở vú. Thông thường, ung thư vú giai đoạn đầu không gây đau. Vì vậy, bạn cần thường xuyên tự kiểm tra vú và đừng đợi đến khi xuất hiện cơn đau mới đến gặp bác sĩ. Hãy nhớ rằng việc phát hiện sớm ung thư vú có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh và điều trị hiệu quả hơn.
2. Da ngực bị lõm xuống và sần sùi như vỏ cam
Ngực của phụ nữ khỏe mạnh thường tròn và đầy đặn. Hơn nữa, làn da của họ tương đối mịn màng. Nhưng nếu bạn bị ung thư vú, khối u sẽ xâm lấn, có thể gây lõm da. Ngoài ra, da ngực cũng có thể xuất hiện sần giống vỏ chanh, vỏ cam.
Ngoài hai hiện tượng bất thường trên, một số chị em còn có thể có triệu chứng như quầng vú, núm vú thay đổi về màu sắc hay các thay đổi khác như xuất hiện nếp nhăn hoặc bị đóng vảy; Vú bị sưng, biến dạng hay kích ứng da vùng vú hoặc vùng dưới cánh tay; Vú tiết dịch, bị thụt vào trong hoặc có cảm giác đau; Vú bị thay đổi kích thước hoặc hình dạng…
Để phòng tránh căn bệnh ung thư đáng sợ này, chuyên gia trên trang Reader’s Digest khuyên tất cả phụ nữ, dù trẻ hay già cũng đều nên tự kiểm tra vú tại nhà mỗi tháng 1 lần. Thời gian tốt nhất để thực hiện là khi kết thúc kỳ kinh khoảng 1 tuần. Nếu đã bước vào tuổi mãn kinh hoặc có kinh nguyệt không đều, bạn nên thực hiện việc kiểm tra vào cùng một ngày mỗi tháng.
Ung thư vú là gì?
Ung thư vú là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới, phát triển từ một tế bào ung thư phát triển trong niêm mạc của ống dẫn hoặc thùy ở một trong các vú. Căn bệnh này hầu hết đều phát triển ở phụ nữ trên 50 tuổi, hiếm khi xuất hiện ở độ tuổi thấp hơn hoặc ở nam giới.
Video đang HOT
Khi ung thư vú đã lan vào các mô vú xung quanh thì được gọi là ung thư vú “xâm lấn”. Loại thứ hai là “ung thư biểu mô tại chỗ” khi không tế bào ung thư nào phát triển ngoài ống dẫn hoặc thùy.
Hiện tại vẫn chưa xác định được rõ ràng nguyên nhân cho căn bệnh ung thư vú, nhưng các nhà khoa học cho rằng một người có thể mắc loại ung thư này do sinh con muộn, do gen di truyền từ mẹ hoặc bà, do gen trong tế bào bị hỏng hoặc đã bị biến đổi. Ngoài ra, những người có tiền sử các bệnh liên quan đến vú như xơ nang tuyến vú,… Sống trong môi trường độc hại, ô nhiễm cũng tạo điều kiện phát sinh ung thư vú. Béo phì, lười vận động… cũng có thể là nạn nhân của căn bệnh này.
Cách tự kiểm tra ung thư vú tại nhà
Bước 1: Bạn nằm xuống, kê gối dưới vai phải và kẹp cánh tay phải ra sau đầu.
Dùng tay trái ấn mạnh từng vị trí trên ngực phải theo hướng hình tròn từ giữa ra hoặc mô hình lên xuống cho đến khi đã dò xét đủ toàn bộ phần ngực. Vừa làm vừa cảm nhận xem có u sưng nổi cục bất thường không.
Bước 2: Sau khi kiểm tra xong vùng ngực bên phải, bạn tiếp tục chuyển gối sang bên dưới vai trái, kẹp tay trái ra sau đầu và thực hiện cách kiểm tra tương tự bước 1.
Bước 3: Cuối cùng, hãy đứng trước gương, đặt hai bàn tay lên hông, sau đó đưa lên cao và quan sát xem có khối u, nếp da uốn nhăn, vết lõm xuống như lúm đồng tiền hay đầu ti có bị thụt vào không…
Tiếp theo, bạn hãy dùng tay nhẹ nhàng xoa bóp đầu ti để kiểm tra xem có dịch tiết ra không.
Nếu bạn nhận thấy có u cục, vùng da ngực bị đỏ, vùng da ngực nhăn nheo, vùng da ngực sưng phồng nổi cục, vùng ngực chảy xệ, vùng da ngực nổi phát ban, một bên núm vú thụt vào trong…. thì nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Điều trị ung thư vú như thế nào?
Sau khi thăm khám và chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ dựa trên kích thích khối u và tình trạng sức khỏe của bản thân để đưa ra phác đồ điều trị. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật bóc tách đối với khối u nhỏ. Hoặc sử dụng liệu pháp hóa trị, xạ trị để tiêu diệt các tế bào ung thư.
Căn bệnh ung thư phổ biến nhất thế giới
Thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy ung thư vú là bệnh phổ biến nhất với 2,3 triệu người mắc mới trong năm 2020.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ung thư vú đã vượt qua ung thư phổi, trở thành bệnh phổ biến nhất và chiếm gần 12% số ca mắc mới mỗi năm trên toàn cầu.
Theo Reuters , trong cuộc họp báo của Liên Hợp Quốc ngày 2/2, chuyên gia ung thư của WHO, Andre Ilbawi, nhận định đây là lần đầu tiên căn bệnh này trở thành ung thư phổ biến nhất.
Trước đó, ung thư phổi là bệnh có nhiều người mắc và tử vong nhất trong hai thập kỷ qua. Nhưng hiện tại, căn bệnh này xếp thứ hai, trước ung thư trực tràng.
Thêm 2,3 triệu người mắc ung thư vú vào năm 2020
Thống kê từ WHO cho thấy năm ngoái, số ca ung thư mới được chẩn đoán là 2,3 triệu người, chiếm 11,7% tổng số bệnh nhân ung thư. Với phụ nữ, ung thư vú là bệnh được chẩn đoán nhiều nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
Ông Ilbawi lưu ý phụ nữ béo phì có nguy cơ cao mắc ung thư vú. Đây cũng là yếu tố làm tăng khả năng mắc nhiều bệnh ung thư khác. Dân số toàn cầu tăng lên, tuổi thọ cũng tỷ lệ thuận. Chuyên gia của WHO nhận định bệnh ung thư cũng sẽ phổ biến hơn.
Ung thư vú là bệnh nhiều người mắc nhất tại thế giới. Ảnh: Getty Images.
Tại Việt Nam, theo thống kê từ Globocan, năm 2020, ung thư vú là căn bệnh nhiều phụ nữ mắc phải nhất. Nó chiếm khoảng 25,8% tổng số ca bệnh ung thư với 21.555 trường hợp mắc mới và 9.345 người tử vong.
Theo WHO, trong hai thập kỷ qua, tổng số người được chẩn đoán mắc ung thư tăng gần gấp đôi. Từ khoảng 10 triệu người năm 2000, số bệnh nhân ung thư vào năm 2020 đã lên tới 19,3 triệu. Thống kê của cơ quan này cho thấy cứ 5 người dân trên thế giới có một trường hợp bị ung thư một lần trong đời.
Các dự báo cũng cho thấy số người được chẩn đoán mắc ung thư cũng sẽ tăng nhiều hơn trong năm tới và cao hơn gần 50% so với năm ngoái vào năm 2040.
Trong 20 năm (2000-2020), số ca tử vong vì ung thư cũng tăng từ 6,2 triệu lên 10 triệu người. Cứ 6 người tử vong có một trường hợp là do ung thư.
WHO nhận định đại dịch Covid-19 đã làm trầm trọng thêm các vấn đề về chẩn đoán muộn, thiếu khả năng tiếp cận phương pháp điều trị của bệnh nhân ung thư. Điều này xảy ra ở tất cả quốc gia, đặc biệt là đất nước có thu nhập thấp đến trung bình. Bệnh nhân ung thư còn có nguy cơ diễn biến xấu khi mắc Covid-19 và khả năng tử vong cao hơn.
Ung thư vú có dấu hiệu đặc trưng là các khối u ở nách, bầu ngực. Ảnh: The Guardian.
Cách phát hiện và ngăn ngừa ung thư vú
Ung thư vú có thể xảy ra ở cả 2 giới, nhưng nó phổ biến hơn với phụ nữ. Ngoài ra, các bác sĩ ước tính khoảng 5-10% trường hợp ung thư vú có liên quan đột biến gene di truyền qua các thế hệ trong một gia đình.
Một số gene đột biến di truyền có thể làm tăng khả năng mắc ung thư vú như BRCA1 và BRCA2. Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh này, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để xác định đột biến gene.
Ung thư vú có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Dấu hiệu nhận biết phổ biến nhất là khối u ở vú hoặc nách.
Ngoài ra, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, phụ nữ cần cẩn trọng khi gặp phải một trong các dấu hiệu mắc ung thư vú sau đây: Dày hoặc sưng một phần vú; kích ứng hoặc bị lõm da vú; đỏ, bong tróc vùng núm vú, ngực; tụt núm, đau đầu ngực; núm vú tiết dịch trắng hoặc hồng, đỏ như máu; thay đổi về kích thước hoặc hình dạng bầu ngực; đau tức bất kỳ vùng nào trên ngực.
Ung thư vú có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Ảnh: Freepik.
Tài liệu của Thư viện Quốc gia Mỹ cũng đưa ra hướng dẫn tự kiểm tra khối u bất thường, cảnh báo ung thư vú ở phụ nữ:
- Đầu tiên, bạn nằm ngửa, đặt tay phải ra sau đầu. Cùng lúc, ngón giữa tay trái ấn nhẹ nhàng nhưng dứt khoát bằng những chuyển động nhỏ để kiểm tra toàn bộ vú bên phải.
- Tiếp theo, bạn ngồi hoặc đứng và cảm nhận vùng nách. Đây là khu vực mô vú đi vào.
- Nắn nhẹ đầu ngực và kiểm tra có bị tiết dịch không.
- Lặp lại động tác với ngực trái.
Bạn cũng nên dành thời gian quan sát ngực để phát hiện những thay đổi trong kết cấu da như lõm, nhăn nheo, sần vỏ cam hoặc tụt vào trong.
Theo Mayo Clinic, thay đổi lối sống có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư vú. Chúng ta nên hạn chế rượu bia, duy trì cân nặng hợp lý và tập thể dục thường xuyên. Các chuyên gia khuyên chúng ta nên dành ít nhất 75-150 phút mỗi tuần cho hoạt động thể thao. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra cho con bú càng lâu, phụ nữ càng ít có nguy cơ mắc ung thư vú.
Ung thư vú là bệnh có thể chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, phụ nữ nên tầm soát ung thư vú ít nhất một lần trong đời, nhất là khi lớn tuổi. Bởi độ tuổi càng cao, nguy cơ càng lớn.
Bỏ quên sức khỏe vòng 1 - bệnh nhân đối mặt với ung thư vú Vì chủ quan, bỏ quên sức khỏe vòng 1, dẫn đến số lượng nữ giới mắc bệnh ung thư vú ngày càng tăng và ở tình trạng nặng. Hình minh họa. Bệnh viện Đa khoa Medlatec vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân N.T.D. 60 tuổi, tại Hà Nội phát hiện ung thư vú. Là một người khá quan tâm đến sức khỏe,...