Một người bị bệnh, sao phải điều trị cả hai?
Tôi năm nay 46 tuổi, thỉnh thoảng lại bị viêm âm đạo với biểu hiện ngứa và đau khi quan hệ… Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi thuốc chữa và vì sao người ta khuyên phải chữa cả 2 vợ chồng?
Tôi năm nay 46 tuổi, thỉnh thoảng lại bị viêm âm đạo với biểu hiện ngứa và đau khi quan hệ… Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi thuốc chữa và vì sao người ta khuyên phải chữa cả 2 vợ chồng?
Nguyễn Thị Lan (Bắc Ninh)
Để điều trị viêm âm đạo, bác sĩ sẽ khám và làm xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh và mức độ nặng nhẹ. Tùy theo nguyên nhân và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc điều trị đặc hiệu.
Đối với viêm âm đạo nguyên nhân do các loại vi khuẩn yếm khí và kị khí: có thể uống metronidazol hoặc clindamycin, có thể dùng thêm thuốc đặt âm đạo clindamycin. Ngoài ra, cần vệ sinh tại chỗ bằng povidon iodin 10%.
Viêm âm đạo do nấm cần phải điều trị sớm và tuân thủ nguyên tắc chỉ định để điều trị triệt để và không tái phát, kết hợp với điều trị cho bạn tình để tránh lây nhiễm tiếp và tái phát. Thuốc điều trị thường dùng là nystatin clotrimazol đặt âm đạo. Uống thuốc chống nấm fluconazol, itraconazol. Bôi thuốc clotrimazol vùng âm hộ. Vệ sinh tại chỗ bằng cách pha natri hydrocarbonat để rửa âm hộ.
Viêm âm đạo do Trichomonas: Có thể uống metronidazol hoặc secnidazol hoặc tinidazol liều duy nhất hoặc metronidazol uống trong 7 ngày.
Để bệnh không tái phát đòi hỏi bạn phải tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa sản. Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng thêm một số cách như sau:
Video đang HOT
Rửa âm hộ nhiều lần trong ngày bằng nước sạch hoặc nước pha thuốc sát trùng theo chỉ định của bác sĩ. Quần slip phải được giặt sạch, ngâm nước sôi để diệt hết nấm bệnh.
Cần điều trị cho cả chồng vì các nguyên nhân gây viêm âm đạo có thể sinh sống tại đường sinh dục của người chồng và sẽ gây tái nhiễm cho người vợ khi đã được điều trị khỏi.
Trong thời gian đặt thuốc, không nên có quan hệ vợ chồng. Nếu có quan hệ thì nên sử dụng “ba con sâu”.
Thay đổi chế độ ăn và bổ sung thêm các vitamin chống ôxy hóa, bao gồm vitamin A, C, E và các vitamin nhóm B, vitamin D. Tránh dùng các chất kích thích hoặc các thực phẩm có chứa nhiều chất béo.
Nên mặc quần chip rộng rãi, bằng vải cotton để âm hộ âm đạo được khô ráo giúp phòng tránh viêm âm đạo.
BS. Nguyễn Mai Hương
Theo suckhoedoisong.vn
Con gái 6 tuổi mắc bệnh phụ khoa, cảnh báo cha mẹ đừng cho trẻ ăn mặc kiểu tai hại
Những chiếc quần ôm bó sát cơ thể hiện nay được rất nhiều mẹ chưng dụng để diện cho con gái mình.Tuy nhiên, hậu quả của việc trẻ mặc quần chật cũng rất nguy hiểm, trường hợp đứa con gái 6 tuổi ở Trung Quốc bị nhiễm bệnh phụ khoa là một minh chứng.
Con gái là người bạn thân thiết của mẹ, rất nhiều mẹ đều hi vọng con gái mình đẹp như nàng công chúa. Trong nhận thức của nhiều bà mẹ cho rằng, bản thân mình không cần làm đẹp cũng được, nhưng con gái nhất định phải ăn mặc thật đẹp. Tuy nhiên làm đẹp quá mức, thường rất dễ gây tổn hại đến đứa trẻ.
Con gái của cô Điềm (Vũ Hán, Trung Quốc) năm nay 6 tuổi, cô Điềm là một người mẹ rất thời trang, bình thường cô cũng vô cùng thích làm đẹp cho con gái của mình. Cô Điềm thường lên mạng để mua cho con gái nhiều loại váy công chúa và quần tất bó sát cơ thể, cô bé mỗi ngày đến trường mặc một bộ khác nhau, có khi còn trang điểm nhẹ và làm tóc cho con gái.
Sau kiểm tra bác sĩ phát hiện con gái của cô Điềm mắc bệnh phụ khoa
Cách đây một thời gian ngắn, cô Điềm phát hiện con gái mình luôn cọ sát 2 chân, cô cho rằng con gái mình bắt đầu phát triển sớm. Sau đó cô phát hiện quần chip của con gái thường ngày không được sạch sẽ. Vì lo lắng con gái có thể mắc bệnh, cô Điềm đã đưa con đến bệnh viện kiểm tra, kết quả con gái của cô Điềm bị mắc bệnh phụ khoa, cô Điềm vô cùng sốc.
Tại sao đứa trẻ mới 6 tuổi đã mắc bệnh phụ khoa, bác sĩ nhìn cách ăn mặc của con gái cô Điềm, cho rằng rất có thể là quần của đứa trẻ mặc quá chật, và chất liệu vải không thoáng khí. Cô Điềm lúc này mới nhớ lại, đã nhiều lần đứa trẻ nói mặc quần thấy không thoải mái, nhưng cô cho rằng đứa trẻ không nghe lời nên mới nói như vậy. Lúc này, cô Điềm lập tức bật khóc vì hối hận.
Cô Điềm bật khóc vì cho rằng nguyên nhân gây nên bệnh của con gái đều là do cô
Bác sĩ cho biết triệu chứng thường gặp nhất của bệnh phụ khoa ở con gái là ra nhiều khí hư, huyết trắng, dịch mủ bất thường. Nếu với trẻ bình thường, khí hư sẽ có màu trắng mờ đục, hoặc trắng trong, thì với trẻ bị bệnh, khí hư có màu vàng (khác với màu vàng của nước tiểu), thậm chí là màu xanh. Ngoài ra, trẻ thường có biểu hiện ngứa, đau, rát, vùng kín đỏ tấy, thỉnh thoảng trẻ rùng mình.
Khi mặc những bộ quần áo chật, nhất là đồ chip chật, vùng kín sẽ bị bít lại. Môi trường yếm khí sẽ khiến cho các vi khuẩn, nấm sinh sôi và gây bệnh tại "vùng kín". Nó dẫn đến rất nhiều căn bệnh phụ khoa như nấm âm đạo, viêm nhiễm vùng kín,...
Phòng ngừa bệnh phụ khoa ở đứa con gái
Khi trẻ có dấu hiệu khó chịu ở vùng kín, mẹ cần phải đặc biệt chú ý
- Tránh mặc quần chật, lựa chọn cho trẻ loại quần với chất liệu vải thông thoáng, đặc biệt là cũng nên lựa chọn nhãn hàng sản xuất có uy tín. Thay quần chip hằng ngày cho trẻ, dùng nước sạch để rửa vùng kín. Bởi cơ quan sinh dục của trẻ rất nhạy cảm, không nên dùng xà phòng hay các dung dịch tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín ở trẻ.
- Sau khi vệ sinh xong cần lau khô bằng khăn sạch, nhớ phải lau từ trước ra sau (hậu môn là cuối cùng). Luôn giữ cho bộ phận sinh dục ngoài khô, sạch.
Không nên cho con gái mặc quần quá chật, tránh gây bệnh phụ khoa
- Với đồ slip của trẻ tốt nhất nên ngâm khoảng 30 phút rồi vò sạch bằng tay. Cũng không cần cho vào máy sấy khô, hãy phơi đồ slip nơi có ánh sáng mặt trời nhiều nhất cũng là cách diệt khuẩn hữu hiệu để phòng tránh bệnh phụ khoa ở con gái.
Theo eva.vn
Nấm Candida sinh dục Xin quý báo cho tôi biết những thông tin về bệnh nhiễm nấm Candida sinh dục? Khi nào cần phải đi khám? Làm thế nào để xác định đúng bệnh và điều trị đúng cách? Xin quý báo cho tôi biết những thông tin về bệnh nhiễm nấm Candida sinh dục? Khi nào cần phải đi khám? Làm thế nào để xác định...