Một ngày “sống chậm” với phố cổ nơi địa đầu Tổ quốc
Giữa chót vót những núi đá tai mèo dựng đứng, một khu phố với niên đại hàng trăm năm tuổi còn nguyên kiến trúc xưa, không cơi nới, không sửa sang.
Người tìm đến đây ngày một đông nhưng phần lớn họ không cố chen chân ở lại như với phố cổ Hà thành. Có lẽ bởi thế, khu phố cổ Đồng Văn thuộc huyện Đồng Văn, Hà Giang không bị thương mại hóa. Người người đến đây đều có thể trải nghiệm cảm giác được sống chậm lại để biết yêu thương nhiều hơn khi trở về.
Thâu đêm với cà phê phố cổ
Tôi không thể nhớ nổi trên hành trình chừng 150km từ trung tâm TP. Hà Giang vào đến thị trấn Đồng Văn có bao nhiêu khúc quanh tay áo, dốc cheo leo lên, thăm thẳm xuống, bao nhiêu cái vách dựng đứng của núi đá và hun hút của vực sâu. Chỉ có thể khẳng định một điều rằng: Con đường ấy sẽ là rất đủ để hài lòng những tay “phượt thủ” (những người chuyên đi du lịch bằng xe máy, ham thích chinh phục những cung đường nguy hiểm – PV) khó tính nhất trong giới “phượt” ở Việt Nam.
Một góc của ngôi nhà cổ trên 300 năm tuổi của gia đình bà Tân.
Khi chúng tôi vừa chạm chân đến đầu thị trấn thì cũng là lúc mặt trời chuẩn bị trò chơi trốn tìm sau đỉnh núi. Ánh nắng nhạt, kéo ngang lưng lửng trên nền trời trong veo khiến phố núi trở nên mơ mộng mà khoáng đạt lạ. Khoảng từ 4h chiều, du khách dù đi đâu cũng sẽ tìm về thị trấn. Bởi ở nơi con người ta “sống trong đá chết vùi trong đá” như thế này thì thị trấn là nơi tập trung đông dân cư nhất, có điều kiện nhất, cũng là điểm dừng chân lý tưởng để chọn cho mình một chỗ nghỉ tương đối không xoàng. Một lý do khác để thị trấn Đồng Văn luôn trong tình trạng cạn phòng nghỉ vì ở đây có khu phố cổ, nơi mang đến nhiều cảm giác mới lạ cho du khách phương xa. Vào những ngày nghỉ lễ, nếu khách du lịch không có kinh nghiệm, không đặt phòng trước thì khả năng không có chỗ ngủ là chuyện bình thường.
Tôi cùng bạn đồng hành được coi là may mắn sau khi dạo một vòng quanh khu thị trấn, tất cả các nhà nghỉ khách sạn đều treo biển hết phòng thì lại gặp ngay người quen. Anh Hoàng Tân, cán bộ trẻ, hiện làm việc ở phòng văn hóa huyện hứa một lời chắc như đinh đóng cột: “Các em cứ yên tâm, anh sẽ bố trí phòng cho các em ở nhà người quen ngay khu phố cổ để cảm nhận cuộc sống của con người nơi đây”. Hứa là làm, anh dẫn chúng tôi đến một ngôi nhà, đối diện quán cà phê phố cổ của thị trấn. Một bữa tối ấm cúng và nhiều thú vị bên những người bạn mới. Ăn uống vui vẻ xong xuôi, chúng tôi từ chối lời mời đi hát hò vì muốn được đắm mình trong không gian cà phê phố về đêm. Chọn một góc quán gần cửa sổ, chúng tôi gọi mỗi người một ly nâu nóng và cảm nhận.
Video đang HOT
Có lẽ đó là quán cà phê duy nhất ở phố cổ phục vụ khách cả đêm. Quán cà phê mang tên “Cà phê phố cổ”, nằm ở ngay đầu đường vào khu nhà cổ với kiến trúc nhà sàn hai tầng, lợp mái và được bài trí hết sức khoa học. Cà phê phố cổ cũng là địa chỉ mà người ta có thể thức trọn vẹn một đêm vùng cao và cảm nhận những chuyển động tinh tế nhất của đất trời. Những người đi theo nhóm sẽ tổ chức hát hò, một số hoạt động vui chơi. Những người đi riêng lẻ thì thường chọn cho mình một góc nhỏ để tự mình nhấm nháp vị đêm. Đây cũng là địa chỉ lý tưởng cho những người lỡ đến muộn mà không còn chỗ nghỉ.
Toàn cảnh khu phố cổ Đồng Văn.
Văn hóa giao thoa trong mỗi nếp nhà
Đến khoảng 1h sáng hôm sau, chúng tôi về lại nhà người quen nghỉ ngơi để giữ sức cho một chặng đường dài sắp tới. Quán cà phê vẫn đông đúc một cách lạ thường nhưng chỉ còn những âm thanh nhỏ nhẹ mà dường như ai cũng muốn nín thở để lắng nghe những điều đặc biệt từ đêm phố cổ. Buổi sáng sớm hôm sau, thị trấn Đồng Văn lất phất mưa phùn. Mưa, sương dày bao phủ, chúng tôi không thể quan sát toàn bộ con đường hình cánh cung dài gần một cây số, nơi tập trung dãy nhà cổ độc đáo. Nhờ vậy, chúng tôi được dịp táp vào một ngôi nhà cổ xin trú mưa và biết thêm khá nhiều câu chuyện thú vị.
Phố cổ Đồng Văn là niềm tự hào của những người dân nơi đây. Bởi những nét cổ kính còn nguyên vẹn trong kiến trúc chưa hề bị tác động của bàn tay con người. Tuy tuổi đời không bằng phố cổ Hà Nội hay phố cổ Hội An nhưng sức hấp dẫn của phố cổ Đồng Văn thì không kém hai khu phố kia là mấy. Theo lời giới thiệu của anh Tân, khu phố cổ hiện nay còn khoảng gần hơn 40 nóc nhà. Ngôi nhà cổ nhất ở đây có tuổi đời chừng 300 năm tuổi thuộc quyền sở hữu của bà Hoàng Thị Tân (70 tuổi). Bà chia sẻ: “Tôi cũng không nhớ rõ ngôi nhà của tôi đã có từ bao giờ nhưng cả năm đời nhà tôi các cụ đều sống và chết ở tại ngôi nhà này. Bây giờ, tường vách và gỗ đã mục đi nhiều. Có những khi mưa to gió lớn phải sang nhà khác ở nhờ. Tuy nhiên, vì là nhà của cha ông để lại nên tôi cũng muốn được gắn bó trọn cuộc đời mình với nó”.
Rẽ vào ngôi nhà khác ở ngay trung tâm khu phố cổ, khi mưa vẫn không ngừng rơi, chúng tôi đã được nghe câu chuyện khá thú vị. Nhà cổ ở đây không chỉ thuần túy có giá trị về mặt kiến trúc, được lưu giữ qua nhiều đời mà mỗi nếp nhà cổ đều có sự giao thoa văn hóa một cách độc đáo giữa các dân tộc. Điển hình là gia đình nhà cụ ông Phạm Văn Dục, năm nay cụ đã bước sang tuổi 84. Cụ Dục vốn có gốc tổ tiên ở Nam Định. Ông nội của cụ rời quê lên Đồng Văn và kết duyên với một người phụ nữ gốc Hoa. Sau này, bố của cụ lại lấy vợ là người Thái ở Lai Châu lên, sinh ra cụ. Cụ cũng theo gương cha chọn người con gái Thái đảm đang làm vợ, rồi đến thế hệ con gái cụ bây giờ lại có cô lấy chồng người Hoa. Cứ thế, cụ Dục khẳng định: “Mỗi nóc nhà cổ nơi đây đều có sự giao thoa về văn hóa giữa ít nhất là hai dân tộc. Điều này là một trong những điểm đặc biệt của chất cổ nơi đây”. Người Kinh, người Thái, người Hoa, người Tày, người Mông… cứ sống và giao lưu với nhau qua mỗi đời, để đến bây giờ, mỗi gia đình đều có ít nhất là hai nền văn hóa cùng hòa quyện, tạo nên sự gắn kết độc đáo. Hàng năm, có gia đình tổ chức Tết đến ba lần. Một là Tết cổ truyền người Kinh, hai là Tết theo người Hoa và Tết thứ ba là Tết của người Thái.
Theo quan sát của chúng tôi, tường nhà cổ ở đây hầu hết được trình bằng đất và có những đoạn trúc tre nằm ngang để giữ vững cho bức tường. Tường vách dày khoảng 60cm, và có chiều cao chừng 6m. Cột gỗ trong nhà cụ Dục khá chắc, không bị mối mọt. Mỗi cột gỗ đo được chu vi bằng ba gang tay và chiều dài từ 5m – 6m. Mái nhà được lợp nguyên bằng ngói âm dương bản địa theo kiểu một hàng ngửa, một hàng úp. Toàn bộ dãy nhà cổ đều có hướng ngoảnh mặt về phía Nam nên mang lại không khí ấm áp về mùa đông và mát mẻ về mùa hè.
Cà phê phố cổ là một trải nghiệm rất riêng khi đến với thị trấn Đồng Văn, Hà Giang.
“Say” với chợ phiên
Chúng tôi có thêm một may mắn khi dừng chân ở thị trấn Đồng Văn đúng hai ngày cuối tuần. Bởi thế, sau khi đi thăm khắp khu nhà cổ, chợ phiên cách đó chừng một cây số cũng là điểm hấp dẫn của thị trấn vùng cao này. Anh Tân rất nhiệt tình dẫn chúng tôi ra chợ phiên mặc dù trời càng lúc càng mưa nặng hạt. Chợ phiên Đồng Văn mỗi tuần chỉ họp một lần vào ngày chủ nhật. Người đến chợ từ 4, 5h sáng và chỉ rời khỏi chợ khi đã mỏi cái chân, ưng cái bụng. Có những người ở mãi bên kia con đèo Mã Pì Lèng cũng không quản ngại đi bộ qua gần 20km đường đèo để đến với chợ.
Người nơi đây quan niệm, chợ không chỉ là nơi giao thương hàng hóa mà còn là nơi giao lưu, chia sẻ, gặp gỡ. Vì mỗi tuần có một ngày nên chợ phiên được coi trọng. Người ta có thể sửa soạn cả ngày hôm trước, có thể đi bộ cả ngày đường chỉ để đến chợ phiên mang theo một con gà, hay là một gùi măng để bán.
Hàng quán trong chợ vô cùng phong phú. Từ những thứ hàng chín cho đến sống. Nhưng đông vui nhất là khu chợ mua bán gia súc, chủ yếu là trâu, bò và ngựa, lợn. Người cầm cương ngựa, thổi sáo hát những bài ca đặc sắc của dân tộc mình. Có khi sau mỗi buổi chợ trở về, con trâu con ngựa vẫn là của mình, không bán. Nhưng có mặt ở buổi chợ và được nhìn thấy mọi người cùng giao lưu chia sẻ họ đã cảm thấy hạnh phúc rồi. Cái hạnh phúc ấy lấn lướt cả sang suy nghĩ của những người khách phương xa đến như chúng tôi. Một nụ cười thân thiện của người bản và những bước chân tấp nập từ khắp mọi nẻo đường dồn về chợ phiên ngày chủ nhật là những kỷ niệm đẹp trong chúng tôi khi trở về…!
Xây dựng kế hoạch bảo tồn
Anh Hoàng Tân cho biết: “Phố cổ Đồng Văn là một trong những điểm đến hấp dẫn của Hà Giang, vì nó còn nguyên vẻ cổ kính thâm trầm của những nếp nhà cổ. Tuy nhiên, chúng tôi cũng đang có những kế hoạch để bảo tồn và gìn giữ vì không phải ngôi nhà nào cũng đảm bảo để người dân sống an toàn. Dù sao, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức lưu giữ lại những gì là cổ nhất để du khách thập phương được có những trải nghiệm mới lạ khi đến đây”.
Theo vietbao
Hà Nội: Phát hiện xác chết nổi trên mặt hồ Tây
Theo một người phụ nữ nhận là chị gái nạn nhân, tối 8/3, nạn nhân đi chơi và không thấy về nhà nữa.
Khoảng 10h sáng nay, 11/3, các công nhân vệ sinh môi trường đi thuyền để vớt rác thải trên mặt hồ Tây đã phát hiện xác một người đàn ông nổi trên mặt đước, cách bờ (đường Quảng An, phường Quảng An, quận Tây Hồ) khoảng 100m.
Xác nạn nhân được đưa lên bờ, phục vụ công tác khám nghiệm.
Nhận tin báo, Công an phường Quảng An đã có mặt tại hiện trường, phối hợp với các cơ quan chức năng trục vớt xác người đàn ông xấu số này lên bờ.
Theo cơ quan chức năng, nạn nhân được xác định tên là Ngô Thanh Hà (1978, quê Thái Bình; tạm trú tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội), hiện đang công tác tại một ngân hàng.
Theo một người phụ nữ nhận là chị gái nạn nhân, tối ngày 8/3, anh Hà đi chơi và không thấy về nhà.
Đến 14h cùng ngày 11/3, cơ quan chức năng đã tiến hành khám nghiệm tử thi và bàn giao cho gia đình đưa về địa phương an táng theo phong tục.
Theo Dantri
Thú chơi quen mà lạ trên hè phố Hà Nội Tiếng véo von, ríu rít vang từ phố này, nối sang phố khác. Những âm thanh ấy nhẹ nhàng xua tan nhịp sống tất bật đang hối hả quanh mình. Mỗi bước chân trên hè phố cổ Hà Nội, ta lại bắt gặp những lồng chim treo móc dưới gốc cây hay bên hiên cửa. Hình ảnh ấy, không gian ấy đã phần...