Một ngôn ngữ có cách viết độc lạ kiểu “rồng bay phượng múa”: Độ khó ngang ngửa tiếng Việt, ai thích đu idol phải học
Đó là ngôn ngữ gì?
Thái Lan – hay còn được biết đến với tên gọi “ xứ sở Chùa Vàng”, là điểm đến du lịch hấp dẫn mà bất cứ ai cũng muốn được bước chân đến một lần để chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên và thử nghiệm các món ăn với hương vị “bùng nổ”.
Không chỉ có du lịch, nước này còn nổi tiếng bởi ngành công nghiệp giải trí đặc sắc với nhiều bộ phim và gameshow hấp dẫn. Sự ảnh hưởng văn hóa từ Thái Lan đã phổ biến ở Việt Nam, với nhiều tên tuổi nghệ sĩ được giới trẻ Việt Nam vô cùng yêu thích như Mile Phakphum, Nattawin, Bright, Win, Billkin, PP Kritt… Điều này càng khích lệ nhiều người học tiếng Thái hơn.
Thái Lan – hay còn được biết đến với tên gọi “xứ sở Chùa Vàng”, là điểm đến du lịch hấp dẫn mà bất cứ ai cũng muốn được bước chân đến một lần.
Học gì, ở đâu?
Hiện nay, có rất ít nơi đào tạo chuyên hẳn về ngành Ngôn ngữ Thái Lan và trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng nằm trong số ít đó. Tuy nhiên, các trường như: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM… dù không có chuyên ngành Ngôn ngữ Thái Lan, nhưng vẫn có chuyên ngành Thái Lan học – thuộc khoa Đông phương học. Ngoài ra, ở trường Đại học Hà Nội cũng đào tạo tiếng Thái như ngôn ngữ 2.
Thông qua chương trình học, sinh viên có thể nắm được các kiến thức cơ bản, hệ thống, hiện đại và cập nhật về đất nước Thái Lan bao gồm những vấn đề như lịch sử, lịch sử, văn hóa, kinh tế, quan hệ quốc tế và những vấn đề liên quan trực tiếp đến Thái Lan, mối quan hệ Thái – Việt. Ngoài ra, họ có thể nắm vững các kiến thức cơ sở và nâng cao về tiếng Thái và các phương pháp ngiên cứu khu vực học.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM.
Khi theo học chuyên ngành này, các bạn sẽ phải ngiên cứu sâu các môn như: Nhập môn ngiên cứu Thái Lan, Lịch sử Thái Lan, Văn hóa Thái Lan, Tiếng Thái nâng cao, Tiếng Thái chuyên ngành (Văn hóa – Xã hội 1), Tiếng Thái chuyên ngành (Kinh tế), Tiếng Thái chuyên ngành (Chính trị), Ngôn ngữ và tộc người Thái ở Đông Nam Á…
Ngoài ra, nếu bạn đang yêu thích về đất nước Thái, có mong muốn tìm hiểu, học tập, làm việc và định cư tại đây thì việc học thi chứng chỉ tiếng Thái là điều không thể bỏ qua. Hiện nay, ở Việt Nam có hai loại chứng chỉ tiếng Thái đang được sử dụng phổ biến là chứng chỉ du lịch tiếng Thái và chứng chỉ tiếng Thái TLCT (Thai Language Competency Test).
Video đang HOT
Nếu “TLCT” được sử dụng khi bạn muốn bổ sung vào hồ sơ du học hoặc đi xin việc tại các công ty của Thái tại Việt Nam hoặc bất kỳ quốc gia nào, thì “chứng chỉ du lịch tiếng Thái” là một chứng chỉ được nhiều sinh viên ngành du lịch và lữ hành hay những người không sử dụng tiếng Thái làm ngôn ngữ chính cũng có thể học và thi để trở thành một hướng dẫn viên du lịch tại xứ sở Chùa Vàng.
Tiếng Thái có khó học không?
Học một ngôn ngữ mới luôn là một hành trình thú vị nhưng không ít thách thức, và tiếng Thái cũng không nằm ngoại lệ. Việc học tiếng Thái có khó hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn, khả năng học ngôn ngữ của bản thân và môi trường học tập.
Tiếng Thái có hệ thống phát âm riêng biệt với 5 dấu thanh điệu, điều này có thể làm người mới học cảm thấy bối rối. Việc phân biệt và sử dụng chính xác các dấu thanh điệu là rất quan trọng vì chúng có thể thay đổi nghĩa của từ. Tuy nhiên, với sự tập trung và luyện tập không ngừng, việc nhận diện và phát âm chính xác sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Bảng chữ cái của tiếng Thái cũng là một thử thách với 44 phụ âm và 15 nguyên âm cơ bản, cùng với các biến thể nguyên âm. Điều này yêu cầu người học phải dành thời gian để nhớ và luyện tập viết. Khi đã quen thuộc với bảng chữ cái, bạn sẽ phát hiện ra rằng việc đọc và viết tiếng Thái không còn là vấn đề quá khó khăn.
Ngoài ra, ngữ pháp tiếng Thái có những khía cạnh đơn giản hơn so với nhiều ngôn ngữ phương Tây. Tiếng Thái không biến đổi theo số nhiều, giới tính và không có chia động từ theo người hoặc thời gian, điều này giúp giảm bớt gánh nặng ngữ pháp cho người học.
Công nghệ và tài nguyên học tập hiện đại cũng hỗ trợ đắc lực trong việc học tiếng Thái. Có nhiều ứng dụng, khóa học trực tuyến, và tài liệu học tập miễn phí có sẵn trên Internet giúp việc học tiếng Thái trở nên linh hoạt và tiện lợi. Việc tiếp xúc thường xuyên với ngôn ngữ thông qua phim ảnh, âm nhạc và sách giáo khoa sẽ cải thiện đáng kể khả năng nghe và nói của bạn.
Tiếng Thái vô cùng thú vị.
Quan trọng nhất, động lực và thái độ tích cực trong việc học sẽ quyết định mức độ khó khăn của quá trình học tiếng Thái. Nếu bạn có niềm đam mê với ngôn ngữ và văn hóa Thái, bạn sẽ thấy quá trình học tập trở nên dễ dàng và thú vị hơn. Sự kiên trì, luyện tập hàng ngày và tìm kiếm cơ hội để thực hành sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh chóng.
Do đó, mặc dù có những khó khăn nhất định, nhưng việc học tiếng Thái hoàn toàn có thể chinh phục được thông qua việc học có phương pháp, sự kiên nhẫn và thực hành thường xuyên. Với những hỗ trợ đúng đắn và nỗ lực không ngừng, bất cứ ai cũng có thể trở nên thành thạo tiếng Thái.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận làm việc tại các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp có sử dụng tiếng Thái các cơ quan ngiên cứu ngôn ngữ, các cơ quan, tổ chức phục vụ đối ngoại… Mức lương của bạn phụ huynh vào độ “thuần thục” ngôn ngữ của bạn.
Học viện Dịch vụ Ngoại giao (FSI) – nơi dạy ngôn ngữ cho các nhà ngoại giao Hoa Kỳ, đã thực hiện một ngiên cứu gồm 70 ngôn ngữ khác nhau trên khắp thế giới để đánh giá độ khó của các ngôn ngữ mang tên “CIA Factbook”. Các hạng mục học ngôn ngữ của FSI được đánh giá dựa trên thang độ giống như các cơn bão (từ 1 đến 4) – số càng cao thì ngôn ngữ đó lại càng khó học.
Tương đồng với tiếng Việt và 50 ngôn ngữ khác, tiếng Thái được xếp vào loại 3 với độ khó nằm ở mức vừa phải, có nghĩa là người học mất khoảng 44 tuần (tương đương 1.100 giờ) để có thể sử dụng được. Trong khi đó, tiếng Ả Rập, tiếng Trung Quốc (tiếng Quảng Đông và tiếng Quan Thoại), tiếng Nhật và tiếng Hàn là những ngôn ngữ khó nhất thế giới khi phải dành ra ít nhất 88 tuần (tương đương 2.200 giờ) mới có thể thành thạo.
Xôn xao chuyện phụ huynh TP.HCM đóng học phí gần 140 triệu đồng/năm, sau 3 năm con "không biết gì"
Chia sẻ của phụ huynh này thu hút sự chú ý.
Sau 3 năm cho con theo học ở một trường mầm non song ngữ, bà mẹ ở TP. Thủ Đức, TP.HCM "tá hỏa" vì nhận ra con chưa biết một chữ gì, cả tiếng Việt và tiếng Anh. Chị cho biết đã phản hồi nhiều nhưng nhà trường lơ là.
Với mức học phí khá cao, lên đến 139 triệu đồng mỗi năm (sau khi được trừ ưu đãi 5%), bà mẹ này chia sẻ, chị cảm thấy hối hận và mong muốn "sửa sai" bằng cách tìm cho con 1 trường tốt hơn. Mục tiêu của chị là giúp con biết đọc biết viết để kịp năm sau vào lớp 1. Hiện con chị 5 tuổi.
Câu chuyện của chị nhận về nhiều tranh luận.
Mức học phí khá cao, lên đến 139 triệu đồng mỗi năm (sau khi được trừ ưu đãi 5%).
Một số phụ huynh cũng tỏ ra bất ngờ bởi con mình học trường có chi phí thấp nhưng đến lớp Lá đã biết viết chữ, viết số. Có bé mới lớp nhà trẻ đã làm quen với Toán, chữ cái, khoa học đời sống. Với một bé học trường song ngữ đã 3 năm, hoàn toàn không có kiến thức gì về chữ viết, không biết tiếng Anh cơ bản rõ ràng là có vấn đề.
Những người này gợi ý, bà mẹ này nên tìm lớp tiền tiểu học cho con học thêm ngoài giờ hoặc cuối tuần. Chỉ còn không lâu nữa đã ra trường, nếu giai đoạn này đổi môi trường học có thể khiến con ảnh hưởng tâm lý.
Tuy nhiên, cũng có không ít bố mẹ có con theo học tại chính ngôi trường này cho rằng, con mình cũng học tại đây, lớp bình thường không phải song ngữ, tuy nhiên con đã được học viết hàng ngày. Con cũng nhận biết được mặt chữ Anh - Việt. Những người này cho biết, ở trường, lớp bình thường ngày nào cũng có 45 phút học tiếng Anh, còn lớp song ngữ thời gian học và giao tiếp tiếng Anh còn dài hơn.
Hơn nữa, phụ huynh để con học 3 năm mới phát hiện ra là quá muộn. Thông thường khi con đi học về, cha mẹ phải hỏi han xem con có những hoạt động gì ở lớp, con tiến bộ ra sao, các kỹ năng có cải thiện.
Một số đặt câu hỏi, bà mẹ nên xem lại nguyên nhân có phải xuất phát từ khả năng tiếp thu của con mình không? Có trẻ cô giáo nói là nhớ liền, có trẻ thì tới nghỉ hè lớp Lá mới tiếp thu được. Điều này hoàn toàn bình thường vì sự tiếp nhận của mỗi đứa trẻ sẽ khác nhau. Hơn nữa, con của bà mẹ này mới học đầu năm lớp Lá, tức là vẫn còn nhiều tháng nữa mới kết thúc việc học ở trường mầm non, việc học chữ lúc này vẫn khá sớm.
Ảnh minh hoạ
Phản hồi những thắc mắc này, người mẹ cho biết, mình mới cho con học thêm ra ngoài 1 tháng, và kiến thức của cô giáo dạy bé nắm được hoàn toàn. Mới 1 tháng đã ghép chữ được. Cô giáo hàng tuần báo bài cũng khen bé nhớ tiếng Anh rất tốt.
Giải thích nguyên nhân vì sao đến năm thứ 3 mới phát hiện ra vấn đề, phụ huynh này cho rằng: 2 năm đầu mình muốn con phát triển bình thường, năm cuối mới theo sát. "Lần đầu cứ nghĩ do con mình học kém không nhớ, sau đó trao đổi, nhà trường bảo đóng thêm tiền học thêm buổi tối nhưng học 1 tháng về cũng không biết gì. Phụ huynh quyết định tự cho ra ngoài học 1 tháng thì Toán, tiếng Việt bé đã học được chữ ghép, viết rất nhanh, tiếng Anh cũng nhớ kĩ", người này nói.
Luồng ý kiến khác nhận định, trường tư sẽ thiên về phát triển kĩ năng, tư duy. Các cô sẽ cho con làm quen chữ cái, chữ số chứ không học như ở lớp 1. Muốn con đọc vanh vách thì cho đi học thêm lớp tiền tiểu học.
Trẻ mầm non không phải được dạy chữ mà là làm quen chữ
Trên thực tế, Bộ GD-ĐT không chỉ đạo việc trường mầm non vẫn dạy chữ cho trẻ trước khi vào lớp 1. Bộ nghiêm cấm các trường không tổ chức dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ. Đối với những trường hợp các trường bắt học sinh đọc trước khi vào lớp 1 là sai quy chế.
Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, dạy và học trước chương trình lớp 1 là phản khoa học, gây khó khăn trong việc tổ chức dạy học lớp 1. Dạy trước chương trình khiến trẻ chủ quan, giảm hứng học tập khi vào học lớp 1, ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển tâm - sinh lý của trẻ, nhất là khi người dạy có phương pháp sư phạm không tốt.
Việc cho trẻ làm quen chữ trong độ tuổi mầm non khác với học chữ ở tiểu học, việc này sẽ thông qua các trò chơi, tập trung vào 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết. Trong môi trường vui chơi, học tập, trẻ sẽ làm quen được chữ.
Theo chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi (cuối năm lớp lá), trẻ nhận dạng được 29 chữ cái trong bảng chữ cái, biết được mối liên hệ giữa chữ viết và lời nói, biết viết chữ viết theo thứ tự trái qua phải, bắt chước hành vi viết và sao chép chữ cái. Chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi không phải là đọc thông viết thạo. Việc tập viết chữ nên để các cô giáo tiểu học dạy trẻ một cách bài bản, đúng ngay từ đầu, việc của cô giáo mầm non là cho trẻ làm quen.
Xuất hiện quả chuối khổng lồ nặng hơn 1kg, cả cây chỉ cho một quả nhưng cả nhà ăn không thể hết Với kích thước siêu to khổng lồ, nhiều người cảm thán rằng chỉ cần ăn một quả chuối này là no cả ngày. Gần đây, mạng xã hội tràn ngập những hình ảnh và câu chuyện về các loại trái cây độc lạ, thu hút sự tò mò của người xem bởi kích thước, hình dáng hay hương vị độc lạ. Điển hình...